Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày lý luận chung về trò chơi truyền hình. Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá các khâu trong quy trình sản xuất một chương trình trò chơi truyền hình (TCTH) (qua các mặt trong khâu tiền kỳ, ghi hình và hậu kỳ). Nêu ví dụ và dẫn chứng cụ thể bằng việc phân tích, dẫn chứng qua các chương trình trò chơi truyền hình: Ai là triệu phú, Rung chuông vàng và Vui, khỏe, có ích của VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay. Tìm và đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong quy trình sản xuất các chương trình TCTH. Đề xuất một số khuyến nghi, giải pháp, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng trong các khâu sản xuất các chương trình TCTH trên VTV3 nói riêng và các kênh truyền hình nói chung hiện nay.
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI
TRUYỀN HÌNH ......................................................................................... 10
1.1. Lý luận chung .................................................................................. 10
1.1.1. Trò chơi truyền hình ................................................................... 10
1.2. Lịch sử ra đời của TCTH ................................................................ 14
1.2.1. Thế giới ...................................................................................... 14
1.2.2. Tại Việt Nam .............................................................................. 17
1.3. Những đặc tính của trò chơi truyền hình ....................................... 18
1.3.1. Tính kiến thức............................................................................. 18
1.3.2. Tính trực tiếp và sự tham gia của khán giả.................................. 19
1.3.3. Tính tranh đua và yếu tố bất ngờ................................................. 19
1.4. Chức năng của TCTH ..................................................................... 21
1.5. Tìm hiểu chung về quy trình sản xuất............................................ 22
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1......................................................................... 24
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC
CHƢƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH .................................... 25
2.1. Khái quát về 3 chƣơng trình đƣợc khảo sát................................... 25
2.1.1. Đồ Rê Mí.................................................................................... 25
2.1.2. Rung chuông vàng ...................................................................... 28
2.1.3 Vui khỏe có ích............................................................................ 31
2.2. Giai đoạn tiền kỳ.............................................................................. 32
2.2.1. Fomat chương trình .................................................................... 33
2.2.2. Sản xuất ghi hình ........................................................................ 38
2.1.3. Nội dung..................................................................................... 45
2.1.4. Tài chính..................................................................................... 55
2.1.5. Sân khấu (mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, trang phục…) ............. 57
2.1.6. Các chức danh ............................................................................ 59 2.2. Giai đoạn ghi hình ........................................................................... 65
2.2.1. Diễn biến ghi hình ...................................................................... 65
2.2.2. Các bộ phận ghi hình .................................................................. 70
2.2.3. Những lưu ý đặc biệt khi ghi hình............................................... 79
2.3. Giai đoạn hậu kỳ.............................................................................. 80
2.3.1. Dựng phim/dựng băng ................................................................ 80
2.3.2. Duyệt băng ................................................................................. 82
2.3.3. Phát sóng .................................................................................... 83
2.3.4. Thanh toán và giấy tờ sản xuất hậu kỳ ........................................ 83
2.4. Những phát sinh sau khi phát sóng ................................................ 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2......................................................................... 87
Chương 3. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TCTH ............... 89
3.1. Đánh giá chung về quy trình sản xuất các chƣơng trình TCTH... 89
3.1.1. Thành công................................................................................. 89
3.1.2. Hạn chế....................................................................................... 92
3.1.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.......................... 95
3.2. Khuyến nghị và giải pháp ............................................................... 96
3.2.1. Phương hướng chung của VTV .................................................. 96
3.2.2. Kiến nghị của những người làm chương trình............................. 99
3.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao quy trình sản xuất .......................... 101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3....................................................................... 104
KẾT LUẬN............................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 107
PHỤ LỤC.................................................................................................. 110 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình là loại hình báo chí sinh sau đẻ muộn so với báo in và
phát thanh nhưng báo chí truyền hình đã vươn lên, phát triển nhanh và mạnh,
ngày càng khẳng định vị thế của mình. Mọi lĩnh vực (chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng) đều cần đến truyền hình như
một phương tiện truyền thông hiệu quả nhất.
Một loại hình chương trình truyền hình gia nhập vào Việt Nam cách
đây hơn 15 năm đã nhận được sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình của công chúng
chính là các chương trình có tên gọi trò chơi truyền hình (gameshows).
