Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Chính trị học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Đưa ra khái niệm cơ bản về xung đột xã hội, xung đột xã hội có thể bùng phát thành điểm nóng xã hội và xử lý xung đột xã hội để tạo lập sự đồng thuận xã hội. Tập trung phân tích những nhân tố nảy sinh xung đột trong việc giải quyết đất đai thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Tây từ năm 1995 đến nay. Phân tích thực chất của xung đột liên quan đến vấn đề đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn Hà Tây (Hà Nội hiện nay). Trên cơ sở đó, nêu ra những bài học kinh nghiệm xử lý xung đột và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ phát sinh điểm nóng: nhà nước cần hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng cho thỏa đáng, phù hợp với giá cả thị trường, thực hiện tốt chính sách kinh tế xã hội trên địa bàn; củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; làm tốt công tác dân vận, nâng cao nhận thức của người dân về chính sách pháp luật đất đai; chính quyền địa phương phải luôn công khai, dân chủ, chống tham nhũng, phối hợp giải quyết tốt vấn đề đất đai, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân

Chương 1 Xung đột xã hội và diễn biến xung đột xã hội trong việc
giải quyết đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây
1.1 Xung đột xã hội
1.1.1 Khái niệm xung đột xã hội
1.1.2 Xung đột xã hội có thể bùng phát thành điểm nóng xã hội
1.1.3 Xử lý xung đột xã hội để tạo lập đồng thuận xã hội
1.2 Vấn đề đất đai và những nhân tố nảy sinh xung đột trong
việc giải quyết đất đai thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
1.3 Diễn biến của xung đột xã hội trong việc giải quyết đất
đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng ở tỉnh Hà Tây
Chương 2 Thực chất xung đột và xử lý xung đột liên quan đến
đất đai ở tỉnh Hà Tây- những bài học kinh nghiệm và
giải pháp giải toả xung đột.
2.1 Thực chất xung đột trong việc giải quyết đất đai ở Hà Tây.
2.1.1 Xung đột lợi ích giữa nông dân với chính quyền Nhà nước
trong việc thực thi những quy định, chế độ và chính sách
về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng và chuyển đổi
nghề.
2.1.2 Xung đột lợi ích giữa bộ phận nhân dân với chính quyền cơ
sở trong việc thực hiện những quy định, chế độ và chính
sách về đất đai, kinh tế, xã hội.
2.1.3 Xung đột giữa nhân dân địa phương với các doanh nghiệp
trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
2.2 Giải toả xung đột và những bài học kinh nghiệm.
2.1.1 Giải toả xung đột trong việc giải quyết đất đai ở Hà Tây
2.2.1.1 Giải quyết kịp thời không để phát sinh điểm nóng.
2.2.1.2 Xử lý khi nổ ra điểm nóng.
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm
2.3 Những giải pháp.
2.3.1 Giải pháp chung.
2.3.1.1 Nhà nước cần hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả chính
sách đền bù, giải phóng mặt bằng cho thỏa đáng, phù hợp
với giá cả thị trường. Thực hiện tốt chính sách phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn. 2.3.1.2 Củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các
cấp trong sạch, vững mạnh.
2.3.1.3 Làm tốt công tác dân vận, nâng cao nhận thức của người
dân về chính sách pháp luật đất đai.
2.3.2 Giải pháp cụ thể.
2.3.2.1 Về phía các cấp, cơ quan, ban ngành: Cần Cần làm tốt
công tác phối hợp trong giải quyết những vấn đề liên quan
đến đất đai và lợi ích chính đáng của nhân dân.
2.3.2.1 Về phía chính quyền địa phương: Luôn công khai, dân chủ,
đảm bảo tính công bằng, chống tham nhũng; trên cơ sở
thực tế kịp thời định hướng cho người dân phát triển kinh
tế tại địa phương.
