Bài giảng môn học máy công cụ 1 Theo chương trình 150 TC - pdf 26

Link tải miễn phí cho ae
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: MÁY CÔNG CỤ 1
(Học phần bắt buộc)
1. TÊN HỌC PHẦN: MÁY CÔNG CỤ 1 ( MEC518)
2. Số tín chỉ: 4
3. Trình độ cho sinh viên năm thứ 4.
4. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ: 4(4,2,8)
- Lên lớp lý thuyết: 6 tiết/tuần*8=48
- Thảo luận, bài tập: 6 tiết/tuần*4=24
- Số tiết sinh viên tự học: 8tiết/ tuần.
- Khác: Để có kết quả tốt sinh viên phải được thực hành đầy đủ.
5. Các học phần học trước:
công cụ cắt 1.
6. Học phần thay thế, học phần tương đương: Không.
7. Mục tiêu của học phần: Trang bị cho sinh viên khối kiến thức chuyên môn về máy công cụ. Có kỹ năng điều chỉnh động học và sử dụng máy công cụ trong thực tế sản xuất.
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Cơ bản máy công cụ; Các máy vạn năng; Các máy chuyên dùng và chuyên môn hóa.
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
1. Nghe giảng với thời gian >80% tổng số thời lượng của học phần.
2. Chuẩn bị thảo luận .
3. Khác: Thực hành trên máy công cụ.
10. Tài liệu học tập:
[1]. TS Hoàng Vị, ThS Nguyễn Thế Đoàn, KS Ngô Minh Tuấn, Máy công cụ, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, 2011
[2]. Bộ môn máy và Tự động hoá, Bộ giáo trình máy cắt kim loại - Thái nguyên 1996
[3]. Nguyễn Anh Tuấn- Phạm Đắp, Thiết kế máy công cụ , NXB KHKT -1983
[4]. Phạm Đắp ,Tính toán thiết kế máy cắt kim loại , NXB: ĐH&HCN -1971
11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:
* Tiêu chuẩn đánh giá:
1. Chuyên cần.
2. Thảo luận, bài tập.
3. Kiểm tra giữa học phần
4. Thi kết thúc học phần
5. Tham quan thực hành
* Thang điểm
1. Chuyên cần: Điều kiện dự thi.
2. Thảo luận, bài tập: 20%
3. Kiểm tra giữa học phần (viết): 20%
4. Thi kết thúc học phần (vấn đáp): 60%
* Điểm học phần:
{(thảo luận, bài tập)*0.2+(kiểm tra giữa học phần)*0.2+(thi kết thỳc học phần)*0.6}
12. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
BIÊN SOẠN: TS.HOàNG VỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN: CHẾ TẠO MÁY
Chương I. CƠ BẢN VỀ MÁY CÔNG CỤ
1.1. Giới thiệu máy công cụ
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng máy công cụ
1.3. Phương pháp tạo hình bề mặt trên máy công cụ
1.3.1. Phương pháp quĩ tích
1.3.2. Phương pháp chép hình
1.3.3. Phương pháp bao hình
1.3.4. Phương pháp tiếp xúc
1.4. Phân loại chuyển động trong máy công cụ
1.4.1. Chuyển động cắt gọt
1.4.2. Chuyển động tạo hình
1.4.3. Chuyển động khác
1.5. Truyền dẫn động học của máy công cụ
1.5.1. Truyền dẫn chuyển động quay
1.5.2. Truyền dẫn chuyển động thẳng
1.6. Liên kết động học của máy công cụ
1.7. Cấu trúc động học máy công cụ
1.8. Điều chỉnh động học máy công cụ
Chương II. MÁY CÔNG CỤ VẠN NĂNG
1.1. Máy Tiện
1.1.1. Công dụng và phân loại
1.1.2. Máy tiện ren vạn năng
1.1.2.1. Công nghệ gia công trên máy tiện
1.1.2.2. Sơ đồ cấu trúc động học máy
1.1.2.3. Điều chỉnh động học máy tiện ren vạn năng
1.2. Máy khoan – Máy Doa - Máy tổ hợp
1.2.1. Máy khoan
1.2.1.1. Công dụng và phân loại
1.2.1.2. Máy khoan đứng 2A135
1.2.1.3. Các máy khoan khác
1.2.2. Máy doa
1.2.2.1. . Công dụng và phân loại
1.2.2.2. . Máy doa ngang vạn năng 262
1.2.2.3. . Các máy doa khác
1.2.3. Máy tổ hợp
1.3. . Máy Phay
1.3.1. Công dụng và phân loại
1.3.2. Điều chỉnh động học Máy phay ngang vạn năng 6M82
