Phương ngữ Bắc có vùng phân bố tương đối rộng lớn và tương đối thuần nhất - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
phương ngữ bắc là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học và cũng được lựa chọn làm ngôn ngữ toàn dân


Lịch sử dân tộc Việt Nam ta, kể từ thời dựng nước trải qua hàng năm cho đến ngày nay, nếu xét riêng về mặt ngôi ngữ thì có thể nói rằng đó là lịch sử người Việt Nam, cùng nhau xây dựng, thống nhất và phổ biến tiếng Việt trong cương vị ngôn ngữ dùng chung trên lãnh thổ nước ta.Khi nhận diện một dân tộc, ngôn ngữ thường được coi là một trong những tiêu chuẩn chính (bên cạnh các tiêu chuẩn khác như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức tự giác dân tộc, các đặc điểm chung về tâm lý, văn hóa, kinh tế...).Ngôn ngữ góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong suốt lịch sử lâu dài đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước, chúng ta có thể hình dung dân tộc Việt Nam ta đã phấn đấu gian khổ như thế nào để thoát được hiểm họa diệt chủng về ngôn ngữ và văn hóa, để bảo vệ và phát triển được tiếng Việt.
Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp.Tuy nhiên ngoài ra còn có một số đặc điểm sau.
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia – phương tiện giao tiếp chung được sử dụng rộng rãi trên khắp đất nước. Song, ở mỗi địa phương khác nhau, nó lại mang những nét riêng vô cùng phong phú, đa dạng.Bởi vì ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa nên sẽ khác nhau.Mỗi một phương ngữ là một biến thể ngôn ngữ nhất định, vừa khác biệt với tiếng toàn dân, vừa mang nét chung cho toàn vùng phương ngữ.Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung, phương ngữ Nam. Trông đó phương ngữ Bắc là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học và cũng được lựa chọn làm ngôn ngữ toàn dân.
Các phương ngữ khác nhau về việc phân vùng phương ngữ, về ngữ âm, rồi đến từ vựng- ngữ nghĩa, cuối cùng là khác biệt ngữ pháp.

A. NỘI DUNG

I. Phương ngữ Bắc có vùng phân bố tương đối rộng lớn và tương đối thuần nhất
I.1. Phương ngữ Bắc có vùng phân bố tương đối rộng lớn
Phương ngữ Bắc là phương ngữ vùng quê Bắc Bộ (tính từ Ninh Bình trở ra), có diện tích tương đối lớn, được chia làm 3 vùng nhỏ hơn:
(1) Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta. Phần lớn người Việt ở đây mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Do quá trình cộng cư diễn ra trong thời gian gần đây nên phương ngữ phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quát chung của phương ngữ Bắc và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng, cái nôi của người Việt cổ.
(2) Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh đồng bằng và trung du bao quanh Hà Nội(Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên).
Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.
(3) Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh) còn giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi, r s với xtr với ch mà ở các phương ngữ Bắc khác không còn phân biệt được nữa. Còn có nơi phát âm tr thành t và s thành th.
Nếu so với sự phân vùng của phương ngữ Trung và phương ngữ Nam thì phương ngữ Bắc mang nét phân vùng khác biệt. Nhắc đến phương ngữ Trung ta nhắc đến sự phân vùng nhỏ lẻ, mamh mún và đầy phức tạp, bởi diện tích nhỏ hẹp chỉ gồm 6 tỉnh nhưng lại chia làm ba vùng nhỏ. Không chỉ phân vùng nhỏ lẻ mà trong bản thân phương ngữ Trung cũng rất phức tạp, trong mỗi vùng, thậm chí mỗi huyện, mỗi xã lại mang một giọng điệu, ngôn ngữ riêng biệt. Phương ngữ Nam phân vùng trên khoảng một nửa diện tích đất nước, kéo dài từ Đà Nẵng đến Nam bộ gồm 24 tỉnh thành. Phương ngữ Nam không phức tạp mà tương đối thuần nhất, phân bố trên địa bàn rộng như vậy nhưng nó không có sự khác biệt nhiều giữa các phương ngữ trong vùng.
I.2. Phương ngữ Bắc phân vùng tương đối thuần nhất
Tuy phương ngữ Bắc có diện tích rộng lớn nhưng ngôn ngữ lại tương đối thuần nhất. Sự thuần nhất tương đối đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Một là yếu tố lịch sử: phương ngữ Bắc là phương ngữ có lịch sử phát triển lâu đời. Vì ngay từ khi ra đời phương ngữ Bắc là phương ngữ được chọn làm ngôn ngữ toàn dân, đây là ngôn ngữ của một vùng có nền kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển nhất và là ngôn ngữ của bộ lạc chiến thắng. Thời xa xưa, tổ chức xã hội của nước ta khi mới xuất hiện thì tồn tại dưới hình thức thị tộc, bộ lạc và khi thị tộc, bộ lạc phát triển đến mức độ nhất định thì hình thành nhà nước, và nhà nước phát triển phát triển nhất lúc bấy giờ là nhà nước Văn Lang Âu Lạc sống bên lưu vực sông Hồng, nên ngôn ngữ của nhà nước này được chọn làm ngôn ngữ toàn dân. Đây cũng chính là phương ngữ Bắc ngày nay.Chính vì có lịch sử phát triển lâu đời nên phương ngữ Bắc có điều kiện giao lưu phát triển tập trung thống nhất với nhau chứ không phân tán như ở phương ngữ Trung. Bởi vì phương ngữ Trung và phương ngữ Nam có sự di dân từ phương ngữ vào khu vực Bình-Trị-Thiên muộn hơn, không có lịch sử lâu đời như ở phương ngữ Bắc nên khi di cư vào miền Trung thì người dân không sống tập trung mà sống phân tán, họ sống theo từng cụm đặc biệt theo từng dòng họ nên ngôn ngữ ở đây vẫn nhỏ lẻ. Cũng do lịch sử hình thành nên phương ngã Nam lại có đặc điểm khoanh vùng rộng lớn và thuần nhất bởi vì lịch sử hình thành của phương ngữ chỉ mới diễn ra vào thời gian gần đây (trong khi đất nước kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội thì thành phổ Hồ Chí Minh mới được 300 năm). Cụ thể vào thế kỉ XVIII, nông nghiệp đã phát triển hình thành những trang trại rộng lớn sớm mang tính chất hàng hóa nên phạm vi giao lưu rộng khắp cả vùng không bó hẹp từng làng nhỏ như thời di cư vào miền Trung .

9dlKV68nQfqyzkk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status