Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (khảo sát trường hợp Viettel radio và Tuổi trẻ online) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Tổng quan cái nhìn toàn cảnh về nền công nghiệp phát thanh hiện nay. Trình bày một số xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, chỉ ra 4 xu hướng phát triển chính, gồm phát thanh công nghệ số, phát thanh qua di động, phát thanh Internet, phát thanh bằng hình ảnh. Điểm khác biệt cơ bản nhất so với phát thanh truyền thống là cách phát sóng, và sự tương thích về công nghệ, thiết bị mang tính chất quyết định. Nghiên cứu 2 hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh Internet và phát thanh trên di động thông qua khảo sát Tuổi trẻ Radio và Viettel Radio, chỉ ra những điểm khác nhau căn bản với phát thanh truyền thống, thế mạnh vượt trội của các hình thức phát thanh mới này. So sánh, đối chiếu để thấy điểm giống và khác nhau trong quy trình sản xuất, kết cấu chương trình, đối tượng công chúng… của phát thanh Internet và phát thanh trên di động, từ đó rút ra đặc trưng riêng của từng cách. Tiến hành khảo sát công chúng nghe phát thanh qua di động và internet, sự đánh giá của thính giả đối với các chương trình phát sóng, nhu cầu của công chúng… Đồng thời đánh giá những ưu, nhược điểm của Tuổi trẻ Radio và Viettel radio. Có thể nói, tuy là một mảnh đất nhiều hứa hẹn, song sự phát triển của phát thanh trên di động và phát thanh internet ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Viettel Radio và Tuổi trẻ Radio nói riêng, cũng như để phát triển phát thanh phi truyền thống ở Việt Nam nói chung

1. Lý do chọn đề tài
Phát thanh đang phải đối mặt với những cạnh tranh rất lớn trong thời đại
bùng nổ truyền thông, với sự lớn mạnh của báo in, sự hấp dẫn của truyền hình,
sự nhanh nhạy của báo điện tử trên mạng thông tin toàn cầu. Thêm vào đó,
trong xã hội hiện đại, thời gian chỉ dành cho việc nghe của thính giả ngày càng
eo hẹp càng khiến cho phát thanh gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên, các nhà nghiên
cứu về báo chí phát thanh trên thế giới lại đưa ra những đoán sáng sủa về
tương lai của phát thanh trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông
đầu thế kỷ XXI. Cơ sở của quan niệm này trước hết dựa trên những ưu thế của
phát thanh như tính tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ và cách
tiếp nhận thông tin rất linh hoạt. Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận
thông tin phát thanh là một ưu thế nổi bật của phát thanh so với các loại hình
báo chí khác. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người chịu nhiều áp lực
của nhịp sống khẩn trương, gấp gáp thì những ưu thế này lại càng phát huy tác
dụng.
Những thành tựu về khoa học và công nghệ, tin học cuối thế kỷ XX tạo
tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử, máy móc
phát triển nhanh trong thế kỷ XXI. Phát thanh chuyển mình mạnh mẽ trong
thập kỷ vừa qua. Nó không chỉ còn gắn với một thiết bị đơn lẻ hay chỉ truyền
qua sóng điện từ qua hệ thống truyền dẫn phát sóng. Phát thanh truyền hình và
viễn thông sử dụng công nghệ số ngày càng tiên tiến hơn, sự phân cách giữa
hai lĩnh vực này ngày càng trở nên không rõ rệt. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông hiện nay hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ giải trí đa phương tiện -
các dịch vụ một thời được coi là độc quyền của phát thanh truyền hình.
Trên thế giới, phát thanh chuyển mình phát triển mạnh mẽ theo 4 xu thế
phát triển của phát thanh hiện đại, gồm phát thanh số, phát thanh internet, phát
thanh bằng hình ảnh và phát thanh trên di động. Các hình thức phát thanh phi
truyền thống với những thế mạnh riêng này, đã và đang làm thay đổi diện mạo
của nền công nghiệp phát thanh, đưa phát thanh đến gần hơn với thính giả, làm
hài lòng công chúng từ những nhu cầu riêng tư nhất.
Tại Việt Nam, hai hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh
internet và phát thanh trên di động đã manh nha phát triển và có một số kết quả
bước đầu đáng ghi nhận. Đi tiên phong phải kể tới Viettel – mạng di động đầu
tiên khai thác phát thanh trên di động, hay VietNamNet, Tuổi trẻ online – những
trang báo trực tuyến thử nghiệm xây dựng và phát triển Radio Online. Có thể
nói, phát thanh phi truyền thống là hướng đi mới giàu tiềm năng ở nước ta. Nó
mang lại sự tiện ích cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin: nhanh
chóng, chủ động và tính tương tác cao. Nếu được quan tâm, chú trọng đầu tư thì
chắc chắn các mô hình này sẽ được nhân rộng và phát triển. Tuy nhiên, công
nghệ chỉ có thể coi là một bước đệm, điều quan trọng hơn cả là cách ứng xử và
tiếp cận của bản thân những người làm phát thanh, truyền thông. Tìm hiểu về
phát thanh phi truyền thống là hướng nghiên cứu mới mẻ nhằm đem đến cái
nhìn toàn diện, sâu sắc, đánh giá thời cơ lẫn thách thức đặt ra với những hình
thức phát thanh qua công nghệ mới này.
