Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự (Trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng) - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước sự hội nhập, phát triển sâu rộng của nền kinh tế đất nước ta với
nền kinh tế thế giới, đã mở ra cho đất nước những thời cơ, thuận lợi để phát
triển và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hướng tới mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nền kinh tế đã có
sự chuyển đổi mạnh mẽ với các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển đa dạng,
phong phú. Bên cạnh đó, sự quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tầm vĩ mô
nhằm ổn định nền kinh tế, tạo môi trường lành mạnh cho các quan hệ kinh tế
phát triển cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do mặt trái của nền kinh tế thị
trường đem lại. Tính chất vi phạm, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của
Nhà nước về kinh tế diễn biến phức tạp, với cách, thủ đoạn, tính chất
ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao, hình thành tổ chức xuyên quốc
gia…vv, đã và đang đe dọa gây mất ổn định nền kinh tế đất nước.
Pháp luật hình sự đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những
công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước ta để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm
nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng. Tuy nhiên,
hiện nay các quy định của pháp luật hình sự còn chưa được hoàn thiện, thực
tiễn áp dụng thì hiệu lực, hiệu quả và tính đồng bộ chưa cao, chưa đáp ứng
kịp thời với đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và yêu
cầu của công cuộc cải cách tư pháp.
Thành phố Đà Nẵng với vị trí vùng kinh tế trung tâm, đầu mối giao
thông trọng yếu của khu vực Miền trung và Tây nguyên đã và đang có những
sự đổi thay, phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với nền kinh tế đất nước. Tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn cũng diễn biến phức tạp,
có chiều hướng gia tăng. Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn, đây là cơ sở quan trọng để nghiên
cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ trật tự quản lý
của Nhà nước về kinh tế.
Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về
kinh tế còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặt ra vấn đề cấp thiết cần
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự để tạo hành lang pháp lý quan
trọng nhằm bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng
pháp luật hình sự (trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà
Nẵng).” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế bằng pháp luật
hình sự, theo tìm hiểu của cá nhân đã được một số tác giả nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là dưới góc độ tội phạm học hay
Luật Hình sự, chưa có công trình hay Luận văn, Luận án nào nghiên cứu
dưới góc độ của chuyên ngành Luật Kinh tế, đây cũng chính là những khó
khăn và thuận lợi của tác giả khi chọn đề tài này làm Luận văn Thạc sĩ.
Về tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận văn được sắp xếp như sau:
- Hệ thống sách, Giáo trình quản lý của Nhà nước về kinh tế; Giáo
trình, Bình luận khoa học Luật Hình sự như: “Giáo trình quản lý Nhà nước về
kinh tế” của trường Đại học Kinh tế quốc dân do GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và
PGS.TS Mai Văn Bưu chủ biên; Sách “Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam” do
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002; “Giáo trình Luật Hình
sự Việt Nam” của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Sách “Bình luận
khoa học BLHS Việt Nam năm 1999” của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp
lý, Bộ Tư pháp; “Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm”, tập VI, các
tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, của tác giả Đinh Văn Quế. Đề
cương giáo trình “Đặc điểm tội phạm học của tội phạm về trật tự quản lý kinh

962QUwE4ODewS8p
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status