ỨNG DỤNG MẠNG ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN XÂY DỰNG PACKAGE GIẢI TOÁN TỰ ĐỘNG TRONG MAPLE - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
BÁO CÁO LẬP TRÌNH SYMBOLIC
Nguyễn Khắc Mẫn
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin - Khoa Khoa Học Máy Tính
Lớp: CH06 – MSHV: CH1101102

Tóm tắt: Mô hình mạng đối tượng tính toán được đưa ra bởi PGS.TS.Đỗ Văn Nhơn. Đây là một mô hình biểu diễn tri thức để giải quyết các vấn đề giải toán tự động. Trong bài báo cáo này chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình mạng đối tượng tính toán và một số thuật toán giải quyết các vấn đề trên mạng đối tượng tính toán. Bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ xây dựng một package giải toán tự động dựa trên mạng đối tượng tính toán. Cuối cùng trong bài báo cáo này sẽ đưa ra các nhận xét và hướng phát triển mở rộng mạng đối tượng tính toán.
I. MÔ HÌNH TRI THỨC CÁC ĐỐI TƯỢNG TÍNH TOÁN
1.1. Định nghĩa đối tượng tính toán (C-Object):
Ta gọi một đối tượng tính toán (C-object) là một đối tượng O có cấu trúc bao gồm :
(1) Một danh sách các thuộc tính Attr(O) = x1, x2,..., xn trong đó mỗi thuộc tính lấy giá trị trong một miền xác định nhất định, và giữa các thuộc tính ta có các quan hệ thể hiện qua các sự kiện, các luật suy diễn hay các công thức tính toán.
(2) Các hành vi liên quan đến sự suy diễn và tính toán trên các thuộc tính của đối tượng hay trên các sự kiện như:
 Xác định bao đóng của một tập hợp thuộc tính A  Attr(O), tức là đối tượng O có khả năng cho ta biết tập thuộc tính lớn nhất có thể được suy ra từ A trong đối tượng O.
 Xác định tính giải được của bài toán suy diễn tính toán có dạng A  B với A  Attr(O) và B  Attr(O). Nói một cách khác, đối tượng có khả năng trả lời câu hỏi rằng có thể suy ra được các thuộc tính trong B từ các thuộc tính trong A không.
 Thực hiện các tính toán
 Thực hiện việc gợi ý bổ sung giả thiết cho bài toán
 Xem xét tính xác định của đối tượng, hay của một sự kiện
1.2. Mô hình cho một C-Object
Một C-Object có thể được mô hình hoá bởi một bộ
(Attrs,F,Fact,Rule)
Trong đó:
- Attrs là tập hợp các thuộc tính của đối tượng
- F là tập hợp các quan hệ suy diễn tính toán
- Facts là tập hợp các tính chất hay sự kiện vốn có của đối tượng
- Rules là tập hợp các luật suy diễn trên các sự kiện liên quan đến các thuộc tính cũng như liên quan đến bản thân đối tượng
1.3. Mô hình tri thức các đối tượng tính toán (COKB)
Để có một mô hình biểu diễn tri thức rộng hơn có thể sử dụng trong việc xây dựng một hệ cơ sở tri thức và giải toán về các C-Object ta cần xem xét khái niệm C-Object trong một hệ thống các khái niệm C-Object cùng với các loại sự kiện, các loại quan hệ khác nhau và các dạng luật khác nhau liên quan đến chúng. Ta sẽ xem xét một mô hình tri thức như thế và gọi nó là mô hình tri thức về các C-Object.
Mô hình tri thức các C-Object , viết tắt là mô hình COKB (Computational Objects Knowledge Base), là một hệ thống (C, H, R, Ops, Rules) gồm:
1. Một tập hơp C các khái niệm về các C-Object.
Mỗi khái niệm là một lớp C-Object có cấu trúc và được phân cấp theo sự thiết lập của cấu trúc đối tượng:
[1] Các biến thực.
[2] Các đối tượng cơ bản có cấu trúc rỗng hay có cấu trúc gồm một số thuộc tính thuộc kiểu thực (ví dụ như DIEM không có thuộc tính giá trị thực trong hình học phẳng). Các đối tượng loại nầy làm nền cho các đối tượng cấp cao hơn.
[3] Các đối tượng C-Object cấp 1. Loại đối tượng nầy có một thuộc tính loại <real> và có thể được thiết lập từ một danh sách nền các đối tượng cơ bản. Ví dụ: DOAN[A,B] và GOC[A,B,C] trong đó A, B, C là các đối tượng cơ bản loại DIEM.
[4] Các đối tượng C-Object cấp 2. Loại đối tượng nầy có các thuộc tính loại real và các thuộc tính thuộc loại đối tượng cấp 1, và đối tượng có thể được thiết lập trên một danh sách nền các đối tượng cơ bản. Ví dụ: TAM_GIAC[A,B,C] và TU_GIAC[A,B,C,D], trong đó A, B, C, D là các đối tượng cơ bản loại DIEM.
Cấu trúc bên trong của mỗi lớp đối tượng gồm:


GO8Qr6Yc28VVf7o
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status