Nghiên cứu " Thảm họa báo mạng" trong việc thông tin về văn hóa - nghệ thuật ( Khảo sát Bảo điện tử Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí năm 2011, 2012) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 2
Chương 1: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN VĂN HÓA –
NGHỆ THUẬT................................................................................................................11
1.1. Khái niệm Báo mạng điện tử .............................................................. 11
1.2. Ngôn ngữ loại hình của Báo mạng điện tử ......................................... 14
1.3. Văn hóa - Nghệ thuật: Mảng thông tin quan trọng của báo mạng
điện tử ở Việt Nam ..................................................................................... 19
1.4. Vấn đề thông tin Văn hóa – Nghệ thuật trên báo mạng điện tử .............. 22
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 39
Chương 2: PHÂN TÍCH "THẢM HỌA" THÔNG TIN VỀ VĂN HÓA –
NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ (Vnexpress.net,
Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn) ................................................................... 41
2.1. Nhận diện chung về trang thông tin Văn hóa - nghệ thuật trên
Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn............................................ 41
2.2. Thực trạng "thảm họa báo mạng" trên các báo mạng điện tử
Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn............................................ 52
2.3. Đánh giá chung về “thảm họa báo mạng” trong thông tin văn hóa –
nghệ thuật trên báo mạng điện tử Việt Nam ............................................ 71
2.3.2. Về hình thức ...................................................................................... 78
Tiểu kết chương 2....................................................................................... 81
Chương 3: KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI “THẢM HỌA BÁO MẠNG” VÀ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM....................... 83
3.1. Kinh nghiệm ứng xử với “thảm họa báo mạng”................................ 83
3.2. Giải pháp quản lý báo mạng điện tử Việt Nam .............................. 102
3.2.1. Giải pháp về chính sách .................................................................. 104
3.2.2. Giải pháp với Tổng biên tập, Ban biên tập...................................... 107
Tiểu kết chương 3..................................................................................... 115
KẾT LUẬN............................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 119
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Báo mạng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ bùng nổ
truyền thông và trở thành kênh thông tin thường xuyên của một lượng công
chúng rất lớn. Theo báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện truyền
thông, nghe nhìn do Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành, tỷ lệ người
dùng Internet vượt độc giả, thính giả nghe đài và công chúng nghe nhìn
truyền hình để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ
biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%. (Số liệu năm 2011).
Số lượng báo điện tử ra đời ngày một nhiều, các trang báo in cũng tranh
thủ tiếp cận thêm độc giả bằng cách cho ra phiên bản báo mạng bên cạnh báo
giấy. Đó là chưa kể, số lượng trang tin điện tử xuất hiện “nhiều như nấm sau
mưa” dẫn đến cuộc chạy đua “săn” tin bài, tranh giành độc giả giữa các trang
này nhằm tìm mọi cách để tăng lượt truy cập (pageview). Không chỉ đấu đá
trong nội bộ “làng báo” với nhau, báo mạng còn phải đối mặt với hàng ngàn
diễn đàn, mạng xã hội ra đời ồ ạt trong sự phát triển tột bậc của công nghệ
thông tin. Rất nhiều bạn đọc đã “ngấy” những thông tin sáo rỗng, na ná nhau
trên các báo nên chuyển sang đọc, chia sẻ, bình phẩm trên mạng xã hội, diễn đàn.
“Đất chật người đông”, để thu hút độc giả trong thời kỳ bùng nổ thông
tin hiện nay là việc không hề dễ dàng, nhất là khi thị hiếu, thẩm mỹ và trình
độ dân trí của người dân ngày càng cao. Rất nhiều báo đã phải tạm thời rời xa
tôn chỉ của mình chạy theo xu hướng lá cải hóa, bạo lực giật gân… nhằm câu
khách. Suy cho cùng, mục đích của mỗi tòa soạn bên cạnh nhiệm vụ chính trị
là thu hút được số lượng đông đảo độc giả truy nhập để từ đó thu được quảng
cáo nuôi sống tòa soạn trong bối cảnh khó khăn chung của làng báo.
