Báo cáo thực tập phòng Marketing công ty DHG Pharma - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dược phẩm nói riêng đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Thị trường thuốc không ngừng được mở rộng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, đảm bảo về chất lượng.
Thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các công ty dược phẩm trong và ngoải nước, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Sự có mặt của các công ty dược phẩm nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo đủ thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc chuyên khoa, hơn nữa các công ty dược phẩm nước ngoài là một nhân tố quan trọng làm cho thị trường thuốc Việt Nam liên tục tăng trưởng, ngày càng sôi động và có nhiều tiềm năng phát triển hơn.
Hiện nay, các công ty dược phẩm trong nước đã phát triển mạng mẽ, mỗi công ty luôn tìm cho mình một vị thế phù hợp trên thị trường. Các công ty thành công là những công ty biết vận dụng khôn khéo và linh hoạt các chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, mạnh mẽ, chiến lược kinh doanh đã trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định sự sống còn của mỗi công ty.
Vậy công ty dược phẩm trong nước đã sử dụng chiến lược kinh doanh như thế nào? Các nhà quản trị chiến lược đã làm gì để đạt được các mục tiêu đề ra? Với mong muốn nghiên cứu sự vận dụng các chiến lược kinh doanh của công ty dược Hậu Giang (DHG Pharma – công ty dẫn đầu nghành công nghiệp Dược Việt Nam); tui đã tìm hiểu chiến lược Marketing của nhãn hàng Hapacol – Nhãn hàng có doanh số lớn nhất công ty DHG Pharma.





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC LỤC 2
Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 4
1.1. MỤC TIÊU 4
1.2. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING 4
1.3. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING 4
1.3.1. Chiến lược sản phẩm 4
1.3.2. Chiến lược giá 4
1.3.3. Chiến lược phân phối 5
1.3.4. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 6
Chương 2 – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DHG PHARMA 7
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 7
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 8
2.2.1. Lịch sử hình thành 8
2.2.2. Quá trình phát triển 9
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 10
2.4. VỊ THẾ VÀ TIỀM LỰC CỦA DƯỢC HẬU GIANG TRÊN THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 14
2.4.1. Vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường dược phẩm Việt Nam 14
2.4.2. Tiềm lực về sản xuất 15
2.4.3. Tiềm lực về bán hàng 16
2.4.4. Tiềm lực về Marketing 17
2.4.5. Tiềm lực về nguồn nhân sự 18
2.4.6. Tiềm lực về tài chính 19
2.4.7. Trách nhiệm xã hội 19
2.4.8. Trách nhiệm với môi trường 20
Chương 3 - CHIẾN LƯỢC MARKETING NHÃN HÀNG HAPACOL 21
3.1. CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG NĂM 2012 21
3.2. CHỈ TIÊU DOANH SỐ, LỢI NHUẬN 21
3.3. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN KHUYẾN MÃI 22
3.4. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG 24
3.5. KẾ HOẠCH SẢN PHẨM MỚI 25
Chương 4 - BÀN LUẬN 26
Chươg 5 - KIẾN NGHỊ 26
5.1. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 26
5.2. ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ 26



























CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
1.1. MỤC TIÊU:
Chiến lược marketing có mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng trước những thay đổi của nhu cầu thị trường và của đối thủ cạnh tranh, đồng thời chuẩn bị phương án đối phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kì chiến lược.
1.2. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING:
Tối đa hóa tiêu thụ: Công việc của marketing là tạo ra nhu cầu và kích thích sự tiêu thụ tối đa, bên cạnh đó là tạo ra sự sản xuất, thuê nhân công và tối đa hóa doanh thu.
 Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ.Tạo điều kiện dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa.
 Tối đa hóa sự lựa chọn: Đa dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng hóa sự lựa chọn.
1.3. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING:
1.3.1. Chiến lược sản phẩm
 Chiến lược sản phẩm mới: Sản xuất các sản phẩm hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, với công dụng mới và đặc tính nổi trội.
 Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm: Danh mục sản phẩm có ba chiều: chiều rộng ( số lượng những nhóm hàng), chiều dài ( tất cả các mặt hàng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hợp lí), chiều sâu ( số lượng những mẫu mã trong các mặt hàng, loại hàng nói trên). Phát triển danh mục sản phẩm nhằm duy trì và ngày càng tăng các chỉ tiêu về doannh số, lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường.
 Chiến lược sản phẩm “bắt chước”: Sản xuất một số sản phẩm thông qua bắt chước các mặt hàng có thương hiệu và uy tín. Các sản phẩm “bắt chước” thường có lợi thế cạnh tranh về giá.
 Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kì sống: Chu kỳ sống điển hình của một số sản phẩm gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn giới thiệu sản phẩm, tăng trưởng, hin muồi và suy thoái. Trong từng giai đoạn sẽ có các mục tiêu và chỉ số phù hợp với sự phát triển của sản phẩm trên thị trường.
1.3.2. Chiến lược giá
 Chiến lược một giá: Trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng hàng, mức giá là như nhau đối với tất cả các khách hàng.


GOMR9fz9N1oIH1q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status