1.3.3. Các máy phay khác
1.3.4. Đầu phân độ vạn năng
1.3.4.1. Công dụng, cấu tạo
1.3.4.2. Tính toán phân độ
1.3.5. Đầu phân độ quang học
1.4. . Máy bào - Máy xọc - Máy chuốt
1.4.1. Máy bào ngang
1.4.1.1. Công dụng
1.4.1.2. Các bộ phận
1.4.2. Máy xọc
1.4.2.1. Công dụng
1.4.2.2. Các bộ phận
1.4.3. Máy bào giường
1.4.4. Máy chuốt
1.5. . Máy mài
1.5.1. Công dụng và phân loại
1.5.2. Máy mài tròn ngoài
1.5.3. Máy mài tròn trong
1.5.4. Máy mài không tâm
1.5.5. Máy mài phẳng
1.5.6. Máy mài nghiền và máy mài rà
1.5.7. Máy mài chuyên dựng
Chương III. MÁY GIA CÔNG BÁNH RĂNG TRỤ
3.1 . Các phương pháp gia công bánh răng trụ
3.1.1 Phương pháp chép hình
3.1.2 Phương pháp bao hình
3.2 . Máy phay lăn răng
3.2.1 Công dụng và nguyên lí tạo hình biên dạng răng
3.2.2 Các sơ đồ gia công và sơ đồ cấu trúc động học máy
3.2.3 Điều chỉnh động học máy phay lăn răng
3.3 . Máy xọc răng bao hình
3.3.1 Công dụng và nguyên lí tạo hình biên dạng răng
3.3.2 Sơ đồ gia công và sơ đồ cấu trúc động học máy
3.3.3 Điều chỉnh động học máy xọc răng bao hình
3.3.4 Các cơ cấu đặc biệt của máy xọc răng
3.4 . Máy mài răng
3.4.1 Công dụng và nguyên lí mài răng
3.4.2 Các sơ đồ gia công và sơ đồ cấu trúc động học máy
3.4.3 Điều chỉnh động học máy mài răng bao hình
3.5 . Các máy gia công bánh răng khác
3.5.1 Máy phay then hoa
3.5.2 Máy gia công thanh răng
3.5.3 Máy cán răng
3.5.4 Máy tiện răng
3.5.5 Máy cắt răng bằng dao phay răng lược
Chương IV. CÁC MÁY GIA CÔNG BÁNH RĂNG CÔN
1.1. Nguyên lí tạo hình bánh răng côn theo phương pháp bao hình
1.2. Máy gia công bánh răng côn răng thẳng
1.2.1. Các sơ đồ gia công
1.2.2. Sơ đồ cấu trúc động học máy 5A26
1.2.3. Điều chỉnh động học máy 5A26
1.3. Máy gia công bánh răng côn răng cong
1.3.1. Các dạng bánh răng côn răng cong
1.3.2. Nguyên lý tạo hình bánh răng côn dạng răng cung tròn
1.3.3. Sơ đồ cấu trúc động học máy 525
1.3.4. Điều chỉnh động học máy 525
1.4. Các máy gia công bánh răng côn khác
1.4.1. Máy phay bánh răng côn chép hình
1.4.2. Máy chuốt bánh răng côn răng thẳng
1.4.3. Máy mài bánh răng côn
Chương V. MÁY TIỆN HỚT LƯNG
5.1 . Công dụng
5.2 , Các sơ đồ hớt lưng răng dao
5.3 . Máy tiện hớt lưng vạn năng
5.3.1 Công dụng
5.3.2 Sơ đồ cấu trúc động học máy
5.3.3 Điều chỉnh động học máy 1811
Chương VI. CÁC MÁY GIA CÔNG REN
6.1 Các phương phápgia công ren
6.2 Máy phay ren
6.2.1 Các phương pháp phay ren
6.2.2 Máy phay ren 561
6.3 Máy cán ren
6.3.1 Các phương pháp cán ren
6.3.2 Máy cán ren hướng kính 5933
6.4 Máy tiện ren chính xác
6.4.1 Cơ cấu hiệu chỉnh bước ren chính xác
6.4.2 Điều chỉnh máy tiện ren chính xác
6.5 Máy mài ren
6.5.1 Các sơ đồ mài ren
6.5.2 Máy mài ren 5822
Chương I. CƠ BẢN VỀ MÁY CÔNG CỤ
1.1. Giới thiệu máy công cụ
Máy công cụ được dùng trong sản xuất chế tạo máy và chế tạo thiết bị kỹ thuật. Là công cụ chính trong ngành chế tạo máy để chế tạo ra các chi tiết, cơ cấu theo hình dáng, kích thước, độ chính xác theo yêu cầu của máy móc, thiết bị, dụng cụ, và các sản phẩm dùng trong các ngành kỹ thuật, trong sản xuất, quốc phòng và phục vụ dân sinh.
Có nhiều kiểu phân loại máy công cụ theo các mục tiêu khác nhau như chức năng, công dụng, mức độ vạn năng, độ chính xác, kích thước, trọng lượng, mức độ tự dộng hóa v.v...
Máy tiện, máy khoan, máy doa, máy mài, máy phay… là các tên gọi theo chức năng và công dụng của các máy công cụ.
