Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Miêu tả:Hệ thống hóa khái niệm, quy trình, phương pháp thực hiện và đánh giá chiến dịch truyền thông và khái quát vế chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm. Khảo sát thực trạng chiến dịch truyền thông do Bộ Y tế thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2006 đến năm 2012. Đánh giá về chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm và giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, đến sự
phát triển giống nòi mà còn ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, xuất
nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch và uy tín quốc gia.
Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Song, mặt trái của nó cũng kéo theo nỗi lo
ngại của ngƣời tiêu dùng về những vấn đề nhƣ thịt gia súc, gia cầm có tồn dƣ
hormon tăng trọng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm nhiễm phóng xạ, dƣ
lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cao trong rau quả, các loại chất phụ gia có hại cho
sức khỏe, vật nuôi bị ô nhiễm kim loại nặng… Mối lo ngại này không chỉ ở
một quốc gia mà trên toàn thế giới.Từ thực tiễn đó mỗi quốc gia đều có chính
sách chiến lƣợc về đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại Việt
Nam, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
coi trọng, tháng 7/2003 Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh vệ
sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Bộ Y Tế - cơ quan chủ quản về chất lƣợng
vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với các Bộ ngành xây dựng các chiến lƣợc,
dự án, kế hoạch hành động. Có thể nói vệ sinh an toàn thực phẩm ở nƣớc ta
đang là vấn đề bức bối hiện nay (VD: quản lý chƣa chặt chẽ, văn bản pháp luật
chƣa đầy đủ, ý thức của ngƣời dân còn kém, tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn
ra khá phổ biến…), nhiều ngƣời dân tỏ ra nghi ngờ và khó lựa chọn thực phẩm
an toàn, kể cả những thực phẩm thiết yếu. Dù các ban, ngành đã có nhiều nỗ
lực, nhƣng trƣớc những lý do khách quan, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm
vẫn là một thách thức lớn.
Vấn đề này đã thúc đẩy các cơ quan, tổ chức liên quan tới VSATTP tiến
hành các chiến dịch truyền thông nhằm thông tin phổ biến kiến thức liên quan
Formatted: Level 1, Li
1.45 li
Formatted: Heading 2
Multiple 1.45 li
đến chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm khiến công chúng tin tƣởng và làm
theo tức là dẫn đến thay đổi hành vi nhận thức của công chúng. Thêm vào đó
mục tiêu xa hơn của chiến dịch truyền thông VSATTP chính là giải pháp nhằm
phục vụ lợi ích của xã hội, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế xã
hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đây là một trong những con đƣờng
hiệu quả giúp tổ chức xây dựng hình ảnh và lấy lòng tin của công chúng.
Có thể nói khái niệm về chiến dịch truyền thông đã xuất hiện từ lâu trên
thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm về chiến dịch truyền thông là một
khái niệm phức tạp, thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp. Bởi chiến dịch truyền thông bao gồm
nhiều hoạt động, công đoạn nhƣ nghiên cứu, chuẩn bị, lập kế hoạch, thực hiện
và đánh giá hiệu quả nên yêu cầu nguồn kinh phí lớn. Do vậy, các chiến dịch
truyền thông thƣờng đƣợc các cơ quan tổ chức có quy mô lớn thực hiện. Ở
nƣớc ta, trong vài năm gần đây, chiến dịch truyền thông đƣợc tổ chức rất quan
tâm và coi đó nhƣ là một nghề chuyên nghiệp ứng phó với các vấn đề (crisis).
Với sự trợ giúp của truyền thông (communication) việc thực hiện chiến dịch
truyền thông của tổ chức trở nên dễ dàng hơn trong việc thông tin và thuyết phục
công chúng (publics).
