Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội : khảo sát các chương trình truyền hình trên sóng VTV1,VTV2, VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam Luận văn ThS Báo chí học : 5.04.30
Nhà xuất bản:ĐHKHXH & NV
Trình bày đặc điểm tác động của thông tin truyền hình tới công chúng, chức năng và sự cần thiết của truyền hình trong đời sống sinh viên. Khảo sát nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội qua việc phân tích đặc điểm chung của sinh viên Hà Nội, nhu cầu tiếp nhận truyền hình, kết quả nghiên cứu, các yếu tố khách quan chi phối. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận truyền hình của sinh viên Hà Nội
1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài:
Truyền thông đại chúng là một bộ phận quan trọng của đời
sống văn hoá xã hội nước ta. Cùng với những thành tựu to lớn của đất
nước trong công cuộc đổi mới, hệ thống các phương tiện truyền thông
đại chúng đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ. Sau hơn 10 năm
“đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước” [49, 209] nền báo chí
nước nhà đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cả về công
nghệ làm báo, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội
ngũ người làm báo. Truyền thông đại chúng phát triển nhanh về số lượng
và quy mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành và truyền dẫn
đã ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh
thần của xã hội.
Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng này,
truyền hình đang ngày càng chiếm vị trí to lớn. Truyền hình tuy ra đời
muộn hơn các loại hình khác như báo in, phát thanh nhưng nó đã và đang
từng bước khẳng định vai trò của mình và có những bước tiến vượt bậc
trong những năm qua.
Truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Hình ảnh chủ yếu và
đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp, ngoài
ra truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình,
sơ đồ, biểu đồ, chữ viết… Âm thanh trong truyền hình bao gồm lời bình
của phát thanh viên, lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các
âm thanh của hiện trường ghi hình. Truyền hình đang sử dụng tổng hợp
tất cả các loại phương tiện chuyển tải thông tin có trong báo in, phát
thanh và điện ảnh.
Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ việc giao tiếp với con
người bằng cả thị giác và thính giác. “Sức mạnh của truyền hình tăng lên
nhờ phạm vi ảnh hưởng rộng rãi của nó. Những thành tựu khoa học kỹ
thuật hiện đại đã tạo ra khả năng cho truyền hình xâm nhập tới bất kỳ nơi
nào trên trái đất” [30, 89]. Với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình gần
như đạt tới mức tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội. Bất cứ ai, dù là
ngôn ngữ nào cũng có thể xem và hiểu được những gì được thể hiện trên
truyền hình, ngoại trừ những người bị hạn chế về thị giác và thính giác. Do
tính tổng hợp và chức năng đa dạng của mình mà truyền hình được gọi là
“rạp hát tại nhà, quảng trường công cộng, trường học nhân dân, người
hướng dẫn văn hoá đại chúng…” [47, 83].
ở nước ta, sau hơn 30 năm ra đời, truyền hình được coi là một
ngành công nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù là một
ngành công nghiệp non trẻ, gặp những trở ngại về kinh tế, kỹ thuật, về
không gian địa lý trong sự phân bố dân cư nhưng đến năm 2005, trên 90%
số hộ đã được xem truyền hình hàng ngày với 4 chương trình chính và các
chương trình cáp, “Đài truyền hình Việt Nam được coi là tờ báo hình lớn
nhất đất nước”. [47, 83]
Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể
các nhà báo, các cán bộ và nhân viên kỹ thuật, dịch vụ, là quá trình giao
tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội
rộng rãi. [38, 143]. Chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu,
thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà
truyền thông bằng phương tiện truyền hình. Mỗi chương trình truyền hình
đều nhằm tác động đến một đối tượng phục vụ nhất định. Bởi vậy, người
làm báo nói chung và người làm truyền hình nói riêng cần nắm vững và
hiểu rõ nhu cầu của đối tượng mình phục vụ để có thể đáp ứng tối đa nhu
cầu ấy.


W06BQI9D5F1FJt9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status