Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9
2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 9
2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................... 9
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 9
3.1.Phạm vi lãnh thổ .................................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nội dung ................................................................................................ 10
4. Những điểm mới của luận án ....................................................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 10
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 10
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 10
6. Luận điểm bảo vệ........................................................................................................... 11
7. Cơ sở tài liệu................................................................................................................... 11
8. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ..................................................... 13
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ................. 13
1.1.2. Tổng quan về phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong sử dụng hợp lý lãnh thổ
lưu vực sông ........................................................................................................................ 24
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu ởBình Định và lưu vực sông Lại Giang........................ 30
1.2. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ
định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang...................................... 35
1.2.1. Các quan niệm và khái niệm............................................................................. 35
1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử
dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang..................................................................... 39
1.3. Quan điểm, hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 46
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu...................................................................................... 46
1.3.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 48
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 55
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan ............................................................................ 57
2.1.1. Ví trí địa lý........................................................................................................ 57
2.1.2. Địa chất ............................................................................................................ 58
2.1.3. Địa mạo ............................................................................................................ 61
2.1.4. Khí hậu.............................................................................................................. 65
2.1.5. Thủy văn ........................................................................................................... 73
2.1.6. Thổ nhưỡng....................................................................................................... 75
2.1.7. Lớp phủ thực vật .............................................................................................. 79
2.1.8. Hoạt động của con người .............................................................................. 82
2.1.9. Tai biến thiên nhiên .......................................................................................... 87
2.2. Phân tích cấu trúc cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang ..................................................90
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan ..................................................................................90
2.2.2. Phân tích đặc điểm, chức năng các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Lại Giang....... 92
2.2.3. Phân tích động lực và biến đổi cảnh quan ...................................................... 102
2.2.4.Sự phân hóa cảnh quan và lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang ............. 104
2.3.Phân vùng cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang........................................................ 108
2.3.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng .......................................................... 108
2.3.2. Chỉ tiêu phân vùng cảnh quan ......................................................................... 110
2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang ............. 112
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 114
Chƣơng 3:ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ PHÂN TÍCH LƢU VỰC PHỤC VỤ ỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
3.1. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lƣu vực sông Lại Giang................................................... 116
3.1.1. Phân tích xói mòn tiềm năng đất ở lưu vực sông Lại Giang ........................... 116
3.1.2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Lại Giang .................................. 122
3.2. Đánh giá cảnh quan phụcvụ định hƣớng sử dụng hợp lýlãnh thổ lƣu vực sông
LạiGiang............................................................................................................................ 127
3.2.1. Đánh giá cảnh quan về khả năng sử dụng đất phục vụ định hướng phátriển
nông, lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang ......................................................................... 127
3.2.2. Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ thích hợp các loại cây trồng
phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang.............................. 132
3.2.3 Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bố, sử dụng............ 140
3.3. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp
ở lƣu vực sông Lại Giang ................................................................................................. 143
3.3.1. Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo chức năng của các loại cảnh quan......... 143
3.3.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông lâm
nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan ........................................................................................ 154
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................. 165
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 168
1. Kết luận................................................................................................................. 168
2. Kiến nghị............................................................................................................... 169
Danh mục các công trình khoa học................................................................................. 170
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 171
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ trên cơ sở quản lý lưu vực sông (LVS) là một
hướng tiếp cận, được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ nửa cuối thế kỷ XX và
phát triển mạnh trong vài thập niên gần đây. Đến nay, hàng trăm tổ chức quốc tế được
thành lập, phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên(TNTN) trên các LVS,
nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội nhưng không tổn hại đến tính bền
vững của hệ thống môi trường, duy trì các điều kiện sống lâu bền cho con người. Việc
SDHL một lãnh thổ còn đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về cảnh quan thiên
nhiên khu vực, nhằm xác định cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa cảnh quan (CQ)
với bảo vệ, sử dụng và tái tạo TNTN. Do vậy, nghiên cứu cảnh quan LVS phục vụ
quản lý, khai thác, SDHL các nguồn TNTN ngày càng được chú trọng và được xem là
công cụ đắc lực để nâng cao hiệu quả sử dụng, điều phối và giải quyết các mâu thuẫn
trong khai thác tài nguyên giữa các vùng, các khu vực thượng, trung, hạ lưu của LVS
cũng như với các vùng lãnh thổ khác.
