Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Chính trị học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Làm rõ vai trò ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với phát triển nông thôn nước ta nói chung, tỉnh Hưng Yên nói riêng. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) trong xây dựng nông thôn mới ở của tỉnh Hưng Yên. Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hưng Yên
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................ 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 7
7. Kết cấu luận văn:....................................................................................... 8
CHƢƠNG I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN ............................................................................ 9
1.1. Vấn đề dân chủ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng
....................................................................................................................... 9
1.2. Thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn Hƣng Yên từ năm 1998-2010
..................................................................................................................... 27
1.3. Kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong khi thực hiện quy chế dân
chủ ở xã, phƣờng, thị trấn ........................................................................... 30
Kết quả thực hiện ............................................................................................ 30
Hạn chế, thiếu sót........................................................................................... 33
Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 34
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG BỐI
CẢNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................................................... 37
2.1.Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc.............. 37
2.1.1 Quan điểm của Đảng...................................................................... 37
2.1.2 Phƣơng hƣớng............................................................................... 41
2.1.3 Giải pháp ........................................................................................ 41
2.2. Hƣng Yên trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ........... 45
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hƣng Yên hiện nay 45
Điều kiện tự nhiên................................................................................... 45
2.2.2. Vai trò cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong xây dựng
nông thôn mới thời gian qua .................................................................. 50
2.2.3 Vấn đề thƣc ̣ hiên ̣ quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới58
Nông thôn trải qua xây dựng nông thôn mới đã có bước trưởng thành nhất định67
2.2.4 Những vấn đề đặt ra trong điều kiện xây dựng Nông thôn mới .... 73
2.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quy chế dân chủ trong xây dựng nông
thôn mới .................................................................................................. 76
KẾT LUẬN..................................................................................................... 87
Kiến nghị đề xuất ............................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 89
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng tƣ
tƣởng ''Lấy dân làm gốc" và có nhiều thành công trong việc phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. “Không thể có một CNXH
thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn” [31, tr.324]. Trong điều
kiện hiện nay khi Đảng và nhà nƣớc đang phát động phong trào thi đua cả nƣớc
chung tay xây dựng nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta trở thành
nƣớc công nghiệp phát triển, thì điều quan trọng phải biết huy động đƣợc sức
dân tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân.
Đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, những năm qua, Đảng
và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng về dân chủ
trên các loại hình cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân
dân để phát triển kinh tế - xã hội ổn định chính trị: Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ
Chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ
thị 22/1998/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thực hiện
QCDC ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế
thực hiện dân chủ ở xã, Pháp lệnh 34/2007/PL của Ủy ban thƣờng vụ quốc
hội về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, Nghị định 71/1998
quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính và Nghị định
07/1999 quy định về Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nƣớc... Đây là một
bƣớc tiến lớn thể hiện sự quyết tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân
chủ XHCN của Đảng và Nhà nƣớc ta, đồng thời cũng là phƣơng thức giải
quyết các nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nƣớc trong công cuộc đổi mới.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định vị trí và
tầm quan trọng của dân chủ nhằm mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
Thực tiễn cho thấy ở đâu cấp ủy đảng nhận thức rõ và quan tâm chăm
lo đúng mức tới việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở thì ở đó kinh tế phát
triển, đời sống nhân dân cải thiện, chính trị ổn định, củng cố niềm tin của
Đảng, chính quyền với nhân dân. Ngƣợc lại nếu ở địa phƣơng nào thiếu quan
tâm đến dân chủ và thực hiện dân chủ hình thức, qua loa thì ở đó chính trị
mất ổn định, đời sống nhân dân gặp khó khăn, đơn thƣ vƣợt cấp kéo dài dẫn
đến mất ổn định chính trị trở thành điểm nóng nhƣ Thái Bình, Hƣng Yên đã
từng xảy ra.
Hƣng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, thuộc tam
giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) có
nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhờ đó Hƣng Yên có
thể chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Nông nghiệp nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, hiên ̣ nay các xã
trong toàn tỉnh đang hăng hái thực hiện phong trào thi đua “Cả nƣớc chung
tay xây dựng nông thôn mới”.