Một trong những cách để câu kéo độc giả mà các trang mạng đang tận
dụng triệt để là khai thác vô tội vạ mảng thông tin về văn hóa nghệ thuật. Đời
tư nghệ sĩ, hậu trường sân khấu, những hình ảnh hở hang, những phát ngôn
gây sốc về vấn đề nhạy cảm… gây tò mò cho độc giả là mảng nội dung “béo
bở” để các trang mạng “xào nấu” thành những “món ăn” để “chiêu đãi” hoặc
nhồi nhét cho độc giả mỗi ngày. Giới nghệ sỹ cũng từ đó tranh thủ quảng bá
hình ảnh, cố tình mượn báo mạng để thực hiện các chiêu trò để trở thành
người nổi tiếng bằng tai tiếng.
Xu hướng làm báo “lá cải” xâm nhập cả vào loại hình báo in, báo
mạng, báo phát thanh, báo hình. Nhưng báo mạng nói riêng là nơi thể hiện
một cách rõ ràng và đậm nét nhất những thông tin lá cải đến mức tạo thành
“thảm họa”. Từ “thảm họa” do chính những phóng viên, nhà báo gọi tên hiện
tượng đưa thông tin ẩu và lá cải trên báo mạng. Sau đó, độc giả cũng sử dụng
từ “thảm họa” để chỉ những bài báo như vậy mà họ gặp thường ngày trên
mạng. Đi khắp các trang báo mạng điện tử đều có thể bắt gặp những hình ảnh
giống nhau với những cái tít khác nhau nhưng đều chung một đặc điểm là cố
tình gây sốc, đánh vào sự tò mò của độc giả. Cách định hướng đưa tin như
vậy trên báo mạng đang thực sự là một thực trạng đáng lo ngại.
Rất nhiều độc giả lên tiếng tẩy chay những thông tin lá cải này, chê báo
chí cùng kiệt nàn, đói khát thông tin. Nhiều tờ báo, phóng viên đã có những loạt
bài phân tích, lên án cách thông tin “thảm họa” trên báo mạng nhưng cũng chỉ
như muối bỏ bể. Mặt khác, theo kết quả từ Google Trends cho thấy, suốt từ
năm 2007 tới năm 2010, Việt Nam luôn dẫn đầu về số lượt người tìm kiếm từ
khóa liên quan đến “sex”. Chính vì vậy, dù một mặt lên án nhưng mặt khác
chính độc giả lại đang “dẫn dắt” báo mạng sản xuất tin tức theo hướng lá cải
để phục vụ nhu cầu của một bộ phận độc giả không hề nhỏ.
Hằng ngày, các báo mạng vẫn đua nhau “trồng cải” và độc giả vẫn
phải ngụp lặn trong thông tin “thảm họa”. Điều này khiến cho báo mạng đang
dần mất đi niềm tin của độc giả, đang trở thành công cụ PR tên tuổi của
không ít cá nhân thích nổi tiếng “xổi” hơn là lao động nghệ thuật nghiêm túc.
Tác giả luận văn nhận thấy, “thảm họa báo mạng” nổi lên thành một vấn đề
nghiên cứu và từ nghiên cứu đó có thể đưa ra được kinh nghiệm phòng tránh
“thảm họa báo mạng” cũng như xây dựng một mô hình quản lý báo mạng
Việt Nam hợp lý.
Chính vì vậy, tác giả luận văn quyết định lựa chọn đề tài: Nghiên cứu
“thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ thuật. (Khảo
sát báo điện tử Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí năm 2011 – 2012) làm đề
tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều loạt bài viết, diễn đàn được mở ra
trên các báo bàn về vấn đề thông tin bị “lá cải hóa”, trở thành “thảm họa” trên
báo mạng điện tử.
