Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN: CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ
LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................................... 6
1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1. Khiếm thính............................................................................................. 6
1.1.1.Khái niệm.............................................................................................. 6
1.1.2. Bệnh khiếm thính ................................................................................. 6
1.1.3. Trẻ khiếm thính .................................................................................... 8
1.1.4. Sinh lí nghe .......................................................................................... 8
1.1.5. Các nguyên nhân của bệnh khiếm thính................................................ 8
1.1.6. Thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ..................................................... 9
1.1.7. Rối loạn phát âm................................................................................. 12
1.1.8. Phân loại khiếm thính......................................................................... 12
1.1.9. Các biện pháp can thiệp...................................................................... 14
1.1.10. Trị liệu ngôn ngữ (speech therapy) ................................................... 15
1.1.11. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ .......................................................... 17
1.2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt................................................................... 19
1.2.1 Ngữ âm học cấu âm............................................................................. 19
1.2.1.1. Cơ cấu luồng hơi ............................................................................. 19
1.2.1.2. Sự tạo thanh (Phonation) ................................................................. 21
1.2.1.3. Cấu âm ............................................................................................ 21
1.2.2. Ngữ âm học âm học............................................................................ 22
1.2.3. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt................................................................ 22
1.2.3.1. Âm tiết tiếng Việt ............................................................................ 22
1.2.3.2. Phụ âm đầu tiếng Việt...................................................................... 25
1.4.4. Về phụ âm tắc thanh hầu // ................................................................ 33
1.4.5. Phụ âm B // và Đ // trong tiếng Việt................................................ 36
2. Tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 38
2.1. Tư liệu nghiên cứu................................................................................. 38
2.1.1 Các “mẫu” nghiên cứu (Trẻ khiếm thính) ............................................ 38
2.1.2. Bảng từ thử......................................................................................... 39
2.1.3. Cơ sở đánh giá, phân loại và xử lí số liệu ghi âm................................ 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 43
CHƯƠNG 2. KHẢ NĂNG PHÁT ÂM CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH ĐỐI
VỚI CÁC LOẠI PHỤ ÂM ĐẦU TIẾNG VIỆT ....................................... 44
1. Kết quả nghiên cứu................................................................................... 45
1.1. Xử lí số liệu........................................................................................... 45
1.2. Kết quả nghiên cứu................................................................................ 45
2. Nhận xét và bàn luận ................................................................................ 53
2.1. Trẻ khiếm thính có khả năng phát âm đúng tất cả phụ âm đầu tiếng Việt.
..................................................................................................................... 53
2.2. Tỉ lệ các phụ âm đầu tiếng Việt được phát âm đúng .............................. 55
2.2.1. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng cao..................................... 56
2.2.2. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng thấp.................................... 58
2.2.3. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng trung bình. ......................... 60
.2.3. Cách phát âm thay thế phụ âm. ............................................................. 60
2.4. Những phụ âm được thay thế................................................................. 62
2.4.1. Trường hợp phát âm phụ âm bị thay thế bằng phụ âm //.................... 63
2.4.2. Trường hợp phát âm phụ âm bị thay thế bằng phụ âm khác //............ 65
2.4.3. Xu hướng thay thế phụ âm bằng phụ âm khác. ................................... 67
3. Thảo luận về phương pháp dạy trẻ khiếm thính phát âm phụ âm đầu. .......... 72
3.1. Về phương pháp dạy phát âm. ............................................................... 72
3.2. Đề xuất những biện pháp lâm sàng trước và sau khi can thiệp............... 86
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 86
CHƯƠNG 3. KHẢ NĂNG PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU CỦA CÁC NHÓM
TRẺ KHIẾM THÍNH ................................................................................ 88
1. Nhận xét chung ........................................................................................ 88
2. Khả năng phát âm phụ âm đầu của từng nhóm trẻ khiếm thính...................... 92
2.1. Phân loại theo biện pháp can thiệp......................................................... 93
2.1.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................. 93
2.1.2. Nhận xét ............................................................................................. 98
2.2. Phân loại TKT theo sức nghe .............................................................. 100
2.2.1. Kết quả nghiên cứu........................................................................... 100
2.2.2. Nhận xét ........................................................................................... 105
2.3. Phân loại theo thời gian trị liệu............................................................ 108
2.3.2. Nhận xét ........................................................................................... 113
2.4. Phân loại theo tuổi............................................................................... 115
2.4.1. Kết quả nghiên cứu........................................................................... 116
2.4.2. Nhận xét ........................................................................................... 120
2.5. Phân loại theo giới............................................................................... 122
2.5.1. Kết quả nghiên cứu........................................................................... 122
2.5.2. Nhận xét ........................................................................................... 127
3. Đề xuất................................................................................................... 128
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 131
KẾT LUẬN............................................................................................... 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 135
PHỤ LỤC.................................................................................................. 140
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là cách giao tiếp cơ
bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người: “Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V. I. Lênin).