Quan điểm cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới là phong trào quần
chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia
tích cực chủ động của mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng dân cƣ, cần phát huy
dân chủ và sự đóng góp của mỗi ngƣời dân, dựa vào dân để xây dựng nông
thôn mới. Do vậy vấn đề dân chủ là rất quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực, là giải pháp mấu chốt, quyết định sự thành công trong xây dựng
nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đến nay đã
đƣợc ba năm bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả ban đầu đáng mừng (nhƣ cơ sở hạ
tầng đƣợc xây dựng và củng cố, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt
nông thôn văn minh và ngày càng đổi mới). Song cũng còn nhiều việc phải
làm, nhiều vấn đề nảy sinh phải giải quyết.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tui chọn đề tài thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn ở tỉnh Hƣng Yên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân chủ, dân chủ ở cơ sở, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
từ lâu đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học, những ngƣời làm
công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến
nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này của các
cá nhân, tập thể đƣợc công bố. Ví dụ các cuốn sách nhƣ:
- Bàn về một số vấn đề về nông thôn nƣớc ta hiện nay - GS Hồ Văn Thông.
-Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới - GS
Hoàng Chí Bảo.
- Hệ thống chính trị cơ sở - TS Vũ Hoàng Công - NXB chính trị Quốc
gia năm 2002.
Và rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các đề tài
đã đƣợc nghiệm thu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, về vấn đề dân chủ
cơ sở nhƣ.
- Luận văn thạc sỹ triết học của thạc sỹ Vũ Quỳnh Lê: Đề tài Thực hiện
dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
- Luận văn thạc sỹ triết học của thạc sỹ Dƣơng Thị Khánh Ly Đề tài
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu nghiên cứu việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc tăng cƣờng củng cố, hoàn thiện hệ
thống chính trị ở cơ sở. Các công trình đó cũng đã cố gắng làm rõ bản chất,
nội dung, tính chất và cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở nhất là trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả cũng đã phân tích, lý giải, yêu cầu,
chỉ ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhất định nhằm bảo đảm thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở nâng lên tầm cao mới phù hợp với xu hƣớng của thời đại. Đó
là những kết quả bƣớc đầu là tƣ liệu quý giá để tác giả tham khảo kế thừa tiếp
thu để tiếp tục làm căn cứ nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên từ khi phát động phong trào xây dựng nông thôn mới thì
chƣa có công trình nghiên cứu nào về dân chủ cơ sở trong xây dựng nông
thôn mới.
Từ đó nghiên cứu đề tài thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng
nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hƣng Yên và có đóng góp của luận văn về
lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng việc thực
hiện quy chế dân chủ, chỉ ra những hạn chế, tồn tại:
-Bƣớc đầu hệ thống hóa vấn đề lý luận trong trong xây dựng nông
thôn mới.
-Đề xuất những kiến nghị nâng cao chất lƣợng quy chế dân chủ ở cơ
sở và giải pháp để thực hiện QCDC trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
Hƣng Yên hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ vai trò ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
đối với phát triển nông thôn nƣớc ta nói chung, tỉnh Hƣng Yên nói riêng.
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện
QCDC trong xây dựng nông thôn mới ở của tỉnh Hƣng Yên.
- Đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hƣng Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu về vấn đề
dân chủ và thực hiện dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở nông thôn tỉnh
Hƣng Yên hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc thực hiện QCDC ở các xã,
phƣờng, thị trấn ở tỉnh Hƣng yên (Từ năm 1998 đến nay). Trong đó tập
trung vào giai đoạn 2011-2013 (từ khi triển khai phong trào xây dựng
nông thôn mới).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Bên
cạnh đó, kế thừa, chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa
học đã đƣợc công bố về vấn đề dân chủ cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu: Từ góc độ chính trị xã hội vận dụng các
phƣơng pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và so sánh, đồng thời sử
dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học để thực hiện luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
-Phân tích quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở từ khi triển khai phong trào xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên.
- Khái quát những thành tựu bƣớc đầu; những hạn chế và nguyên nhân thực
hiện dân chủ trong xây dựng nông thôn mới.
-Đề xuất những phƣơng hƣớng và những giải pháp cụ thể, phù hợp, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. 7. Kết cấu luận văn:
Gồm: phần mở đầu, 2 chƣơng, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo.


vGo3iK395wF8Aag
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status