“Chƣơng trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” do Cục An
toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế thực hiện là chƣơng trình ra đời là do nhu cầu
của xã hội, nhằm giải quyết một vấn đề đặc biệt cấp thiết với những mục tiêu
rõ ràng, trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra một cơ sở tiền đề để tiếp tục
duy trì và phát triển những thành quả đã đạt đƣợc. Mục đích cuối cùng là nâng
cao chất lƣợng công tác quản lý từ trung ƣơng tới địa phƣơng và nhận thức
thực hành VSATTP cũng nhƣ ý thức trách nhiệm của ngƣời sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng sản phẩm. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn
thực phẩm có mốc lịch sử ra đời vào năm 2000 khi Chính phủ đã phê duyệt
chƣơng trình bảo đảm VSATTP là một trong 10 chƣơng trình mục tiêu quốc
gia của Bộ Y tế. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia VSATTP bao gồm các dự án
với các mục tiêu cụ thể cho từng dự án. Với mỗi dự án cần đề ra các hoạt động
để đạt đƣợc mục tiêu đó. Trong đó Bộ Y tế với vai trò chức năng là cơ quan
quản lý chƣơng trình, phối hợp với các Bộ ngành liên quan thành lập ban chủ
nhiệm chƣơng trình chỉ đạo điều hành triển khai các hoạt động của dự án.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện các chiến dịch
truyền thông về vấn đề xã hội cũng nhƣ hiệu quả tác động của nó tới công
chúng, đồng thời dựa vào đặc điểm và hiệu quả của chƣơng trình mục tiêu
quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, ngƣời viết lựa chọn đề tài “Chiến dịch
truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực
phẩm”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Phải khẳng định nghiên cứu về vấn đề về truyền thông vệ sinh an toàn
thực phẩm không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên việc đề cập tới góc độ quy
trình tổ chức và hiệu quả của chiến dịch truyền thông về vệ sinh an toàn thực
phẩm thì chƣa đƣợc bàn tới nhiều tại Việt Nam. Để hỗ trợ công tác nghiên cứu
tui có tham khảo một số tƣ liệu sau:
a. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam
Nhƣ đã trình bày ở trên, tổ chức chiến dịch truyền thông vẫn là những vấn
đề còn mới mẻ tại Việt Nam. Các nghiên cứu chỉ tập trung vào từng vấn đề của
chiến dịch truyền thông mà không đặt nó trong hệ thống của quy trình tổ chức
và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Nếu có thì còn mang tính chất khái quát
và sơ lƣợc. Một số đề tài và nghiên cứu đi trƣớc có nhắc tới vấn đề này có thể
kể tới:
+“Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi
tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo Tuổi trẻ”– Nguyễn Lan Hƣơng
– Luận văn tốt nghiệp, Học viện báo chí tuyên truyền. Đây là đề tài gần với
hƣớng nghiên cứu của tác giả. Đề tài đã đề cập tới tổ chức và thực hiện chiến
dịch truyền thông trên báo in, từ đó nâng cao khả năng tác động của báo in qua
việc tổ chức các chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên đề tài còn bó hẹp khảo sát
quy trình tổ chức chiến dịch qua phƣơng tiện là báo in.
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, tác giả Tạ Ngọc Tấn có đề cập tới
mô hình và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng. Phải nắm bắt đƣợc mô
hình và cơ chế tác động, những ngƣời làm truyền thông có thể xây dựng đƣợc
chiến dịch tuyên truyền hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ dừng ở mức
mô tả mô hình truyền thông và quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng
chứ chƣa vạch ra cụ thể quy trình thực hiện một chiến dịch truyền thông.
+ Cuốn “Tuyên truyền vận động dân số và phát triển” có hƣớng dẫn cụ
thể từng bƣớc để xây dựng chiến dịch truyền thông dân số và phát triển, từ
nghiên cứu đối tƣợng đến xây dựng và thực hiện kế hoạch, cuối cùng là giám
sát và đánh giá hiệu quả của chƣơng trình. Với mỗi khâu trong chiến dịch, các
tác giả đƣa ra những ví dụ cụ thể giúp ngƣời đọc dễ hình dung hơn.
+ Cuốn “Truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm” – chủ biên TS. Trần
Chí Liêm – NXB Y Học: Tác giả đã đƣa ra những vấn đề về truyền thông, mô
hình truyền thông VSATTP, cách tiếp cận và đối tƣợng truyền thông của các
hoạt động này, thông điệp truyền thông, chiến lƣợc huy động và sử dụng các kênh
truyền thông.Tuy nhiên, do là những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về hoạt
động truyền thôngnên vấn đề chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp chỉ
đƣợc các tác giả đề cập ở mức độ chung chung với những phân tích sơ lƣợc về
quy trình tổ chức và đánh giá chiến dịch.