Lại Giang là LVS lớn thứ hai của tỉnh Bình Định - một tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ, Việt Nam. Diện tích toàn lưu vực khoảng 1683,27 km2 (bao gồm 3 huyện
phía Bắc Bình Định và một phần xã Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi,
dân số năm 2010 khoảng 325.748 người. Đây là nơi tập trung nhiều tiềm lực phát triển
kinh tế của tỉnh Bình Định. Hệ thống sông Lại Giang là nguồn cung cấp nước quan
trọng cho hầu hết các ngành kinh tế, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân ở
đây. Địa hình núi, đồi chiếm đến 80% diện tích toàn lưu vực, nhiều nơi có sự hạ thấp
đột ngột của địa hình tạo nên các thung lũng với các dải đất phù sa nhỏ hẹp ven sông.
Do vậy vùng thượng, trung lưu có nhiều tiềm năng phát triển các ngành nông nghiệp
như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kinh tế vườn
đồi. Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng đa dạng về hình thái, vùng hạ lưu sông
được nối với các hồ, đầm ven biển, có nhiều tiềm năng trong phát triển đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản... Tuy có tiềm năng lớn, nhưng việc phát triển kinh tế còn
nhiều hạn chế, đời sống dân cư ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ cùng kiệt đói
cao, phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) không cân đối giữa các vùng trong lưu vực.
Thời gian gần đây, điều kiện môi trường, sinh thái, CQ trên LVS Lại Giang có những
diễn biến bất lợi như lũ lụt với tần suất cao, cường độ lớn, tình trạng cạn kiệt dòng
chảy, chất lượng nguồn nước có dấu hiệu suy giảm, xói mòn, sạt lở bờ sông xảy ra trên
diện rộng, ... Điều đó đã tác động bất lợi đến sự phát triển các ngành kinh tế, gây ra
nhiều tổn thất về người, tài sản và các công trình kinh tế - kỹ thuật không chỉ trong
LVS mà còn của cả tỉnh Bình Định.
Do vậy, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử
dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang” là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
cả về mặt khoa học và thực tiễn, nhằm khai thác, SDHL tài nguyên thiên nhiên, góp
phần phát triển bền vững (PTBV) lãnh thổ.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng không gian khai thác,
SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang trong phát triển nông, lâm nghiệp trên cơ sở nghiên
cứu đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) kết hợp với phân tích LVS thông qua phân cấp
phòng hộ đầu nguồn.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan, hệ thống hóa có chọn lọc các công trình nghiên cứu liên quan. Từ
đó, xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Phân tích các yếu tố thành tạo và đặc điểm, cấu trúc CQ trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000
nhằm phản ánh quy luật phân hoá tự nhiên, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ.
- Phân cấp phòng hộ đầu nguồn (PHĐN) trên cơ sở phân cấp xói mòn tiềm năng
(XMTN) đất đai, kết hợp với phân tích và ĐGCQ.
- Từ kết quả phân cấp PHĐN vàĐGCQ, đề xuất các định hướngSDHL lãnh thổ cho
phát triển nông, lâm nghiệp theo đơn vị CQ và các tiểu vùng cảnh quan (TVCQ) ở LVS
Lại Giang.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Phạm vi lãnh thổ
Toàn bộ diện tích phần đất liền thuộc LVS Lại Giang với tổng diện tích 1683,27
km2,được xác định theo bản đồ tỷ lệ 1:50.000, gồm 3 huyện thuộc tỉnh Bình Định: huyện
Hoài Ân, huyện An Lão (trừ xã An Toàn thuộc LVS Kôn), huyện Hoài Nhơn và xã Ba
Trang, thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài luận án không nghiên cứu khu vực
biển ven bờ.
3.2. Phạm vi nội dung
-Với đặc điểm địa hình núi, đồi chiếm 80% diện tích, việc phát triển KT- XH
ởLVSLại Giang chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu,
phân tích cấu trúc, ĐGCQ kết hợp với phân tích LVStheo hướng phân cấp PHĐN và
đề xuất các định hướng khai thác, SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp
trong lưu vực.
- Trong đề xuất định hướng sử dụng không gian cho phát triển nông, lâm nghiệp của
lưu vực, luận án chỉ dừng lại ở việc đề xuất cho các loại hình sử dụng đất chính trên các
loại CQ và TVCQ, gồm: Đất rừng phòng hộ (rất xung yếu và xung yếu); đất rừng đặc
dụng; đất rừng sản xuất (lâm nghiệp sản xuất, lâm - nông kết hợp, nông – lâm nông kết
hợp); đất nông nghiệp và đất khác.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được cấu trúc, sự phân hóa không gian và thành lập được bản đồ cảnh
quan LVS Lại Giang tỷ lệ 1:50.000.
