Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể để đối với việc thực hiện Pháp lệnh này trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hiện nay.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN
CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.................. 9
1.1. Một số khái niệm............................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm dân chủ............................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa................................................. 10
1.1.3. Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở .................................... 13
1.2. Những vấn đề chung về “Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn” của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam .......................................................................... 14
1.2.1. Sự cần thiết xây dựng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn ở nước ta................................................................. 14
1.2.2. Những nội dung chính của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn ................................................................................. 16
1.2.3. Vai trò của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn....... 20
1.3. Những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện Pháp
lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình ................................................................................... 23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vũ
Thư tỉnh Thái Bình............................................................................ 23
1.3.2. Trình độ nhận thức và năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ,
nhân viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện
Vũ Thư tỉnh Thái Bình...................................................................... 27
1.3.3. Ý thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân huyện Vũ
Thư tỉnh Thái Bình............................................................................ 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ,
PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH
THÁI BÌNH HIỆN NAY ...................................................................... 31

2.1. Quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn
trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ....................................... 31
2.1.1. Tình hình dân chủ ở các xã, thị trấn của huyện Vũ Thư trước
khi triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị
trấn..................................................................................................... 31
2.1.2. Các bước triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường,
thị trấn ............................................................................................... 32
2.1.3. Lựa chọn các hình thức thực hiện dân chủ theo yêu cầu cầu
Pháp lệnh........................................................................................... 34
2.2. Thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu trong quá trình triển
khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa
bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình .................................................... 36
2.2.1. Thành tựu trong quá trình triển khai Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái
Bình ................................................................................................... 36
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu trong quá trình triển khai
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ........................................................... 48
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình triển khai thực
hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình........................................................... 52
2.3.1. Hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ
ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái
Bình ................................................................................................... 52
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quá trình triển khai Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ
Thư tỉnh Thái Bình............................................................................ 55
2.4. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 59
Chƣơng 3: NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ

TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN
NAY ................................................................................................... 62
3.1. Những phương hướng cơ bản ...................................................................... 62
3.1.1. Kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với nâng cao dân
trí cho các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau........ 62
3.1.2. Tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở đối với
việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở......................... 64
3.1.3. Gắn việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở với nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương ........................... 65
3.2. Các giải pháp chủ yếu .................................................................................. 66
3.2.1. Kiện toàn Ban chỉ đạo việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở .... 66
3.2.2. Nâng cao trình độ dân trí, ý thức, năng lực thực hành dân chủ
của nhân dân...................................................................................... 67
3.2.3. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân......................... 68
3.2.4. Thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn cơ sở Đảng trong sạch và
vững mạnh toàn diện......................................................................... 69
3.2.5. Tập trung xây dựng chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững
mạnh, thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân................ 71
3.2.6. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở
cơ sở .................................................................................................. 73
3.2.7. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu ........... 74
3.2.8. Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực
hịên Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, động viên kịp thời đối với
những đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh........................ 76
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 80
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 86

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ, dù ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù trong lịch sử hay
hiện tại luôn là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp.
Khi đó, dân chủ là môi trường của tự do, hạnh phúc và lối sống của nhân loại
tiến bộ.Vì vậy, dân chủ hóa là một xu hướng chính trị, một nhu cầu khách
quan của sự phát triển xã hội.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, trong giai đoạn đầu tiên của cách
mạng vô sản là, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị, phải giành
lấy dân chủ và dựa vào ưu thế chính trị đó, giai cấp vô sản mới tiến hành
thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới xã hội
XHCN và CSCN.
Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN của Việt Nam là
một quá trình lâu dài với những nhiệm vụ trọng tâm khác nhau. Việc thực
hiện dân chủ hóa đời sống xã hội là nhiệm vụ bao trùm trong suốt quá trình đó
vì dân chủ vừa là bản chất, vừa là động lực, mục tiêu của CNXH. Chỉ có thể
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” thì mới huy động được sức mạnh tổng hợp toàn dân vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai,
giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [44, tr. 218]. Thực hiện lời đạy của Người,
trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới phương
thức lãnh đạo, quản lý để phát huy sức sáng tạo, quyền làm chủ của nhân dân.
Việc ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH 11 về thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thể hiện quyết tâm
của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng và tiến tới hoàn thiện nền dân chủ
XHCN. Trong điều kiện đó, tìm hiểu việc thực hiện “Pháp lệnh thực hiện dân

