Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1. TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ - LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ ........9
1.1. Cơ sở lý luận chung về truyền thông và truyền thông chính trị................9
1.1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng.............................9
1.1.2. Chính trị và mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông....................15
1.2. Khái niệm truyền thông chính trị.................................................................19
1.2.1. Định nghĩa truyền thông chính trị ........................................................19
1.2.2. Đặc điểm của truyền thông chính trị....................................................21
1.2.3. Cấu trúc của truyền thông chính trị......................................................23
1.2.4. Vai trò và chức năng của truyền thông chính trị..................................31
1.3. Các lý thuyết về truyền thông và truyền thông chính trị...........................40
1.3.1. Các lý thuyết về truyền thông ..............................................................40
1.3.2. Truyền thông chính trị trong thời kỳ toàn cầu và những cơ sở
lý thuyết ..................................................................................................................44
1.4. Truyền thông chính trị từ Chiến tranh lạnh cho đến nay..........................56
1.4.1. Truyền thông chính trị giai đoạn Chiến tranh lạnh ..............................56
1.4.2. Mô thức truyền thông mới trong thời kỳ toàn cầu hóa ........................58
Chƣơng 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ XU HƢỚNG CỦA TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ .............65
2.1. Một số mô hình truyền thông chính trị trên thế giới..................................65
2.1.1. Mô hình Đa nguyên Phân cực (Polarized Pluralist Model) .................65
2.1.2. Mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ (Democratic Corporatist Model) .......71
2.1.3. Mô hình Tự do hay mô hình Bắc Đại Tây Dương ...............................77
2.2. Xu hƣớng phát triển của truyền thông chính trị ........................................84
2.2.1. “Sự cáo chung” của truyền thông chính trị? ........................................84
2.2.2. Xu hướng tư nhân hóa và định hướng bởi thị trường ..........................85
2.2.3. Xu hướng hình thành một hạ tầng kỹ thuật chung cho truyền thông
chính trị ...................................................................................................................86
2.2.4. Xu hướng Công nghiệp văn hóa ..........................................................87
KẾT LUẬN............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................92
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
kinh tế tri thức mà theo Alvin Toffler, đó là một nền văn minh hậu công
nghiệp. Trong kỷ nguyên mới này, cơ sở sản xuất kinh tế chính không còn
nằm ở trên các cánh đồng, trong các nhà máy, xí nghiệp mà là trông một môi
trường mới, môi trường mạng. Trong nền kinh tế này, tiền vẫn là dòng máu
lưu thông trong các nền kinh tế, nhưng một thứ quan trọng khác nổi lên, đó
chính là thông tin. Thông tin chính là mạch máu của một xã hội mới, một xã
hội thông tin.
Sự phát triển của xã hội thông tin đã bắt đầu từ những thập kỷ cuối
cùng của thế kỷ XX cùng với quà trình toàn cầu hóa đang ngày càng có nhiều
tác động đến thế giới. Thông tin trở thành sức mạnh cho những ai có thể nắm
bắt, phân tích, xử lý,…Thông tin trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ cho
sự phát triển trong xã hội thông tin.
Nhu cầu của xã hội về thông tin ngày càng lớn và từ đó xuất hiện
những yêu cầu mới đối với hệ thống truyền thông nói chung và truyền thông
chính trị nói riêng. Toàn cầu hóa cùng quá trình cách mạng trong hoạt động
công nghệ thông tin đã làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn trong một môi
trường “mạng” tương đối phẳng. Nó kéo theo những xu hướng biến đổi của
các phương tiện truyền thông hướng đến các khách hàng, những biến đổi của
người tiếp nhận thông tin qua việc có thể lựa chọn các kênh thông tin khác
nhau, và quan trọng hơn là các chủ thể nguồn tin cũng có sự thay đổi trong tổ
chức, xử lý và truyền thông tin để đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội và đi
theo xu hướng của thế giới.