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau lao động,
đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Giao tiếp ngôn ngữ, chủ yếu là giao
tiếp bằng lời, bao gồm hoạt động nói (của người nói - người phát thông tin) và
hoạt động nghe (của người nghe - người tiếp nhận thông tin). “Nghe là tiền đề
của nói, nhờ có nghe nói mà loài người đã tập hợp được thành một xã hội và
xã hội đó sẽ có nền văn minh ngày càng phát triển”. (Ph. Ăng ghen). Mọi sự
“trục trặc”, rối loạn trong quá trình nói – nghe đều ảnh hưởng đến giao tiếp và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Rối loạn nói (Speaking
Disorder) là rối loạn phát âm, gặp khó khăn khi phát âm các tín hiệu âm thanh
ngôn ngữ. Rối loạn nghe (Hearing Disorder) là rối loạn, khó khăn khi tiếp
nhận các tín hiệu âm thanh ngôn ngữ.
Trên thực tế, có những trẻ sinh ra đã bị rối loạn nghe. Do những nguyên
nhân khác nhau, trẻ bị giảm, hay mất hoàn toàn khả năng nghe được gọi
chung là trẻ khiếm thính, với mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và điếc hoàn
toàn. Do hạn chế hay không thể tiếp nhận (nghe) được các tín hiệu âm thanh
ngôn ngữ, trẻ khiếm thính từ nhỏ, cũng khó khăn hay không có khả năng
phát âm (nói) các tín hiệu ngôn ngữ. Tại Việt Nam chưa có điều tra nghiên
cứu sâu, toàn diện nào về tình hình khiếm thính nói chung, khiếm thính bẩm
sinh nói riêng. Chỉ có một số tài liệu ước tính rằng, tỉ lệ TKT ở Việt Nam là
5‰ [16], [17]. Trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra 3/1000 trẻ có vấn đề về
điếc bẩm sinh [16], [17]. Đây là một tỉ lệ rất cao. Nếu chúng ta không can
thiệp sớm và điều trị phục hồi sớm cho người khiếm thính thì họ quả là một
gánh nặng không hề nhẹ cho xã hội. Tàn tật về nghe bẩm sinh ở trẻ sẽ biến
một con người lành lặn, bình thường về thể chất bên ngoài ở hiện tại trở thành
một con người tàn phế trong tương lai. Họ sẽ không có khả năng giao tiếp và
hòa nhập với xã hội nếu không được can thiệp điều trị phục hồi sức nghe và
khả năng ngôn ngữ.
Chính vì thế, việc phục hồi sức nghe và tiếng nói cho TKT hết sức cần
thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cá nhân và xã hội. Ngành y học và
thính học đã tiên phong trong công cuộc đó bằng những biện pháp can thiệp
sớm như sàng lọc khiếm thính, chẩn đoán sức nghe, cung cấp thiết bị trợ
thính,...Nhờ đó, TKT có thể nghe thấy âm thanh, trong đó có tiếng nói của
con người. Cùng với những đóng góp của y học và thính học trong việc cải
thiện sức nghe, ngành ngôn ngữ học cũng góp một phần đóng góp không nhỏ
trong việc mang ngôn ngữ lại cho con người thông qua trị liệu ngôn ngữ.
Những lí thuyết ngôn ngữ nói chung, lí thuyết ngữ âm học nói riêng chính là
những công cụ trợ giúp đắc lực trong “nghiên cứu bệnh học” việc dạy trẻ em
khiếm thính. (Lĩnh vực này thuộc lĩnh vực ngữ âm bệnh học - Pathological
Phonetics).
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm
bệnh học. Tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu ngữ âm bệnh học về
phục hồi ngôn ngữ cho TKT chưa nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở
các đối tượng bệnh liên quan đến rối loạn giọng (voice disorder), rối loạn cấu
âm (Articulatory disorder), ít có đề tài ngữ âm bệnh học về rối loạn nghe
(Hearing disorder) ở trẻ khiếm thính.
Trong tình hình đó, chúng tui đã tực hiện đề tài“Đánh giá khả năng
phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (có mang thiết bị trợ thính và trị liệu
ngôn ngữ)" với các mục tiêu sau đây:
1- Miêu tả, đánh giá về khả năng phát âm của TKT đối với các loại
PÂĐ tiếng Việt;
2- Miêu tả đánh giá khả năng phát âm PÂĐ của từng nhóm TKT nói
riêng (trên cơ sở phân loại theo biện pháp can thiệp, sức nghe, thời gian trị
liệu ngôn ngữ, tuổi và giới tính);
3- Đề xuất những phương pháp dạy phát âm PÂĐ cho TKT nói chung
và từng đối tượng TKT nói riêng
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khả năng phát âm PÂĐ tiếng Việt
của TKT.