-Đã ứng dụng thành công và mang tính khoa học hướng liên kết phân tích lưu
vực (thông qua phân cấp PHĐN) với phân tích và ĐGCQ, phục vụ định hướng SDHL
lãnh thổ LVS Lại Giang.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện đặc trưng tự nhiên và sự phân hóa CQ
của lãnh thổ LVS Lại Giang, góp phần làm phong phú thêm phương pháp luậnvà
phươngpháp nghiên cứu, ĐGCQ kết hợp với phân tích lưu vực, phục vụđịnh hướng tổ
chức không gian SDHL lãnh thổ LVS.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu,đề xuất, giải pháp được trình bày trong luận án sẽ đóng
góp những luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ và hỗ trợ cho
các cấp chính quyền địa phương trong định hướng chiến lược, lập kế hoạch, quy hoạch
khai thác hợp lý TNTN gắn với bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao chất lượng đời
sốngcho người dân ở các huyện thuộc LVS Lại Giang.
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
Luận điểm 1: Sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên kết hợp với tác động của
con người đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của CQ ở LVS Lại Giang. Nằm trong phụ
hệ thống thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, LVS Lại Giang
bao gồm 1 kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa, 3 lớp CQ, 6 phụ lớp
CQ, 13 hạng CQ và 111 loại CQ, phân thành 6 TVCQ.
Luận điểm 2: Kết hợp phân tích LVS (theo hướng phân cấp PHĐN) với đánh giá
CQ là cơ sở khoa học tin cậy cho định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ trong
phát triển nông lâm nghiệp từ tổng thể đến các TVCQ ở LVS Lại Giang.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận án đã thu thập, tham khảo nhiều nguồn tư liệu, dữ liệu và thông tin khác
nhau của tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, gồm:
* Hệ thống các bản đồ, sơ đồ
- Bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:50.000 do Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Bình Định chủ trì thành lập năm 2000;
- Bản đồ địa chất, địa mạo (tờ An Lão - Tam Quan, tờ Tăng Bạt Hổ - Bồng Sơn)
tỷ lệ 1:50.000 lưu trữ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
- Bản đồ địa hình tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1/50.000;
- Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1:100000 và
1:50.000, Viện Nông hóa thổ nhưỡng Việt Nam thành lập năm 2000;
- Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 do Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh
Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi thành lập;
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi năm 2010;
- Bản đồ rừng tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/50.000, Đội Điều tra quy hoạch rừng tỉnh
Bình Định thành lập năm 2010;
- Sơ đồ phân vùng đầu nguồn LVS Lại Giang, Viện Điều tra Quy hoạch rừng
Nam Trung bộ và Tây Nguyên thành lập 1986.
* Các tƣ liệu liên quan khác
- Chuỗi số liệu khí hậu, thủy văn các trạm An Hòa, Bồng Sơn giai đoạn 1978 đến
năm 2010;
- Các báo cáo và đề án Quy hoạch tổng thể các ngành Nông -Lâm - Ngư nghiệp
tỉnh Bình Định: 1991-2000, 1995-2000, 2000-2005, 2005- 2010;
-Báo cáo và đề án quy hoạch tổng thể các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp của
tỉnh Bình Định đến năm 2020;
-Báo cáo đánh giá đất đai tỉnh Bình Định năm 1997 và Tập hồ sơ phẫu diện đất
(mô tả và phân tích 1210 phẫu diện do Hội Khoa học Đất Việt Nam thực hiện;
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 – 2020 tỉnh Bình Định;
- Số liệu thống kê, tổng kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010 của UBND tỉnh
Bình Định;
- Các số liệu về dân cư, kinh tế, xã hội qua các năm và niên giám thống kê từ năm
2005 - 2012 của các huyện thuộc LVS Lại Giang;
- Các tư liệu, số liệu nghiên cứu từ các đề tài cấp trường, cấp cơ sở mà tác giả chủ
trì. Tư liệu, số liệu từ đề tài nhà nước KC09.12/11-15 mà tác giả tham gia.
- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, các ảnh chụp của tác giả qua các đợt
khảo sát thực địa từ năm 2009 đến nay.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bàytrong155 trang với 31 bảng biểu,
33 hình ảnh về bản đồ, sơ đồ, biều đồ và được bố cục thành 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Lại Giang
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và phân tích lưu vực phục vụ định hướng không
gian phát triển nông lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang

R8tH6MZQ32NHfcs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status