Trong một thế giới thông tin đa chiều, nhà nước, các tổ chức, các cá
nhân đều có thể tham gia vào quá trình truyền thông nói chung và truyền
thông chính trị nói riêng. Sự phát triển của truyền thông cũng kéo theo những
thay đổi trong cấu trúc truyền thông chính trị. Việc nhìn nhận rõ các xu hướng
biến đổi của truyền thông chính trị trên thế giới, có thể cho chúng ta cách nhìn
nhận mới, cách tiếp cận và ứng xử đối với quá trình này.
Chính vì vậy, tui quyết định chọn đề tài “Truyền thông chính trị trong
điều kiện toàn cầu hóa” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Chủ đề truyền thông chính trị (political communication) là một vấn đề
quan trọng trong nghiên cứu chính trị học. Vai trò của truyền thông trong một
xã hội thông tin ngày càng được khẳng định, nó có tác động đến nhiều mặt
của xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị,…Chủ đề này đã được nghiên cứu
xem xét trong chính trị học từ lâu, bắt đầu từ những quan điểm về vấn đề tác
động của tuyên truyền (Propaganda) tới các các hoạt động xã hội, định hướng
dư luận,…
Nghiên cứu về truyền thông chính trị là một hướng nghiên cứu mới mẻ
hiện nay ở nước ta. Các công trình nghiên cứu hiện vẫn còn thiếu. Các vấn đề
về truyền thông chính trị chủ yếu được lồng ghép vào trong những chủ đề về
chính trị hay những nghiên cứu về truyền thông đại chúng.
Các ấn bản tiếng Việt hiện nay liên quan đến chủ đề này có thể kể đến
bản dịch Nhận diện quyền lực của Hoàng Văn Vân về các buổi trao đổi của
Noam Chomsky về chính tri, quyền lực trong đó có đề cập đến những tác
động của truyền thông đối với đời sống chính trị Mỹ, đặc biệt là những hoạt
động chính trị quan trọng như bầu cử Tổng thống, bầu cử nghị viện.
Công trình Ngoại giao văn hóa: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
ứng dụng của Phạm Thái Việt, bên cạnh việc đề cập đến các yếu tố ngoại giao
văn hóa, ông cũng đề cập đến vai trò của truyền thông đại chúng, các phương
tiện của truyền thông đại chúng, sức mạnh của thông tin trong thời đại toàn
cầu hóa, cùng với đó là chiến lược Ngoại giao văn hóa của các nước trên thế
giới như Mỹ, Trung Quốc.
Bài nghiên cứu Công luận, cấu trúc quốc nội, và chính sách đối ngoại
trong các nền dân chủ tự do (Public Opinion, Domestic Structure and Foreign
Policy in Liberal Democraties) của Thomas Risse-Kappen được biên dịch bởi
Vương Thảo Vy cho thấy cấu trúc chính trị đặc trưng của các nền dân chủ tự
do trên thế giới gồm Mỹ, Pháp, Đức và Nhật Bản. Bài viết chỉ rõ mối quan hệ
giữa công luận với chính sách và ở đây đặc biệt là chính sách đối ngoại của
đất nước. Đây là một trong những nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề luồng thông
tin phản hồi (feed back) tác động đến những chính sách.
Tác giả Trần Hữu Quang lại xem xét góc nhìn về truyền thông chính trị
ở khía cạnh công chúng trong công trình “ dáng công chúng truyền
thông (qua khảo sát xã hội học ở Thành phố Hồ Chí Minh)”. Tác giả Trần
Hữu Quang trong công trình đã lược lại lịch sử những dấu mốc quan trọng
của truyền thông đại chúng và những sự chuyển biến trong lịch sử truyền
thông. Nội dung quan trọng nhất của công trình là xem xét đến đối tượng của
truyền thông ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là công chúng ở Thành phố Hồ Chí
Minh, tìm hiểu về những thay đổi trong nhu cầu cũng như thái độ với hệ
thống truyền thông hiện nay.
Trên thế giới, việc nghiên cứu truyền thông chính trị không còn là vấn
đề mới mẻ, có nhiều công trình, bài nghiên cứu về chủ đề này. Tiêu biểu có
thể kể đến như cuốn An introduction to political communication của Brian
McNair. Trong đó tác giả đã giới thiệu đến vấn đề chính trị trong kỷ nguyên
truyền thông, mối quan hệ giữa chính trị - nền dân chủ - và truyền thông, đặc
biệt truyền thông đã được coi như một chủ thể quyền lực chính trị.
