Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn: Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử ( Khảo sát trên các trang báo vneconomy.vn, tuoitre.vn,vietnamplus.vn từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014)

1 MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo điện tử ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX. Chicago Tribune là
phiên bản điện tử đầu tiên trên thế giới, ra đời vào tháng 5/1992. Rất nhanh
chóng sau đó, nhiều cơ quan báo chí, hãng thông tấn trên thế giới cho ra đời
phiên bản điện tử, số lượng các trang báo điện tử tăng lên. Cơn sốt vàng của
thời thông tin trực tuyến thực sự bắt đầu. Ở Việt Nam, trang báo điện tử đầu
tiên là tạp chí Quê Hương (ra mắt ngày 31/12/1997). Ngay sau đó, nhiều cơ
quan báo chí khác đã cho ra mắt các phiên bản điện tử. Sự ra đời của báo điện
tử ở Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng lớn trong lĩnh vực truyền thông
nước nhà.
So với những loại hình báo chí truyền thông như: Báo in, phát thanh,
truyền hình, báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội. Với những đặc trưng như:
tính đa phương tiện, tính thời sự phi định kỳ, khả năng lưu trữ và tìm kiếm
thông tin, khả năng tương tác cao, báo điện tử đã khắc phục những hạn chế của
các loại hình báo chí truyền thống để bước lên trở thành loại hình báo chí ưu
việt trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt, với ưu điểm tính đa phương tiện, báo
điện tử là sự tích hợp các cách truyền tải thông tin của các loại hình
báo chí truyền thống, giúp hấp dẫn độc giả hơn cũng đồng thời nâng cao hơn
hiệu quả tiếp nhận thông tin của độc giả.
Nói đến tầm quan trọng của thông tin kinh tế trên báo chí, quay ngược
trở lại lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam chúng ta có thể thấy rất rõ điều
này. Trong gần 90 năm phát triển của báo chí Việt Nam, cho đến trước năm
1986 hầu hết các tờ báo ở Việt Nam đưa tin chính trị, xã hội phục vụ cho mục
đích đấu tranh với quyền lợi của người dân, phục vụ chủ yếu cho các mục tiêu
về chính trị của dân tộc. Thời kỳ thực dân phong kiến có rất ít tờ báo chuyên
về dạy cách làm kinh tế như Nông Cổ Mím Đàm… Còn dòng báo chủ lưu là
đấu tranh chính trị với sự ra đời của tờ Thanh Niên, sau này là các tờ báo như
Cứu Quốc, Độc Lập… Thời kỳ chống Pháp, Mỹ, thông tin kinh tế vẫn chưa có
điều kiện để phát triển. Bước sang thời kỳ đổi mới, thông tin kinh tế đã được
coi trọng hơn trước với sự ra đời của nhiều tờ báo kinh tế như: Thời báo Kinh
tế Việt Nam, Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Không chỉ có những tờ báo
chuyên về lĩnh vực kinh tế, thông tin kinh tế trên báo chí còn được xuất hiện
trên những tờ báo lớn như một lĩnh vực không thể thiếu.
Báo điện tử ra đời và nhanh chóng phát triển, các tờ báo chuyên về kinh
tế cũng nhanh chóng có những phiên bản điện tử, báo điện tử để đáp ứng nhu
cầu thông tin của công chúng về lĩnh vực quan trọng này. Có nhiều trang báo
điện tử chuyên về kinh tế như: baodautu.vn (Báo Đầu tư),
baocongthuong.com.vn (Báo Công thương), vneconomy.vn (Thời báo Kinh tế
Việt Nam), thesaigontimes.vn (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) vv… Nhiều trang
báo điện tử cũng ra đời những chuyên trang về kinh tế hay liên quan đến kinh
tế thị trường như báo vietnamnet.vn với chuyên trang kinh tế, báo
dantri.com.vn với chuyên trang kinh doanh, báo tuoitre.vn với chuyên trang
kinh tế.
Có thể nói, những thông tin về lĩnh vực kinh tế là những thông tin vô
cùng quan trọng, bất cứ một thông tin liên quan đến kinh tế đều có tác động rất
lớn đến độc giả, đến sự biến động của kinh tế, tác động mạnh mẽ tới đời sống
xã hội và cả đối với báo chí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng thông tin
kinh tế trên báo chí hiện nay, cụ thể là đối với báo điện tử vẫn chưa thực sự
hiệu quả. Có thể dùng hai từ “khô khan” để gọi tên chính xác những thông tin
kinh tế trên báo chí. Sự thật là độc giả thích đọc những bài báo với những tiêu
đề giật gân câu khách hơn là những thông tin kinh tế với những con số, những
bài chỉ có hoàn toàn là chữ, số liệu. Số liệu làm nên cái hồn của bản tin kinh tế,
đồng thời cũng làm nó khô khan, nhàm chán