Ngoài ra, ngƣời viết có tham khảo một số tài liệu đƣợc đăng tải trên mạng
Internet nhƣ “Quy trình hoạt động quan hệ công chúng” – tài liệu của công ty
T&A Việt Nam đề cập tới vai trò của truyền thông trong thực hiện các chiến
dịch, cũng nhƣ chiến lƣợc để thực hiện những mục tiêu truyền thông mà tổ
chức, doanh nghiệp đề ra.
b. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới:
+ Trên website http://www.Institueforpr.org, bài viết “From Strategic
Management to Policy Consensus in a Heath-related Crisis: An Analysis of the
National Salmonella Outbreak in The United States” (Từ quản lý chiến lƣợc
đến nhất trí chính sách trong giải quyết khủng hoảng liên quan tới sức khỏe:
phân tích sự bùng nổ vi khuẩn Salmonella tại Mỹ), tác giả Hyojung Park đã đề
cập đến cách sử dụng chiến lƣợc và vai trò của truyền thông trong xử lý khủng
hoảng và đƣa ra các phƣơng pháp thực hiện nhƣ thống kê, nghiên cứu, thu thập
dữ liệu.
+ Cuốn “Campaign Strategies and Message Design” của tác giả Marry
Anne Moffit đã chỉ rõ lý thuyết và kỹ năng truyền thông, xem xét chiến dịch
nhƣ một nghề chuyên nghiệp, chỉ ra chiến lƣợc, các bƣớc tiến hành nghiên cứu,
xây dựng thông điệp và đánh giá kết quả.
+ Trong báo cáo của Julia Coffman thuộc Dự án nghiên cứu Harvard
Family (http://www.gse.harvard.edu), tác giả chia chiến dịch truyền thông
thành hai dạng là: chiến dịch nhằm thay đổi hành vi cá nhân (individual
behaviour change campaigns) và chiến dịch tác động đến ý chí công chúng
(public will campaigns). Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập sơ qua đến các kỹ
năng xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả nhƣng chủ yếu nhấn mạnh vào
khâu “Đánh giá” (evaluation).
+ Trên website của Đơn vị truyền thông của Chính phủ Úc
(http://www.gcu.gov.au) có bài viết How to write a communication Strategy
for an Australia Goverment Campaign (Làm thế nào để viết một chiến lƣợc
truyền thông cho một chiến dịch của Chính phủ Úc?). Các tác giả vạch ra từng
bƣớc tƣơng đối đầy đủ để tiến hành một chiến dịch truyền thông bao gồm: xác
định mục tiêu chƣơng trình, mục tiêu truyền thông, chủ thể truyền thông, nhóm
công chúng mục tiêu, thông điệp chủ chốt, dự dịnh kết hợp truyền thông, vai
trò của cố vấn, nghiên cứu và lƣợng giá, quản lý dự án, ngân sách, kế hoạch,
thời gian...
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về quy trình
tổ chức và đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông có các thông tin liên quan
đến nội dung nghiên cứu về chiến dịch truyền thông.
Trong luận văn này, chúng tui sẽ hệ thống những vấn đề lý luận về chiến
dịch truyền thông, khảo sát thực trạng chiến dịch truyền thông trong chƣơng
trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trên hai báo điện tử
Vietnamnet và Tuoitre.vn, phỏng vấn sâu ý kiến chuyên gia từ đó phân tích,
đánh giá những ƣu điểm và hạn chế trong việc quy trình triển khai triến dịch
truyền thông VSATTP, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của chiến dịch truyền
thông trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu quy trình tổ chức và đánh giá hiệu quả của chiến dịch
truyền thông an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế thực hiện hƣớng tới:
Thứ nhất: Nghiên cứu lý thuyết về truyền thông, chiến dịch truyền thông
(bao gồm quy trình tổ chức và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả của chiến dịch
truyền thông)
Thứ hai: Vận dụng các lý thuyết và kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền
thông vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động triển khai chiến dịch truyền thông
của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm hay giải pháp về kỹ năng và phƣơng pháp tổ chức chiến dịch truyền
thông ở các tổ chức nhằm tác động mạnh đến công chúng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Hệ thống hóa khái niệm, quy trình, phƣơng pháp thực hiện và
đánh giá chiến dịch truyền thông.
Thứ hai: Từ cơ sở lý luận nói trên, soi chiếu vào thực tiễn quy trình tổ
chức chiến dịch truyền thông an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế thực hiện
trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm.
Formatted: Heading 2, L
0", Line spacing: Multiple



aUf7HGTkS6qinyL
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status