1. Báo Thể thao Văn hóa đã có một chuyên đề 3 bài viết, một buổi
giao lưu trực tuyến và chốt lại với buổi tọa đàm mang thông điệp "Xin đừng
'Playboy hóa' báo chí!"
Loạt bài của báo Thể thao Văn hóa mở đầu bằng việc giúp người đọc
lật lại quá khứ khi Tạp chí Playboy - tờ tạp chí Mỹ với mục tiêu cung cấp một
cách đầy đủ nhất về những thứ cần thiết cho một người đàn ông, trong đó
phần nhiều xem là hình ảnh gợi cảm, những thông tin hậu trường thú vị - ra
đời. Tiếp đến, báo Thể Thao Văn hóa phản ánh thực trạng và đưa ra được
nguyên nhân vì sao những nội dung của tờ Playboy kia du nhập ồ ạt vào báo
chí Việt Nam.
Với quan điểm phê phán, báo Thể thao Văn hóa gọi hiện tượng đó là
“thảm họa” và chốt lại với lời nhắn nhủ “Xin đừng ‘Playboy hóa’ báo chí”.
Cụ thể loạt bài viết trên báo Thể thao văn hóa:
- "Playboy hóa" báo chí?” (Thể thao văn hóa, Thứ Sáu, ngày
17/06/2011)
- “Playboy hóa” báo chí Nhu cầu & thảm họa?” (Thể thao văn hóa
thứ Bảy, ngày 18/06/2011)
- “Playboy hóa” báo chí: Những hậu quả khó lường” (Thể thao văn
hóa, Chủ Nhật, ngày 19/06/2011)
- Giao lưu trực tuyến “Xin đừng ‘Playboy hóa’ báo chí” với ba khách
mời là: Đạo diễn Lê Hoàng; nhà báo Phạm Thanh Hà (bút danh Camera);
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông -
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
(Thể thao văn hóa, Thứ Bảy, ngày 21/06/2011)
- Tọa đàm “Xin đừng 'Playboy hóa' báo chí!" với các khách mời là:
Ông Hoàng Hữu Lượng Cục trưởng Cục Báo Chí - Bộ Thông tin truyền
thông; PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. (Thứ Hai, ngày 04/07/2011).
2. Báo Người lao động cũng vào cuộc với loạt gồm 3 bài viết. Đồng
quan điểm với báo Thể thao Văn hóa khi hiện tượng Playboy hóa báo chí xuất
hiện tràn làn trong làng báo Việt Nam, báo Người lao động cho rằng đó là
“mối hiểm họa”. Tờ báo này cũng đi sâu phân tích nội dung và cách tiếp cận
thông tin của những bài báo bị Playboy hóa.
Cụ thể loạt bài viết trên báo Người lao động:
- "Playboy hóa" báo chí: Nghệ sĩ là “con mồi”! (Người lao động Thứ
Tư, ngày 22/06/2011)
- "Playboy hóa" báo chí: Liên kết “ma quỷ”( Người lao động Thứ
Năm, ngày 23/06/2011)
- “Playboy hóa” báo chí: Mối hiểm họa! (Người lao động Chủ Nhật,
ngày 26/06/2011)
3. Báo Tuổi trẻ TP.HCM lên tiếng với loạt bài Truyền thông: Những
chuyện không tử tế gồm 5 bài. Ngay tên chuyên đề mà tờ báo này đặt đã cho
thấy tư duy và góc nhìn phản biện, phê phán đối với những tác phẩm báo chí
“thảm họa”, chuyên đưa tin tức giật gân, soi mói đời tư nghệ sĩ. Từ việc đưa
ra nguyên nhân xuất hiện những bài báo “thảm họa”, báo này đã đưa ra lời
cảnh tỉnh “truyền thông mạng phải tự vấn” và đề xuất giải pháp khá mạnh là
đóng cửa tờ báo vi phạm nặng.
