Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống
ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa – những địa bàn có vị trí
chiến lƣợc về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trƣờng sinh thái.
Do đó, Đảng ta luôn coi việc hoạch định và thực hiện đúng chính sách dân tộc
là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng trong tiến trình cách mạng.
Hiện nay, nƣớc ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệptheo
hƣớng hiện đại. Bên cạnh đó, tình hình chính trị - xã hội thế giới có nhiều
biến đổi lớn, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc vẫn là vấn đề phức tạp, gay
gắt và vô cùng nhạy cảm ở nhiều quốc gia.Vì vậy, việc hoạch định và thực
hiện đúng đắn chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc ở nƣớc ta.
Giải quyết tốt vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc không
những tạo nên sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn
khoảng cách phát triển chênh lệch giữa các dân tộc mà còn phát huy đƣợc
truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức tự lực tự cƣờng và lòng tự hào dân tộc,
tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Chính sách dân tộc là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc ta, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Do đó, thực hiện chính sách dân tộc phải gắn với kế hoạch phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của đất nƣớc. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX về công tác dân tộc đã
khẳng định: Các dân tộc thiểu số: thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn
kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt 5
Nam. Đến Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) lại tiếp tục khẳng định: các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Đây là những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nƣớc ta. Đó cũng chính là cơ sở để Đảng và Nhà nƣớc ta xây
dựng và thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách dân tộc nói
riêng nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số còn ở trình độ sản xuất và đời sống thấp,
xây dựng, phát triển quan hệ dân tộc tốt đẹp và đấu tranh chống lại các thế lực
phản động có âm mƣu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại việc
thực hiện chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc.
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng có trung du
và miền núi.Tỉnh Vĩnh Phúc có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 7
huyện. Bên cạnh dân tộc Kinh, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 10 nghìn hộ
đồng bào dân tộc thiểu số với trên 40 nghìn nhân khẩu đang sinh sống tại trên
40 xã, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông
Lô và thị xã Phúc Yên. Toàn tỉnh có 13 dân tộc thiểu số; trong đó đông nhất
là dân tộc Sán Dìu với gần 40 nghìn ngƣời (chiếm 90,8% tổng số đồng bào
dân tộc thiểu số trong tỉnh).Các dân tộc sống đan xen, đoàn kết, hoà thuận và
hỗ trợ nhau phát triển.
Ở Vĩnh Phúc đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở miền
núi, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Những năm qua, các chính sách dân tộc
và miền núi của Đảng và nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh đã góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc đặc
biệt là dân tộc thiểu số và miền núi, rút ngắn dần khoảng cách giữa miền núi
và đồng bằng. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian
qua vẫn còn những hạn chế cần đƣợc nhận thức và có những giải pháp nhằm

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status