Mặt khác, tác giả luận văn may mắn là người được trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất các chương trình phát thanh kể từ khi Viettel Radio (mô hình
phát thanh trên di động đầu tiên ở Việt Nam) ra đời cho đến nay, có điều kiện
để tiếp cận, làm việc cũng như đưa ra được những nhận định sát thực về cả nội
dung cũng như hình thức của các chuyên mục phát sóng.
Chính vì thế, tui quyết định lựa chọn đề tài: Xu thế phát triển của phát
thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trƣờng hợp của Viettel
Radio và Tuổi trẻ Online) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, có rất nhiều đề tài khóa luận, luận văn về phát thanh
truyền thống, phát thanh hiện đại và các chương trình phát thanh hiện đại. Trong
quá trình tìm hiểu tư liệu cho luận văn, tui nhận thấy có những nghiên cứu đáng
chú ý như: Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Trà My (năm 2001) với đề tài:
Nâng cao hiệu quả của các chƣơng trình phát thanh tập trung nghiên cứu
vấn đề hiệu quả và tìm hướng nâng cao hiệu quả của phát thanh trong hệ thống
các phương tiện truyền thông đại chúng. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn
Sơn Minh (năm 2002) với đề tài Phát thanh trên mạng Internet, trình bày cơ
sở khoa học và cơ sở pháp lý cho sự phát triển của hệ thống phát thanh Việt
Nam, trong đó có phát thanh trên mạng internet. Nghiên cứu về công nghệ số
hóa và âm thanh kỹ thuật số. Đề xuất một mô hình chuẩn cho phát thanh
internet Việt Nam. Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình (năm 1999)
với đề tài: Ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện trên báo trực tuyến của
các cơ quan phát thanh truyền hình làm rõ việc ứng dụng truyền thông đa
phương tiện trên báo chí trực tuyến ở Việt Nam, đưa ra một số đề xuất nâng cao
chất lượng ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên các ấn phẩm báo chí trực
tuyến. Các luận văn của tác giả Đồng Mạnh Hùng (Đổi mới, nâng cao chất
lƣợng chƣơng trình thời sự đài TNVN), của tác giả Phạm Nguyên Long (Đổi
mới và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình phát thanh Kinh tế của đài
TNVN) đã nghiên cứu và đề xuất nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả các
chương trình phát thanh và bước đầu đề cập đến một số cách phát thanh
hiện đại…
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả luận văn, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu các cách phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam. Tháng 1
năm 2010, sinh viên Vũ Thị Thùy Linh – K52 báo chí và truyền thông, ĐH
KHXH&NV Hà Nội thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu mô hình phát
thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G. Nghiên cứu trƣờng
hợp Viettel Radio”, đã khảo sát, tìm hiểu về công nghệ phát thanh trên di động
tại Việt Nam qua trường hợp Viettel Radio. Đây là những tư liệu giá trị giúp tác
giả luận văn có cơ sở bước đầu quan trọng trong nghiên cứu của mình. Tuy
nhiên, khóa luận tốt nghiệp của Thùy Linh chỉ dừng ở nghiên cứu một trường
hợp cụ thể là Viettel Radio, đề xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng
chương trình phát sóng trên di động, mà chưa đề cập đến các hình thức phát
thanh phi truyền thống khác.
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả luận văn đặt phát thanh trên
internet trong mối tương quan, đối sánh với phát thanh trên di động, so sánh, phân
tích chỉ ra thế mạnh riêng của từng cách. Luận văn cũng đánh giá một cách
khái quát về vị thế, sự phát triển bước đầu của phát thanh phi truyền thống ở nước
ta hiện nay. Khẳng định đây là một hướng đi giàu tiềm năng và là xu hướng phát
triển chủ đạo của Phát thanh Việt Nam trong tương lai gần.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, luận văn tập trung khảo sát phát thanh trực tuyến
của Tuổi trẻ Online và các chương trình Radio trên Mobile 3G của Viettel trong
9 tháng, từ 1/9/2010 đến 31/05/2011, tìm hiểu nội dung và hình thức thể hiện,
quy trình sản xuất một tác phẩm phát thanh trên internet, trên di động và sự đón
nhận của công chúng với hình thức phát thanh mới mẻ này. Sở dĩ luận văn chọn
mốc thời gian từ tháng 9/2010 để tiến hành khảo sát vì đó là thời gian Viettel
radio bắt đầu đi vào kinh doanh, đồng thời cũng trong thời gian này, Tuổi trẻ
Radio có nhiều đổi mới về nội dung chương trình phát sóng, ra mắt nhiều
chuyên mục mới bổ ích, sinh động.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quan về nền công nghiệp phát
thanh Việt Nam hiện nay, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức
phát thanh phi truyền thống.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mô hình phát thanh trên Internet qua các
chương trình Radio trên Tuổi trẻ Online, phát thanh trên điện thoại di động sử
dụng công nghệ 3G của Viettel Radio, luận văn hi vọng sẽ chỉ ra được những
đặc trưng riêng biệt, ưu điểm, hạn chế của hai dạng phát thanh này, đánh giá
được giá trị của nó đối với người làm báo và giới truyền thông phát thanh Việt
Nam.

2kj170XxAA9D28F
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status