Cụ thể loạt bài viết trên báo Tuổi trẻ:
- Thảm họa soi mói (Tuổi trẻ TP.HCM Thứ Sáu, ngày 24/06/2011)
- Chứng mê đắm tin giật gân (Tuổi trẻ TP.HCM, Thứ Bảy, ngày
25/06/2011)
- Khi đạo đức bị tàn phá (Tuổi trẻ TP.HCM, Chủ Nhật, ngày
26/06/2011)
- Truyền thông mạng phải tự vấn (Tuổi trẻ TP.HCM, bản Thứ Hai,
ngày 27/06/2011)
- Vi phạm nặng, sẽ đóng cửa tờ báo (Tuổi trẻ TP.HCM, Thứ Ba, ngày
28/06/2011)
Có thể thấy, các bài viết, diễn đàn trên các báo nói trên đã đưa ra được
một bức tranh báo mạng với những gam màu tối, đầy những hình ảnh, thông
tin lá cải; Phân tích khá chi tiết bản chất của thông tin “thảm họa” về văn hóa
– nghệ thuật và đưa ra những thông báo hậu quả của cách đưa thông tin như
vậy. Đây đều là những tư liệu giá trị giúp tác giả luận văn có cơ sở bước đầu
quan trọng trong nghiên cứu đề tài của mình.
Ngoài ra, trong quá trình tìm tư liệu cho luận văn, tác giả nhận thấy có
những nghiên cứu đáng chú ý sau: Luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Thị
Bích Ngọc (năm 2010) với đề tài: Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến
đối với thông tin Văn hóa – nghệ thuật. Luận văn đã chỉ ra cách tiếp cận, khai
thác đề tài và đưa thông tin về Văn hóa – nghệ thuật trên báo trực tuyến của các
nhà báo. Các luận văn của tác giả Phạm Thị Hằng (năm 2008) với đề tài: Nâng
cao chất lượng thông tin trên báo điện tử, của tác giả Nguyễn Thị Bình (năm
2006) với đề tài: Nâng cao chất lượng báo chí Internet trong thời gian tới đề cập
tới thực trạng và đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng của báo mạng điện tử.
Những tư liệu này là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn trong việc nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu về một hiện tượng cụ thể trên báo mạng là đưa
thông tin một cách “thảm họa” thì chưa có đề tài nào được tiến hành. Trong luận
văn thạc sỹ của mình, tác giả luận văn sẽ phân tích và làm rõ hơn cụm từ “thảm
họa báo mạng”, chỉ ra bản chất của cách đưa thông tin này. Đặt báo mạng trong
mối tương quan với các loại hình báo chí khác để chỉ ra rằng, ngôn ngữ báo
mạng có những lợi thế riêng mà không loại hình báo chí nào có được và đó cũng
chính là yếu tố then chốt để báo mạng là nơi thể hiện rõ nhất “thảm họa” trong
việc đưa thông tin về văn hóa – nghệ thuật. Luận văn cũng khảo sát trên những
đầu báo mạng cụ thể và đưa ra mô hình quản lý, phát triển báo mạng hiệu quả ở
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một hiện tượng xuất hiện trên báo mạng điện tử
đó là “thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ thuật.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát trang thông tin về Văn hóa – nghệ
thuật trên ba báo mạng điện tử Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn,
luận văn phân tích rõ thực trạng thông tin về văn hóa – nghệ thuật trên ba báo
này; Tìm hiểu cách tiếp cận, khai thác đề tài, lựa chọn nội dung thông tin “hút
khách” và thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau.
Tác giả luận văn cũng đề xuất kinh nghiệm phòng tránh thảm họa báo
mạng cho phóng viên và biên tập viên mảng văn hóa – nghệ thuật, đồng thời,
đưa ra mô hình quản lý báo mạng hiệu quả ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích những bài báo được lựa chọn theo tiêu chí là
“thảm họa” thông tin trong chuyên mục văn hóa – nghệ thuật – giải trí trên ba
báo mạng điện tử Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn.