Công trình Comparing Media Systems - Three Models of Media and
Politics của 2 tác giả là Danial C.Hallin và Paolo Mancini đề cập đến mối
quan hệ giữa truyền thông và chính trị, cùng với đó 2 tác giả đưa ra 3 mô hình
truyền thông để tiến hành so sánh, đó là: mô hình Bắc Mỹ hay mô hình tự do
(Liberal Model); mô hình Bắc và Trung Âu hay mô hình nghiệp đoàn dân chủ
(Democratic Corporatist Model); mô hình vùng Địa Trung Hải hay mô hình
phân cực đa nguyên (Polarized Pluralist Model).
Bài viết của Rachel K. Gibson và Andrea Römmele về truyền thông
chính trị trong cuốn Chính trị học so sánh do Deniele Caramani chủ biên đề
cập đến tương tác của truyền thông trong nền chính trị dân chủ, sự phát triển
của truyền thông chính trị trong các lĩnh vực khác nhau và phân tích các yếu
tố của dạng thức mới truyền thông chính trị.
Công trình Politcal Communication in Postmodern Democracy -
Challenging the Primacy of Politics (Truyền thông chính trị trong nền dân
chủ hậu hiện đại - thách thức tính ưu việt của chính trị) của nhiều tác giả.
Trong đó đề cập đếp các vấn đề nổi lên của truyền thông chính trị như trung
gian và phi tập trung hóa của truyền thông chính trị, sự thay đổi của quyền lực
giữa chính trị và truyền thông, ảnh hưởng của phổ quát thông tin và công
luận, các yếu tố văn hóa…
Cuốn Handbook of Political Communication Research do Lynda Lee
Kaid chủ biên tập hợp nhiều bài viết của các học giả về các nghiên cứu truyền
thông chính trị tại Mỹ từ những Lý thuyết và phương pháp tiếp cận, vấn đề
thông tin trong chính tri, về thể chế chính trị và các vấn đề khác trong đời
sống chính trị…
Cuốn sách International Communication của tác giả Daya Kishan
Thussu nghiên cứu sự biến đổi của truyền thông chính trị thế giới trong lịch
sử, đặc biệt giai đoạn từ 1945 đến nay, những biến đổi của truyền thông chính
trị, những xu hướng. Tác giả Thussu cũng đặt ra vấn đề quan trọng trong
truyền thông chính trị hiện nay đó là các dòng thông tin tự do (Free flow of
Information).
Bài viết History and Political Communication của David Michael Ryfe
đề cập đến dấu mốc thời gian về truyền thông chính trị từ những năm 1970
với những thay đổi bước đầu trong mô thức truyền thông chuyển từ cách thức
tiếp cận top - down sang dần mô thức lan tỏa theo cấu trúc mạng.
Bài viết The Third Age of Politcal Communication: Influences and
Features của Jay G. Blumler and Dennis Kavanaghi đưa ra những phân tích
về những yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông chính trị thời kỳ hậu chiến tranh
lạnh như: hiện đại hóa, cá nhân hóa, thế tục hóa, nghệ thuật hóa …
Bài viết Revisiting “Mass Communication” and the “work” of the
audience in the new media environment của Philip M.Napoli nghiên cứu đến
những sự thay đối của đối tượng tiếp nhận trong môi trường thông tin mới và
vai trò của truyền thông đại chúng.
Bài viết của Greg Philo trích trong “Có thấy mới tin”, “Ảnh hưởng của
truyền hinh” phân tích đến khía cạnh tác động của thông tin qua hệ thống
truyền thông đến nhận thức của người dân, mà ở đây là việc truyền tải những
hình ảnh cũng như thông điệp chính trị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Truyền thông chính trị là một vấn đề rộng lớn, có tác động đến nhiều
mặt của đời sống xã hội. Trong phạm vi luận văn, đối tượng nghiên cứu của
tác giả chủ yếu là mô hình truyền thông chính trị. Trong việc nghiên cứu các
mô hình truyền thông chính trị, tác giả tập trung nghiên cứu về mối quan hệ
giữa truyền thông và chính trị, xu hướng biến đổi của mối quan hệ trên.
