Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010) - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ấn Độ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, đƣợc coi nhƣ
một trong những chiếc cầu nối văn hóa Đông và Tây. Ấn Độ là một quốc gia đa
dạng về sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, một nƣớc đang phát triển và có tiềm năng để
trở thành một trong những trụ cột của thế giới trong tƣơng lai.
Kể từ ngày giành đƣợc độc lập vào năm 1947, Ấn Độ đã thi hành chính sách
đối ngoại với hai nguyên tắc cơ bản là trung lập, không liên kết nhƣng kiên quyết
ủng hộ phong trào Giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các dân tộc. Cùng cảnh ngộ là các nƣớc thuộc địa, Ấn Độ tích cực ủng hộ sự
nghiệp giải phóng dân tộc của các nƣớc Á, Phi, Mỹ Latinh, cũng nhƣ công cuộc
chống chủ nghĩa thực dân tái xâm lƣợc của các nƣớc trên thế giới. Tháng 3/1947,
Ấn Độ triệu tập hội nghị Liên Á gồm 27 nƣớc nhằm đoàn kết các dân tộc Châu Á
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc. Tháng 12/1954,
tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc gặp giữa thủ tƣớng Trung Quốc Chu Ân
Lai và thủ tƣớng Ấn Độ Nêru. Hai bên đã thống nhất đƣa ra “5 nguyên tắc chung
sống hoà bình”. “5 nguyên tắc chung sống hoà bình” này đã làm cơ sở quan trọng
dẫn đến sự ra đời Hội nghị Băng Đung (tháng 4/1955) ở Indonesia với sự tham gia
của 29 nƣớc Á – Phi. Hội nghị Băng Đung đã đi vào lịch sử nhƣ là tiền thân của
Phong trào Không liên kết.
Tính nhất quán về đƣờng lối đối ngoại của Ấn Độ cũng thể hiện một cách rõ
ràng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng nhƣ trong việc xây
dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nhân dân các nƣớc
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi cùng
với những khó khăn nội bộ, Ấn Độ đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với các
khu vực và các đối tác trên thế giới, trong đó có “chính sách hƣớng Đông”.
Thời điểm bắt đầu thực thi “chính sách hƣớng Đông” cũng chính là lúc thành
quả quan hệ Ấn Độ - ASEAN có những bƣớc khởi sắc. Việc nghiên cứu “chính
sách hƣớng Đông” sẽ không chỉ giúp chúng ta hiểu biết thêm về sự điều chỉnh chiến
lƣợc chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á mà còn giúp chúng


ta biết thêm về những tác động cũng nhƣ thành quả của “chính sách hƣớng Đông”
mang lại trong mối liên hệ Ấn Độ với các nƣớc ASEAN trong đó có Việt Nam.
Vì vậy, chúng tui đã quyết định chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau
chiến tranh lạnh (1991-2010)” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu Ấn Độ nói chung và chính sách đối ngoại Ấn Độ nói riêng đã
hình thành từ khá lâu. Nhiều quốc gia đã có các cơ quan hay viện nghiên cứu
chuyên sâu về Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, việc nghiên cứu về lĩnh vực đối ngoại của nƣớc này tập trung ở
một số trung tâm lớn nhƣ Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Trung tâm
nghiên cứu chính sách (ở New Delhli), Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng
(IDSA), Viện Nghiên cứu xung đột và hòa bình (IPCS)… Một số các tác phẩm tiêu
biểu viết về chính sách cũng nhƣ quan hệ với khu vực ASEAN bao gồm: “India and
ASEAN – the politics of India’s look East Policy” của Amitabh Mattoo, “India and
Southeast Asia – Chanllenges and Opportunities” của Baladas Ghoshal, “India –
ASEAN Relations” của Mohit Anand…
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về Ấn Độ cũng đã có từ khá lâu, các nghiên
cứu tập trung vào chính sách đối ngoại Ấn Độ, sự thay đổi trong chính sách đối
ngoại hay “chính sách hƣớng Đông”... Một số tác giả ở Việt Nam nhƣ: Đỗ Đức
Định - “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Trần Thị Lý – “Sự điều chỉnh chính sách của cộng
hòa Ấn Độ”, Đinh Trung Kiên – “Ấn Độ hôm qua và hôm nay”… , một số luận văn
thạc sỹ đã từng nghiên cứu về Ấn Độ nhƣ Nguyễn Trƣờng Sơn - “chính sách hƣớng
Đông” của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - ASEAN”, Nguyễn Thanh
Tâm – “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau chiến tranh lạnh”. Việc nghiên cứu một
cách tổng thể về mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN trong những năm gần đây xuất
hiện ngày càng nhiều và tập trung hơn, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nhƣ hợp tác an
ninh, hợp tác kinh tế. Các bài nghiên cứu gần đây nhƣ bài viết của tác giả Mai Ngọc
Chừ - “Một số nhận xét về quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN”, Võ Xuân Vinh –
“Quan hệ an ninh Ấn Độ - ASEAN trong bối cảnh “chính sách hƣớng Đông” của
Ấn Độ”, Nguyễn Cảnh Huệ - “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ sau chiến tranh


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status