Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn - pdf 26

Link tải miễn phí bài giảng
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ
1.1. Điểm dân cư đô thị
1.1.1. Khái niệm
Đô thị là một trong hai hình thức cư trú của xã hội. Mỗi nước có một quy định riêng về
điểm dân cư đô thị. Việc xác định quy mô tối thiểu phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội
của nước đó và tỷ lệ phần trăm dân phi nông nghiệp của một đô thị.
Ở nước ta, theo Quyết định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) quy định đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:
* Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
* Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (miền núi có thể thấp hơn nhưng tối thiểu
không dưới 2000 người). Quy mô dân số chỉ tính trong phạm vi nội thị.
* Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất và
dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển.
* Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị.
* Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của
từng vùng.
Đô thị là gì?
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một
tỉnh, của một huyện hay một vùng trong tỉnh, trong huyện.
- Đô thị gồm: Thành phố, thị xã, thị trấn.
- Vùng lãnh thổ đô thị:
+ Thành phố: bao gồm nội thành và ngoại thành
+ Thị xã: bao gồm nội thị và ngoại thị
+ Thị trấn: chỉ có nội thị, không có ngoại thị.
- Đơn vị hành chính:
+ Thành phố trực thuộc trung ương: khu vực nội thành được chia thành các quận, quận
chia thành các phường. Khu vực ngoại thành được chia thành các huyện và huyện được chia
thành các xã, thị trấn. Ngoài ra trong thành phố trực thuộc trung ương còn có thêm thị xã.
+ Thành phố trực thuộc tỉnh: khu vực nội thành được chia thành các phường và khu
vực ngoại thành được chia thành các xã.
+ Thị xã: khu vực nội thị được chia thành các phường và khu vực ngoại thị đuợc chia
thành các xã.
+ Thị trấn: khu vực nội thị được chia thành các khu vực hay khu phố tùy theo cách
gọi của từng vùng.
Chương 1. Tổng quan các vấn đề đô thị 1
1.1. Điểm dân cư đô thị 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Một số đặc điểm của điểm dân cư đô thị 3
1.2. Khái quát quá trình phát triển đô thị .3
1.2.1. Khái quát quá trình phát triển đô thị trên thế giới .3
1.2.2. Khái quát quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam .6
1.3. Các yếu tố tạo thành đô thị 9
1.3.1. Chức năng của đô thị 9
1.3.2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 10
1.3.3. Cơ sở hạ tầng đô thị .10
1.3.4. Quy mô dân số .12
1.3.5. Mật độ dân số 13
1.4. Phân loại và quản lý đô thị .13
1.4.1. Phân loại đô thị .13
1.4.2. Quản lý đô thị 17
1.5. Đô thị hóa 18
1.5.1. Khái niệm, đặc điểm và xu hướng đô thị hóa .18
1.5.2. Những đặc trưng của quá trình đô thị hóa 19
1.5.3. Tác động của quá trình đô thị hóa đến các mặt của đời sống KT-XH 24
1.5.4. Khái quát quá trình đô thị hóa ở Việt Nam .27
Chương 2. Quy hoạch đô thị .30
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch đô thị .30
2.1.1. Mục tiêu .30
2.1.2. Nhiệm vụ 30
2.2. Nội dung quy hoạch đô thị 31
2.2.1. Phân loại quy hoạch đô thị .31
2.2.1.1. Quy hoạch tổng thể đô thị .31
2.2.1.2. Quy hoạch chi tiết đô thị .32
2.2.1.3. Quy hoạch cải tạo đô thị 32
2.2.2. Quy hoạch các khu chức năng 35
2.2.2.1. Quy hoạch khu công nghiệp .36
2.2.2.2. Quy hoạch khu kho tàng .41
2.2.2.3. Quy hoạch khu dân dụng 42
94Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn Trần Trọng Tấn
2.2.2.4. Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị .54
2.2.2.5. Quy hoạch khu trung tâm và hệ thống dịch vụ công cộng đô thị .63
Chương 3. Tổng quan các vấn đề khu dân cư nông thôn 68
3.1. Khái niệm và phân loại khu dân cư nông thôn .68
3.1.1. Khái niệm .68
3.1.2. Phân loại khu dân cư nông thôn 69
3.2. Đặc điểm kiến trúc và xu thế phát triển của khu dân cư nông thôn .69
3.2.1. Đặc điểm kiến trúc của các khu dân cư nông thôn hiện nay .69
3.2.2. Xu thế phát triển của khu dân cư nông thôn .70
3.3. Cơ cấu tổ chức của khu dân cư nông thôn 70
3.3.1. Cơ cấu dân số - lao động .70
3.3.2. Cơ cấu cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn 70
3.3.3. Cơ cấu đất đai trong khu dân cư nông thôn 74
Chương 4. Quy hoạch khu dân cư nông thôn .76
4.1. Mục đích, yêu cầu và nội dung quy hoạch khu dân cư nông thôn .76
4.1.1. Mục đích của quy hoạch khu dân cư nông thôn 76
4.1.2. Yêu cầu của quy hoạch khu dân cư nông thôn 77
4.1.3. Nội dung quy hoạch khu dân cư nông thôn .77
4.2. Xác định tính chất, quy mô của khu dân cư nông thôn 78
4.2.1. Tính chất 78
4.2.2. Xác định quy mô khu dân cư nông thôn 78
4.2.3. Quy mô khu dân cư nông thôn hiện có 79
4.3. Xác định cơ cấu hợp lý cho khu dân cư nông thôn 80
4.3.1. Vị trí tương đối giữa khu dân cư và đồng ruộng .80
4.3.2. Sự hình thành các tụ điểm dân cư phi nông nghiệp trong vùng 81
4.3.3.Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu dân cư nông thôn 82
4.3.3. Công trình công cộng và trung tâm .83
4.4. Quy hoạch khu dân cư nông thôn mới .84
4.4.1. Xác định nhu cầu và khả năng hình thành khu dân cư nông thôn mới .84
4.4.2. Nội dung và trình tự quy hoạch khu dân cư nông thôn mới 85
4.5. Quy hoạch cải tạo khu dân cư nông thôn hiện có .88
4.5.1. Những vấn đề tồn tại của khu dân cư nông thôn trong quá trình phát triển.88
4.5.2. cách quy hoạch cải tạo khu dân cư nông thôn hiện có 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status