chủ ở xã, phường, thị trấn” có ý nghĩa quan trọng đối với việc đề ra những
giải pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân cũng như cán bộ cơ
sở trong việc thực thi dân chủ.
Trong những năm qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn trên cả nước đã dần đi vào cuộc sống, đã tạo được động lực mới, khơi
dậy tiềm năng sáng tạo, nội lực và lòng nhiệt tình cách mạng trong các tầng
lớp nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện Pháp lệnh ở một số địa phương vẫn
còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như quyền làm chủ của người dân chưa được
phát huy và quan tâm tối đa, chính quyền cơ sở nhiều nơi còn thiếu trách
nhiệm, chưa làm tròn vai trò trong việc triển khai thực hiện dân chủ... Huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một địa phương tiến hành thực hiện Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn khá sâu rộng nhưng còn có một số hạn chế
như: việc triển khai Pháp lệnh chưa đồng đều, tình trạng nhũng nhiễu, gây
phiền hà cho nhân dân vẫn xảy ra ở một số xã; tình trạng cán bộ thiếu trách
nhiệm, triển khai Pháp lệnh còn mang tính chống đối, thực thi dân chủ còn
mang nặng tính hình thức hay ở một số địa phương do nhận thức của người
dân chưa đúng nên vẫn xảy ra hiện tượng dân chủ bị kẻ xấu lợi dụng để thực
hiện ý đồ không tốt, dân chủ tự do quá trớn... Vậy những nguyên nhân nào
dẫn đến tình trạng trên và khắc phục nó như thế nào? Để Pháp lệnh dân chủ ở
cơ sở thực sự đi vào cuộc sống, cần có những phương hướng và giải pháp gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài “Thực hiện Pháp lệnh dân
chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình hiện
nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân chủ và dân chủ ở cơ sở được nhiều nhà khoa học quan tâm
với nhiều công trình có giá trị và ý nghĩa đã được công bố như:
* Sách:
PGS. TS Dương Xuân Ngọc: “Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã- Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;

PGS.TS Nguyễn Cúc: “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình
hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002; Lương Gia Ban: “Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; TS. Nguyễn Văn Sáu - GS. Hồ
Văn Thông: “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Ở các công trình này,
các tác giả tập trung làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cả về mặt lý luận và thực
tiễn cùng thực trạng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thomas Meyer và Nicole Breyer: “Tương lai của nền dân chủ xã hội”,
(Người dịch: Trần Danh Tạo, Ngô Lan Anh), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2007. Cuốn sách với tư tưởng cốt lõi là dân chủ xã hội ra đời và phát triển
trên cơ sở sự không hoàn thiện của dân chủ tự do.
Phạm Văn Bính: “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh”- Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách này góp phần xác định và làm rõ hơn
những vấn đề cơ bản trong phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh, đề xuất
áp dụng phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh đối với hoàn thiện phương
pháp lãnh đạo của Đảng ta giai đoạn hiện nay.
GS. TS. Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong
tiến trình đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Trong cuốn sách
này, tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, nhất là
dân chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay; hạn chế trong quá trình thực hiện
dân chủ ở cơ sở thời gian qua.
PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh - ThS. Tào Thị Quyên: “Dân chủ trực tiếp
ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội 2010.
Cuốn sách làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ và dân
chủ trực tiếp trên thế giới và ở Việt Nam; đánh giá thực trạng, đưa ra giải
pháp nhằm phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp hiện nay ở nước ta.
PGS. TS Lê Minh Quân: “Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Ở đây tác giả đề

