So sánh phản ứng thế nucleophin (sn2) và phản ứng thế gốc (sr) - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU .............. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu ...1
3. Phương pháp nghiên cứu . 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1
PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG . 2
1.Định nghĩa 2
2. Phân loại 2
3. So sánh cơ chế SR với SN2 . 2
3.1.Khái niệm chung 2
3.2. Nhận diện phản ứng 2
3.3.Cơ chế phản ứng 3
3.4. Động học phản ứng 4
3.5.Hóa lập thể 5
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng 6
3.6.1. Cấu trúc chất ban đầu .. 6
3.6.2. Ảnh hưởng của nhóm bị thay thế 7
3.6.3. Ảnh hưởng của tác nhân 7
3.6.4. Ảnh hưởng của dung môi 8
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây hóa học hữu cơ có những bước phát triển vượt bậc nhờ những thành tựu áp dụng các phương pháp vật lý xác định cấu tạo phân tử, áp dụng cơ học lượng tử vào hóa học và những thành tựu của các ngành hóa khác . Trong hóa hữu cơ đã phát triển hoàn chỉnh những quan niệm lý thuyết về cấu tạo phân tử và cơ chế các phản ứng. Những quan niệm này là cơ sở lý thuyết không thể thiếu được của hóa hữu cơ nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu các phản ứng hữu cơ, việc nắm vững các cơ chế phản ứng để giải thích được quá trình hình thành sản phẩm, hướng phản ứng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng để điều khiển phản ứng theo hướng mong muốn là vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề phức tạp trong cơ chế phản ứng đã gây không ít khó khăn cho nhiều người nghiên cứu như sinh viên, nghiên cứu sinh ngành hóa. Như vậy, để học tập có hiệu quả bộ môn cơ chế phản ứng hữu cơ, điều cần thiết là phải thấy được mối liên quan giữa các phản ứng với nhau và nhận biết một cách tương đối ở điều kiện nào thi xảy ra phản ứng gì. Trong khuôn khổ của tiểu luận này đề cập đến hai phản ứng là phản ứng thế nucleophin (SN2) và phản ứng thế theo cơ chế gốc (SR).
2. Mục tiêu
Việc nghiên cứu, so sánh hai phản ứng SN2 và SR nhằm giúp việc nhận thức hai phản ứng được dễ dàng hơn đồng thời thấy được sự giống và khác nhau của hai phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến các phản ứng này.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp chuyên gia
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cơ chế phản ứng SN2 và SR
- Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu từ sách báo và internet.
TIỂU LUẬN cơ CHẾ PHẢN ỨNG hữu cơ SO SÁNH PHẢN ỨNG THẾ NUCLEOPHIN (SN2) và PHẢN ỨNG THẾ gốc (SR)

arq4GdnnDsvZu2K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status