Thông qua việc nghiên cứu sự biến đổi và tác động của những chủ thể này,
luận văn sẽ chỉ ra mô thức chung của xu hướng phát triển truyền thông chính
trị trên thế giới trong thời kỳ toàn cầu hóa. Những vấn đề khác được nhắc tới
trong luận văn như tuyên truyền, thuyết phục, chinh sách tuyên truyền,…
không phải là đối tượng nghiên cứu chính của tác giả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyền thông chính trị là chủ đề nghiên cứu rất rộng của khoa học
chính trị nên luận văn không thể đi hết được các vấn đề của truyền thông
như tác động, hiệu quả, mô thức truyền thông…Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu đến xu hướng đến đổi của truyền thông chính trị trong thời kỳ
toàn cầu hóa dựa trên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thông và
chính trị với 3 chủ thể chính là: nguồn tin, phương tiện truyền thông và
người nhận tin. Nghiên cứu về mô thức chung của Truyền thông chính trị
trong điều kiện toàn cầu hóa.
Luận văn triển khai nghiên cứu vấn đề biến đồi truyền thông chính trị
từ sau 1945 đến nay do đây là mốc đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng
về vai trò của truyền thông chính trị trong lịch sử.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích:
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, tìm hiểu về truyền thông
chính, cấu trúc, tác động của truyền thông chính trị tới xã hội, những thay đổi
trong lịch sử truyền thông chính trị trên thế giới, từ đó rút ra những điểm mới
và xu hướng chính của truyền thông chính trị trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Luận văn giới thiệu về cơ sở lý luận của truyền thông nói
chung, những cơ sở lý thuyết của truyền thông chính trị trong thời kỳ toàn cầu
hóa hiện nay. Cùng với đó là đưa ra khái niệm truyền thông chính trị được sử
dụhng trong luận văn, chỉ rõ các tiêu chí để phân biệt truyền thông chính trị
với các dạng truyền thông khác, phân biệt truyền thông và tuyên truyền.
- Thứ hai: Luận văn giới thiệu về lịch sử truyền thông chính trị từ năm
1945 đến nay. Luận văn phân chia thành 2 giai đoạn lịch sử: từ 1945 đến 1991
và từ 1991 đến nay dựa trên logic vấn đề về mốc thời gian biến đổi từ truyền
thông đơn chiều (top - down) sang truyền thông đa chiều.
- Thứ ba: Luận văn phân tích, chỉ ra những thay đổi trong các mô hình
truyền thông chính trị, xác định xu hướng biến đổi của các mô hình truyền
thông chính trị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: số lượng các công trình nghiên cứu về chủ
đề truyền thông chính trị ở Việt Nam tuy còn ít nhưng với trên thế giới thì
rất rộng với những nhà nghiên cứu khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau nên
trong luận văn, tác giả sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp ý kiến
của các nhà nghiên cứu, những phân tích, lý giải về vấn đề truyền thông
chính trị trong thời kỳ toàn cầu hóa, tổng hợp dưới góc độ lý thuyết mà tác
giả tiếp cận.
- Phương pháp so sánh: trong luận văn, tác giả sẽ nghiên cứu các chủ
thể truyền thông qua các giai đoạn lịch sử. Thông qua đó, so sánh các chủ thể
để phát hiện những điểm khác biệt, điểm mới, phát hiện các nhân tố chi phối
đến hoạt động truyền thông chính trị trong thực tiễn toàn cầu hóa hiện nay.
Đặc biệt, thông qua 3 mô hình truyền thông chính trị phổ biến ở Phương Tây,
tác giả so sánh từ nguồn gốc lịch sử của mối quan hệ truyền thông chính trị,
yếu tố tạo ra sự khác biệt của các mô hình và xu hướng vận động của các mô
hình truyền thông chính trị này.

I49OA2TP81a04T6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status