Chúng tui chọn phạm vi nghiên cứu này là vì: PÂĐ cùng phần vần và
thanh điệu là những thành tố không thể thiếu để cấu thành nên một âm tiết
tiếng Việt. Những âm tiết bị lỗi phát âm ở bất cứ một bộ phận nào đều khiến
cho âm tiết bị sai, nhất là những lỗi về PÂĐ. Bởi PÂĐ có giá trị mở đầu và
khu biệt âm tiết rất rõ ràng. Nó quyết định đến ý nghĩa của âm tiết và nội
dung giao tiếp. Trên thực tế, chúng tui thấy trong các lỗi phát âm của TKT,
lỗi phát âm PÂĐ chiếm số lượng nhiều nhất. Việc huấn luyện nghe - nói PÂĐ
cho TKT cũng gặp nhiều khó khăn nhất. Nguyên nhân ban đầu là do số lượng
PÂĐ nhiều, các nét khu biệt phức tạp hơn so với nguyên âm và thanh điệu.
Tiếng Việt có 9 âm vị nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Nguyên âm phân
biệt dựa vào độ nâng của lưỡi và độ mở của miệng. Tiếng Việt có 6 thanh
điệu phân biệt dựa trên âm vực và đường nét. Nhưng tiếng Việt có đến 22 âm
vị PÂĐ phân biệt phụ thuộc vào cách cấu âm và vị trí cấu âm. Trong
cách cấu âm PÂ lại phân loại theo tiêu chí tắc, xát, mũi, bên, vô
thanh, hữu thanh. Theo vị trí cấu âm PÂ lại phân loại theo vị trí môi, răng,
đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi, họng. Do đó, TKT thường hay gặp khó khăn hơn
trong việc học nghe – nói PÂ. Đặc biệt là những PÂ có tần số cao, có vị trị
cấu âm sau, PÂ khó bắt chước hình miệng. Do vậy, việc luyện nghe - nói
PÂĐ rất quan trọng và không thể bỏ qua đối với TKT. Điều đó sẽ giúp TKT
không chỉ phát âm tốt hơn mà việc tiếp nhận (nghe) lời và hiểu lời cũng tốt
hơn. Từ đó, giúp các em có thể giao tiếp tốt hơn, giúp các em dần tự tin trong
cuộc sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tui thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thu thập tư liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa các phát âm của TKT.
- Phân tích tư liệu thu thập được bằng các chương trình máy tính như
Praat, Speech Analysez,...
- Miêu tả những phát âm của TKT bằng chương trình Praat, Speech
Analysez,...
- Nhận diện các đặc trưng cách phát âm của TKT nói chung và từng
nhóm TKT nói riêng (các nhóm trẻ được phân loại theo tuổi, giới tính, biện
pháp can thiệp, thời gian trị liệu, sức nghe).
- Đề xuất giải pháp khắc phục rối loạn phát âm PÂĐ của TKT; phương
pháp dạy phát âm từng loại PÂĐ đối với từng nhóm TKT.
4. Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa khoa học
- Chỉ ra những đặc điểm của hệ thống PÂĐ tiếng Việt VÀ khả năng
phát âm các loại PÂĐ khác nhau của TKT.
- Chỉ ra khả năng phát âm PÂĐ ở các nhóm TKT (khác nhau về sức
nghe, biện pháp can thiệp, thời gian trị liệu, tuổi, giới tính).
Ý nghĩa thực tiến
- Đề xuất những giải pháp trong việc trị liệu (dạy) phát âm PÂ TKT nói
chung và các nhóm TKT khác nhau nói riêng,.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan: Cơ sở lí luận, phương pháp và tư liệu
nghiên cứu.
Chương 2: Khả năng phát âm của trẻ khiếm thính đối với các loại phụ
âm đầu tiếng Việt .
Chương 3: Khả năng phát âm phụ âm đầu của các nhóm trẻ khiếm
thính.
Ngoài ra, trong phần Phụ lục, chúng tui trình bày các tư liệu sau:
- Danh sách TKT.
- 30 phiếu phát âm của TKT theo bảng từ thử.
- Bảng đánh giá sức nghe sau đeo máy (kết quả đo đơn âm) và khả
năng phát âm 6 âm Ling của TKT.
- Bảng kí hiệu phiên âm quốc tế IPA.
- Bảng phát triển PÂ của trẻ.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status