cập đến nhiều vấn đề về dân chủ hóa từ góc độ lý luận và thực tiễn, chỉ ra các
yếu tố tác động và quá trình dân chủ hóa trên thế giới, phân tích những vấn đề
lý luận và thực tiễn của quá trình dân chủ hóa XHCN ở nước ta hiện nay.
* Tạp chí:
Dương Xuân Ngọc - Lưu Văn An: “Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở, vấn đề đặt ra và một số giải pháp”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9 -2000.
Ở bài viết này các tác giả đã nêu lên những kết quả bước đầu của việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời nêu lên những vấn đề cần giải quyết cùng
những giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Dương Trung Ý: “Nâng cao sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng
thực hiện hiệu quả dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 14 (tháng 5/2003).
Ở bài viết này tác giả chủ yếu đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao vai trò
và năng lực của các tổ chức cơ sở Đảng trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở.
TS. Đoàn Minh Huấn: “Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình
mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004. Tác
giả bài viết này làm rõ đặc trưng của hai hình thức dân chủ là dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện, đồng thời khẳng định vai trò, ưu thế của mỗi hình
thức cũng như sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức dân chủ này
trong việc mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta.
Phạm Ngọc Trâm: “Nhìn lại quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở 1998-2012”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2012. Tác giả bài viết này đã
đánh giá một cách tổng quát quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở hơn
mười năm qua, từ chủ trương của Đảng, thể chế của Nhà nước đến các hình
thức tổ chức và cơ chế phối hợp hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đặc biệt tác giả còn chỉ ra bước phát triển mới trong thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở những năm qua.
Ngoài ra cũng có một số luận văn cũng đề cập đến vấn đề dân chủ và
dân chủ ở cơ sở như:

Nguyễn Thanh Sơn: “Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn tỉnh
Sơn La- thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sỹ CNXHKH bảo vệ tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003. Trần Quốc Huy: “Hoàn thiện
Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
Luật, Hà Nội, 2005. Ở những Luận văn này các tác giả đề cập đến việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với những địa bàn cụ thể, làm rõ thực trạng
và đưa ra giải pháp đối với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên những địa
bàn đó.
Vương Ngọc Thịnh: “Thực hiện Pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa
bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Luật học bảo vệ tại Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2010. Luận văn đi
vào tìm hiểu thực trạng việc thực hiện Pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại huyện
Hoài Đức - Hà Nội, từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp thực hiện
Pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với địa phương.
Nguyễn Thanh Sơn: “Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở xã trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án
Tiến sĩ chuyên ngành CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh năm 2010. Luận án trình bày thực trạng việc thực hiện
quy chế dân chủ ở xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc nước ta;
chỉ ra những yếu tố tác động, những kinh nghiệm của việc thực hiện vấn đề
này; đưa ra những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm triển khai
tốt hơn Quy chế dân chủ ở xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc
Việt Nam trong thời gian tới.
Các công trình khoa học, các bài báo, luận văn nêu trên với những cách
tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng đều đã nêu lên và làm rõ
tầm quan trọng của dân chủ, dân chủ ở cơ sở cùng những tiền đề lý luận và
thực tiễn của vấn đề dân chủ và dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, do Pháp lệnh số
34/2007/PL- UBTVQH 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội mới được ban hành ngày 20/4/2007 nên các công

trình trước đó chưa thể đề cập đến các nội dung Pháp lệnh này của Ủy ban
Thường Vụ Quốc hội. Từ sau thời điểm công bố Pháp lệnh, cũng chưa có
công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể tình hình thực hiện Pháp lệnh đó
ở địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn
này tác giả muốn chú trọng làm rõ thực trạng thực hiện những nội dung của
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng
thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã mà tác giả luận văn đưa ra những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường,
thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Để đạt mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận chung về dân chủ, dân chủ
XHCN và dân chủ ở cơ sở.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở
xã, phường, thị trấn tại Vũ Thư - Thái Bình thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc
thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện vũ Thư tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện vũ Thư tỉnh Thái Bình từ năm 2007 đến
nay.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về dân chủ và xây
dựng nền dân chủ XHCN.
Phương pháp luận mà tác giả sử dụng là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống
kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn...
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn góp phần xác định khái niệm dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
chỉ ra sự cần thiết xây dựng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn ở nước ta.
Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng việc thực hiện Pháp lệnh dân
chủ ở xã, phường, thị trấn trên trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Luận văn đã đề xuất những phương hướng và giải pháp thực hiện Pháp
lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình
thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước nói
chung và trên trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy, công tác liên quan đến vấn đề dân chủ và dân chủ ở cơ sở.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã,
phường, thị trấn ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hiện nay.
Chương 3: Những phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu thực
hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình hiện nay.

VjXUui6ZoS08H2C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status