Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay - pdf 26

link tải miễn phí luận văn

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012, cả nước mới có hơn 19 nghìn doanh nghiệp có báo cáo về tình hình tai nạn lao động (chiếm khoảng 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc). Tai nạn lao động xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở các ngành có nguy cơ cao, như: cơ khí, xây dựng, khai thác khoáng sản... Tập trung tại các địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Ðồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh... Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động chưa có các quy trình, biện pháp thiết bị bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động. Ðiều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, nhất là nhà xưởng, công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu, không an toàn, thậm chí nguy hiểm; công tác huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động ở nhiều doanh nghiệp mang nặng tính đối phó; nhiều cơ sở che giấu, không khai báo về tai nạn lao động, biến tai nạn lao động thành tai nạn giao thông để giảm nhẹ chi phí hay vì bệnh thành tích; không tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động và nếu điều tra thì thường quy kết trách nhiệm cho người lao động... Trước tình hình trên, em chọn đề tài "Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay" để nghiên cứu.
Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Văn hóa an toàn lao động
Chương 2. Thực trạng về vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay
Chương 3. Kiến nghị và đề xuất

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
1.1. Văn hóa an toàn
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm: “Văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng. Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu” [1].
Theo khái niệm trên Văn hóa an toàn có nghĩa là người lao động phải có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh. Tât cả mọi người bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và chính phủ phải chung tay góp sức vào việc đảm bảo môi trường làm việc được an toàn thông qua các quyền và nghĩa vụ.
Văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động.
1.2. An toàn lao động
Theo ILO: "An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ. Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất". [1]
2. Lợi ích của văn hóa an toàn đem lại
• Thực hiện tốt văn hóa an toàn tại doanh nghiệp thì tai nạn lao động sẽ bị đẩy lùi, làm giảm nỗi đau, thiệt hại cho các gia đình công nhân và xã hội.
• Khi kinh doanh không đảm bảo an toàn lao động, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp xây
dựng được một nền văn hóa an toàn, kết quả thu được của doanh nghiệp sẽ
ngoài sự mong đợi.
• Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.
• Xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xu hướng tất yếu mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người lao động và cho cả đất nước. Đó là việc tạo ra không khí làm việc lành mạnh, phấn khởi ở cơ sở; làm cho người sử dụng lao động và người lao động thấy rõ hơn trách nhiệm của mình; chủ động tích cực thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
• Văn hoá an toàn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn hoá doanh nghiệp sẽ góp phần củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trong cạnh tranh (trong nước và quốc tế).
• Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, thì phát triển thể chế văn hoá an toàn trong doanh nghiệp (luật và các tiêu chuẩn, quy phạm vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ cao; các nguyên tắc pḥng ngừa, về vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp, là một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập.

Ngược lại, khi doanh nghiệp không có văn hóa an toàn sẽ dẫn tới hậu quả tai nạn lao động tiếp tục gia tăng thậm chí còn gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp cả về mặt nhân lực lẫn kinh doanh


32p5lEw56I7C7V2

Tình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần đây
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status