2.3.2.3 Về phía các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn:
Thực hiện tốt các cam kết khi xây dựng và triển khai khu
công nghiệp liên quan đến nông dân.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ Lục PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời
diễn ra quá trình đô thị hoá. Chỉ có thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới
phát triển được kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh
những mặt tích cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng làm nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp, trong nhiều trường hợp dẫn đến xung đột về đất đai, đền bù,
giải phóng mặt bằng, đặc biệt về sinh kế và quyền tự chủ của người nông dân bị thu
hồi đất cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới hay những xung
đột về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp chất thải tại các thành phố
lớn. Việc xử lý xung đột, tạo sự đồng thuận là yêu cầu khách quan, bức thiết hiện
nay, đảm bảo cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Hà Tây trước đây là một địa
bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của thủ đô, là nơi có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng, Hà Tây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt, trong những năm
gần đây, Hà Tây chú trọng thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, hàng loạt những
nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, vui chơi được mọc lên, hệ
thống giao thông được mở rộng, tình hình kinh tế xã hội được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, tiêu cực, vi phạm chính sách đất đai trong việc
thu hồi giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, đường giao thông, các trung tâm đô thị… làm thu hẹp diện tích đất canh tác của
nông dân, vấn đề việc làm của nông dân sau khi mất đất… dẫn đến những xung đột
xã hội nảy sinh ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, một số nơi đã hình thành
điểm nóng về chính trị xã hội.
Từ thực tế đó, Tỉnh ủy, Hội Đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã
tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp giải quyết quyết liệt những
vấn đề phức tạp, để ổn định tình hình trên địa bàn tỉnh. Song quá trình thực hiện
còn không ít thiếu sót, nhược điểm. Thực tiễn đó đòi hỏi cần có biện pháp xử
lý, giải quyết kịp thời các xung đột xã hội, không để phát sinh điểm nóng.
Việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp giải tỏa xung đột xã hội phát sinh
trong qua trình giải quyết đất đai, ngăn chặn nguy cơ phát sinh điểm nóng là một
yêu cầu cấp bách đối với Hà Tây (cũ), Hà Nội ngày nay cũng như của các địa
phương trên cả nước. Chính vì vậy, được sự giúp đỡ của Khoa Chính trị học –
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Lãnh đạo, Ban giám đốc Công an
tỉnh Hà Tây (cũ), Ban giám đốc Công an Thành phố Hà Nội và sự giúp đỡ chỉ bảo
tận tình của người hướng dẫn, tui mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xung đột xã hội
trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn
Hà Tây”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu, những bài viết đăng tải trên
các tạp chí đề cập đến vấn đề “điểm nóng” như đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phòng ngừa giải quyết điểm nóng ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” (Đề tài mã
số KXBĐ-11, Do Ban nội chính trung ương nghiên cứu), đề tài này chủ yếu đề cập
đến khái niệm điểm nóng và các giải pháp giải quyết điểm nóng; Đề tài “Đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn Hà
Tây” (Công an tỉnh Hà Tây thực hiện, Do thạc sĩ Lưu Quang Hợi- Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tây làm chủ biên- năm 2007), đề tài này chủ yếu đề cập đến vai
trò, công tác công an trong việc giải quyết điểm nóng; Đề tài “Xung đột xã hội phát
sinh trong quá trình đổi mới ở Nghệ An- Giải pháp ngăn ngừa, xử lý nhằm đảm bảo
An ninh quốc gia” (Mã số BA 1999-048-006 NXB CAND 2005 chủ yếu đề cập
đến vấn đề phức tạp về an ninh trật tự nảy sinh trong quá trình đổi mới, việc nghiên
cứu khái niệm xung đột cũng như biện pháp giải tỏa xung đột chưa được đề cập
một cách cụ thể); Đề tài “Điểm nóng Thái Bình- những bài học kinh nghiệm và
những vấn đề lý luận” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu
năm 1998 chủ yếu đề cập đến các quy trình xử lý điểm nóng; Đề tài “Điểm nóng
chính trị xã hội và xử lý điểm nóng chính trị xã hội ở huyện Giao Thủy- Nam
Định”…
Những đề tài nghiên cứu, tổng kết, bài viết trên chủ yếu đề cập đến những
vấn đề chung về An ninh trật tự, những thực trạng giải pháp cụ thể để giải quyết
vấn đề an ninh trật tự, hay những kinh nghiệm trong quá trình giải quyết điểm
nóng. Chưa có đề tài nào nghiên cứu có tính toàn diện về lý luận và thực tiễn
những xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành
điểm nóng, từ đó kịp thời ngăn chặn, giải quyết mâu thuẫn không để bùng nổ, phát
sinh điểm nóng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích diễn biến và thực chất của xung
đột xã hội và bài học kinh nghiệm xử lý xung đột xã hội trong việc giải quyết vấn
đề đất đai ở tỉnh Hà Tây, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa, giải
toả xung đột, không để phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:


HZ1l1eUs2c18GvX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status