Sở dĩ tác giả luận văn lựa chọn 3 báo trên bởi đây là những báo mạng uy
tín của Việt Nam, là chuẩn mực về ngôn ngữ báo mạng, có số lượng người
truy cập lớn nên có sức ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng. Nghiên cứu
những tờ báo mạng tiêu biểu nhất của Việt Nam sẽ thấy được một cách tổng
quan và chính xác nhất về văn hóa đưa tin của báo chí nước nhà về văn hóa –
nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát tất cả các bài viết phản ánh về văn hóa, nghệ thuật
theo hướng “thảm họa” trên 3 báo: Vietnamnet, Vnexpress, Dân trí trong 2
năm 2011, 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào lý thuyết về truyền thông, báo chí nói chung và chủ trương,
đường lối, chính sách về báo chí nói chung và báo mạng nói riêng của Đảng
và Nhà nước.
5.2. Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương
pháp thu thập tài liệu, phân tích nội dung, so sánh, thống kê, tổng hợp…
Trước tiên, luận văn dựa trên các tư liệu thu được từ các nguồn như: Sách,
báo, tạp chí, mạng internet… để tìm hiểu, phân tích những đặc điểm và ưu thế
của ngôn ngữ báo mạng. Phân tích động cơ đưa tin của phóng viên báo mạng,
tâm lý tìm đọc tin của độc giả và nhu cầu mượn báo mạng làm công cụ quảng
bá tên tuổi của các chủ thể là những nhân vật trong thế giới showbiz. Chính
mối quan hệ “tay ba” này làm “thảm họa” báo mạng ngày càng phát triển.
Sau đó, tiến hành khảo sát, phân tích nội dung và hình thức thể hiện của
các bài báo “thảm họa” trong 2 năm 2011, 2012 trên ba báo mạng điện tử
Vnexpress.net, Dantri.com.vn và Vietnamnet.vn. Từ đó đưa ra những kiến
nghị phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử để nêu lên
đặc điểm ngôn ngữ loại hình báo mạng điện tử so với những loại hình báo chí
trước đó. Phân thích về một hiện tượng đang được quan tâm khi báo mạng
bùng nổ đó là “thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa – nghệ
thuật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc khảo sát ba tờ báo mạng tiêu biểu của Việt Nam, luận văn chỉ
ra được thực trạng báo mạng Việt Nam trong việc thông tin về văn hóa nghệ
thuật. Luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm phòng tránh thảm họa cho
phóng viên và biên tập viên mảng văn hóa – nghệ thuật trong quá trình làm
nghề.
Tác giả luận văn bước đầu đề xuất mô hình quản lý báo mạng Việt
Nam phù hợp với tình hình hiện tại để phòng tránh “thảm họa”.
Luận văn giúp cho các tòa soạn báo mạng điện tử có cái nhìn khách
quan về thực trạng cách làm tin bài trên báo mạng điện tử hiện nay để có
những điều chỉnh trong việc tiếp cận thông tin và thể hiện thông tin văn
hóa – nghệ thuật sao cho phù hợp.
Luận văn giúp nhà trường - những cơ sở đào tạo chuyên ngành báo
chí có cái nhìn tổng quát về thực trạng trên để trong quá trình giảng dạy,
định hướng sinh viên cách ứng xử có văn hóa với thông tin văn hóa – nghệ
thuật để từ đó khi sinh viên ra trường, hoạt động trong các tòa soạn sẽ áp
dụng và góp phần hạn chế được những thảm họa đó.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và danh mục Tài liệu tham khảo, phần
nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương cơ bản:
Chương 1: Báo mạng điện tử và vấn đề thông tin văn hóa – nghệ
thuật
Chương 2: Phân tích “thảm họa” thông tin về văn hóa – nghệ thuật
trên báo mạng điện tử Việt Nam (Vietnamnet.vn, Vnexpress.net,
Dantri.com.vn)
Chương 3: Kinh nghiệm ứng xử với “thảm họa báo mạng” và giải
pháp quản lý báo mạng điện tử Việt Nam


/file/d/1hmOko9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status