Vì vậy, việc thực hiện những tin, bài về lĩnh vực kinh tế để mang lại
hiệu quả là một câu hỏi khó đối với phóng viên. Một trong những giải pháp đó
là sử dụng tính đa phương tiện để truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử.
Như đã nói, tính đa phương tiện là một trong những đặc trưng rất quan trọng
của báo điện tử, đó là sự tích hợp những cách truyền tải thông tin của
các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình), bao gồm:
văn bản, hình ảnh, đồ họa, audio, video và các chương trình tương tác. Nhờ ưu
điểm này mà những thông tin đăng tải trên báo điện tử hấp dẫn độc giả hơn,
giúp độc giả tiếp nhận thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn. Đối với những thông
tin kinh tế cũng vậy, việc sử dụng tính đa phương tiện để truyền tải thông tin là
vô cùng cần thiết nhưng dường như các trang báo điện tử (cả chuyên về lĩnh
vực kinh tế hay không chuyên về lĩnh vực kinh tế) vẫn chưa thực sự vận dụng
tối đa hiệu quả. Các thông tin kinh tế vốn khô khan chỉ được đăng tải bằng
những dòng chữ dài và tẻ nhạt, ảnh được sử dụng khá ít, các hình ảnh đồ họa
thường chỉ được các tờ báo chuyên về lĩnh vực kinh tế sử dụng, video và audio
thì dường như rất ít được sử dụng. Tuy nhiên, trong việc sử dụng đa phương
tiện để truyền tải thông tin báo chí nói chung và thông tin kinh tế nói riêng còn
nhiều hạn chế, các tòa soạn báo, cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm đến
vấn đề này. Lãnh đạo của các tòa soạn chưa nhận thức hết vai trò của việc sử
dụng đa phương tiện để truyền tải thông tin, các phóng viên và biên tập viên
trong quá trình sáng tạo tác phẩm cũng chưa khai thác hết hiệu quả của các yếu
tố đa phương tiện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng yếu tố đa phương tiện
truyền tải thông tin báo chí nói chung và thông tin kinh tế nói riêng, tác giả
luận văn đã lựa chọn đề tài “Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải
thông tin kinh tế trên báo điện tử” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Báo điện tử xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trải qua gần 20 năm, báo
điện tử đã có những bước phát triển rất lớn, có những đóng góp rất lớn cho sự
phát triển của báo chí nói riêng, và đời sống xã hội nói chung. Trong thời gian
qua, đã có một số cuốn sách, đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sĩ về báo điện tử.
Trước hết là những cuốn sách nêu ra được một số vấn đề cơ bản báo
điện tử: khái niệm, đặc trưng của báo điện tử, cách viết cho báo điện tử, công
chúng báo điện tử... Có thể kể tên những cuốn sách như: “Sáng tạo tác phẩm
báo mạng điện tử” (2014, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội) do Nguyễn Thị
Trường Giang chủ biên; “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử” (2014,
NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội) do Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên;
“Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” (2014, NXB Chính
trị Quốc gia – Sự thật) do Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang
đồng chủ biên;“Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận
biên soạn.
Ngoài ra, trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2011,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội) do Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên
còn đề cập khá chi tiết, cụ thể đến đặc trưng quan trọng của báo điện tử, đó là
tính đa phương phương tiện trên báo điện tử. Có thể nói, đây là tài liệu cơ sở
rất quan trọng, được tác giả luận văn này sử dụng phục vụ cho qúa trình nghiên
cứu.
Ngoài những cuốn sách kể trên, còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về những vấn đề cơ bản của báo điện tử như: đề tài “Báo chí trực tuyến ở
Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Báo chí học của Phan Văn Tú, ĐHKHXH&NV, năm 2006); đề tài “Ứng dụng
truyền thông đa phương tiện trên các báo trực tuyến của các cơ quan phát
thanh, truyền hình” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học của Phạm Thị

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status