Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo truyền hình - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, bước vào giai đoạn đổi mới,
phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, báo chí
nước ta không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.
Theo Báo cáo của Bộ Thông tin truyền thông, tính đến tháng 12/2013,
toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan
Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70
báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí. Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh,
truyền hình Trung ương và địa phương.
Những năm gần đây, ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây
không ít khó khăn cho kinh tế báo chí. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin
và nhu cầu tăng doanh thu là những yếu tố khiến việc cạnh tranh cung cấp
thông tin giữa các cơ quan báo chí ngày càng trở nên gay gắt. Đồng thời với
nó là hàng loạt sai phạm trong tác nghiệp báo chí đã xảy ra, trong đó có sai
phạm thuộc về phạm trù đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Đây cũng là vấn
đề đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp báo chí đã trở thành chủ đề nóng trên các
diễn đàn, các hội thảo bàn về báo chí. Nhưng dường như số lượng những vụ
việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà
đang có xu hướng tăng lên. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng vi phạm đạo đức
nghề nghiệp là đưa thông tin sai sự thật, không chính xác làm tổn hại đến
danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp... Trên các trang
báo điện tử, báo in đăng tải quá nhiều các vụ án mạng, các mặt trái của xã hội;
các vụ hôn nhân, tình dục; khai thác các khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống
tâm linh; chuyện riêng tư của các người mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác
bạo lực... Có không ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm
doanh nghiệp đưa tiền, ép làm quảng cáo; có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyên địa chỉ, tên thật... Nhiều trường hợp nhà báo sao
chép, sử dụng tin bài của người khác mà không có sự đồng ý của tác giả, hoặc
dùng phương tiện của báo chí để “lăng xê”, tâng bốc người này, dìm người
khác với mục đích lợi ích cá nhân.
Trong lĩnh vực truyền hình, đây cũng là vấn đề vô cùng quan trọng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng lớn các Đài truyền hình.
Theo thống kê của Bộ Thông tin truyền thông, trong 67 đài phát thanh truyền
hình, có 03 đài phủ sóng mặt đất toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát
thanh, truyền hình địa phương. Hiện tại, Việt Nam có 178 kênh chương trình
phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương trình truyền hình,
75 kênh chương trình phát thanh. Nhiều chương trình phát thanh truyền hình
quốc gia và một số chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá khác được
phát sóng trên mạng Internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục
vụ thông tin đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống
truyền hình trả tiền tiếp tục được đầu tư, phát triển. Riêng 04 cơ quan báo
hình lớn nhất của Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ
thuật số VTC, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh) đã sản xuất 73 kênh truyền hình trả tiền. Ngoài ra, trên hệ
thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4
triệu thuê bao trên toàn quốc.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng xã hội hóa
truyền hình, hàng trăm kênh truyền hình hiện nay đang “trăm hoa đua nở”,
thu hút một số lượng lớn nhân lực làm truyền hình. Những năm gần đây,
những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo truyền hình ngày càng có xu
hướng gia tăng. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những vụ vi phạm như: thông
tin không chính xác; dàn dựng những câu chuyện sai sự thật, thiếu kiểm
chứng, những “màn kịch” giả dối lấy nước mắt khán giả; phát sóng những
hình ảnh vi phạm thuần phong mỹ tục; đưa lên sóng những chương trình mà


91R3KGQc9nIm2ee
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status