Các máy vạn năng (còn gọi là máy công cụ thông dụng) có phạm vi công nghệ rộng, có khả năng thực hiện được nhiều nguyên công khác nhau. Sản phẩm của máy vạn năng đa dạng, phạm vi điều chỉnh kích thước gia công trên máy rộng (như máy tiện ren vạn năng, máy phay vạn năng vv..). Các máy này được dùng rộng khắp trong sản xuất chế tạo máy và các ngành kỹ thuật khác. Máy vạn năng được trang bị thêm các thiết bị đặc biệt và có khả năng công nghệ rộng hơn máy cùng loại gọi là máy vạn năng rộng.
Máy chuyên dùng là tên gọi của nhóm máy chỉ dùng để gia công các chi tiết cùng kiểu, loại có hình dáng phức tạp hay cấu tạo đặc biệt với kích thước khác nhau như bánh răng, trục khuỷu, ren, công cụ cắt…vì vậy máy chuyên dùng được gọi theo công nghệ đặc trưng để gia công các kiểu loại chi tiết đó như các máy gia công bánh răng, gia công ren…
Trong sản xuất loạt, gia công một loại chi tiết cùng hình dáng, kích thước. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các máy công cụ được bố trí theo dây chuyền của quy trình công nghệ. Máy công cụ trong dây chuyền đó chỉ thực hiện một bước công nghệ vì vậy để đơn giản cho thiết kế cấu trúc, giảm chi phí sản xuất sử dụng máy chuyên môn hóa. Như vậy máy chuyên môn hóa là máy chuyên dùng có tính chuyên môn hóa cao.
Trong các hệ thống sản xuất hiện đại, linh hoạt (Flexible Manufacturing System), sử dụng các máy công cụ hiện đại, có nhiều chức năng công nghệ khác nhau, điều khiển hiện đại, tự động hóa cao và linh hoạt là các trung tâm gia công (Machining Center).
Độ chính xác của máy công cụ có liên quan tới rất nhiều vấn đề về kỹ thuật như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, chức năng và công dụng cũng như đặc trưng công nghệ của máy. Mặt khác máy có độ chính xác càng cao giá thành của nó càng cao và để cho việc thiết kế, chế tạo hay sử dụng máy đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật còn phân loại máy theo cấp chính xác. Theo TCVN 1742 – 75, máy công cụ được phân loại theo 05 cấp độ chính xác:
- Máy cấp chính xác E là máy có độ chính xác thông thường, chủ yếu là máy vạn năng thông dụng.
- Máy cấp chính xác D là máy được thiết kế, chế tạo dựa trên cơ sở các máy có độ chính xác thông thường nhưng các chi tiết, cụm máy quan trọng được chế tạo chính xác hơn, chất lượng lắp ráp, tổ hợp máy cũng được nâng cao.
- Máy cấp chính xác C là máy có độ chính xác cao, bao gồm các máy gia công lần cuối. Việc thiết kế, chế tạo và lắp ráp tổ hợp máy yêu cầu đạt độ chính xác rất cao.
- Máy cấp chính xác B là máy có độ chính xác đặc biệt, nhóm máy này ngoài các yêu cầu kỹ thuật như các máy có độ chính xác cao, chúng còn phải có độ cững vững động lực học rất cao.
- Máy cấp chính xác A là máy có độ chính xác siêu cao, nhóm máy này đòi hỏi điều kiện làm việc theo qui định riêng và chế độ gia công chính xác. Máy được dùng để chế tạo các chi tiết quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật cao nhất trong các thiết bị đo lường, điều khiển…
Kích thước, trọng lượng của máy công cụ liên quan trực tiếp đến phạm vi kích thước của chi tiết gia công trên máy, vì vậy việc phân loại theo trọng lượng có ý nghĩa thực tế cho việc chọn máy gia công hợp lí. Máy cỡ bé có trọng lượng máy nhỏ hơn 1 tấn thường dùng trong gia công chi tiết bé. Máy cỡ trung bình có trọng lượng đến 10 tấn là loại máy được dùng rộng rãi trong các nhà máy để gia công các chi tiết trung bình, khối lượng không lớn lắm. Máy cỡ lớn có trọng lượng máy đến 100 tấn dùng để gia công các chi tiết có kích thước, khối lượng lớn. Máy cực lớn có trọng lượng lớn hơn 100 tấn được thiết kế theo đặt hàng gia công các chi tiết siêu trường, siêu trọng.
Theo kiểu, loại và mức độ hiện đại của hệ thống điều khiển máy công cụ. Có máy công cụ thông thường , máy bán tự động, máy tự động , máy điều khiển theo chương trình số…
Dựa vào chức năng công nghệ, công dụng, mức độ hiện đại của hệ thống điều khiển và các đặc tính kỹ thuật của máy công cụ để ký hiệu máy. Ở mỗi quốc gia, mỗi một hãng chế tạo máy đều có tiêu chuẩn kiểu ký hiệu máy khác nhau, nhưng về bản chất là giống nhau. Thông thường ký hiệu máy theo cách thức sau: Tên máy theo nhóm chức năng công nghệ_ những thông số kỹ thuật đặc trưng _hệ thống điều khiển hay chức năng đặc biệt.
Ví dụ hệ thống ký hiệu của Liên Xô (cũ):

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status