Khởi đầu từ năm 1996 với SV 96 dành cho tầng lớp sinh viên, tiếp đó là Trò
chơi liên tỉnh và sau này là cả một loạt các TCTH khác nối tiếp nhau ra đời.
Những TCTH đó đã trở thành sân chơi bổ ích, lý thú, giúp đông đảo công
chúng nghỉ ngơi, thư giãn, gạt bỏ hết những căng thẳng trong cuộc sống đồng
thời các trò chơi truyền hình cũng là nơi giúp các cá nhân bộc lộ khả năng của
mình, thử sức với kho tàng kiến thức vô hạn và rộng lớn của nhân loại, bên
cạnh đó cũng là một cơ hội cho các cá nhân xuất sắc dành được những giải
thưởng (cả tiền và hiện vật) có giá trị cao.
Truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng nắm giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên đội ngũ những người làm truyền hình
luôn cố gắng để ngày càng có nhiều chương trình chất lượng, đáp ứng được
nhu cầu ngày một cao của công chúng. Số lượng các chương trình TCTH
ngày một tăng, chỉ riêng tiểu ban Giaỉ trí và Thông tin kinh tế (VTV3) cho tới
nay đã có tới gần 20 chương trình TCTH. Bên cạnh đó, một số tiểu ban khác
của Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã tham gia sản xuất TCTH với mong
muốn mang lại một làn gió mới như ban Khoa giáo (VTV2) có chương trình
TCTH “Theo dòng lịch sử” hay ban Văn nghệ có chương trình TCTH “Làng
vui chơi làng ca hát” … Trước đây, khi còn ở cương vị khán giả xem truyền hình bản thân
tác giả luận văn rất muốn tìm hiểu về quá trình sản xuất một chương trình
TCTH, làm thế nào để thực hiện được một chương trình trò chơi kéo dài 45 –
55 phút phát sóng? Và hiện nay, khi đã công tác được một thời gian tại ban
Giaỉ trí và Thông tin kinh tế (VTV3), được trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất một số TCTH tiêu biểu tại đây, tác giả luận văn rất muốn được chia
sẻ với khán giả yêu thích các chương trình TCTH về quy trình sản xuất một
TCTH hoàn chỉnh. Khi những chương trình TCTH được phát sóng trên màn
ảnh nhỏ đã trải qua rất nhiều khâu từ tổ chức chuẩn bị, ghi hình cho tới công
đoạn hậu kỳ để tạo ra một sản phẩm có thời lượng từ 40 – 50 phút khi lên
sóng. Có rất nhiều ý kiến khán giả cho rằng họ chỉ đơn thuần biết đến một
chương trình TCTH thông qua người dẫn chương trình (MC) mà không được
biết đến ekip hùng hậu để sản xuất nên chương trình đó. Một chương trình
truyền hình được sản xuất chính là kết quả của cả tập thể chứ không phải là
kết quả của công việc cá nhân.
Bên cạnh đó còn là những thôi thúc tìm hiểu về những con người đằng
sau màn ảnh, những yếu tố cấu thành một chương trình TCTH hoàn chỉnh và
đặc biệt là những công đoạn công phu để sản xuất nên chương trình TCTH
hàng tuần (hàng tháng) ra sao, như thế nào, có những khó khăn, thuận lời gì
… Tác giả mong muốn tìm hiểu còn để tìm ra những vấn đề còn tồn tại và
cách giải quyết cũng như hướng đi sao cho một chương trình TCTH sản xuất
ngày càng phong phú, hấp dẫn, cuốn hút người xem mà quy trình sản xuất lại
đơn giản, ngắn gọn nhưng có hiệu quả cao nhất. Bản thân tác giả là người trực
tiếp công tác trong ekip sản xuất các chương trình TCTH, bởi vậy tác giả có
niềm đam mê, hứng thú cũng như những thuận lợi nhất định để tiếp cận tư
liệu, tiếp cận quy trình sản xuất và đặc biệt là những người có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Với niềm đam mê nghề nghiệp và những thuận lợi kể trên,
tác giả luôn ấp ủ và khát khao được thực hiện một công trình nghiên cứu gắn



OFxM2eJFy528zA0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status