Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - pdf 26

Link tải miễn phí đề án
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án 3
2. Căn cứ pháp lý 4
2.1 Các văn bản của Chính phủ về việc lập quy hoạch 4
2.2. Các văn bản khác về việc lập quy hoạch. 4
2.3 Các quy hoạch khác có liên quan: 5
3. Đối tượng, phạm vi quy hoạch, phương pháp nghiên cứu. 5
3.1. Đối tượng. 5
3.2. Phạm vi quy hoạch 7
3.3. Phương pháp nghiên cứu. 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM. 9
1. Bối cảnh quốc tế. 9
1.1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên 9
1.2. Hợp tác Việt Nam với các nước trong lĩnh vực dược liệu. 9
1.3. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới 10
2. Bối cảnh trong nước. 11
2.1. Giới thiệu chung về tình hình phát triển của ngành Dược Việt Nam. 11
2.2. Tiềm năng nguồn dược liệu Việt Nam. 13
3. Dự báo nhu cầu dược liệu trong nước và trên thế giới trong thời gian tới. 17
3.1. Dự báo về thị trường và khả năng cạnh tranh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước và thế giới. 17
3.2. Dự báo khả năng công nghệ. 19
3.3. Dự báo nhân lực, vật lực cho phát triển dược liệu. 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM 24
1. Quản lý nhà nước. 24
1.1. Cơ cấu tổ chức. 24
1.2. Hệ thống văn bản pháp qui. 25
2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam. 30
2.1. Thực trạng về nguồn dược liệu thiên nhiên. 30
2.2. Tình hình phát triển nuôi trồng dược liệu. 33
2.3. Tình hình chế biến, thị trường, xuất nhập khẩu và chất lượng dược liệu. 46
2.4. Tình hình sử dụng dược liệu phục vụ YHCT và công nghiệp dược. 50
2.5. Đánh giá chung và sự cần thiết phải quy hoạch phát triển dược liệu. 53
3. Mô hình quản lý dược liệu ở một số nước trên thế giới. 55
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. 58
1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng đề án. 58
2. Mục tiêu quy hoạch. 59
2.1. Mục tiêu tổng quát 59
2.2. Mục tiêu cụ thể. 59
3. Nội dung quy hoạch. 61
3.1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu bền vững 61
3.2. Quy hoạch vùng nuôi trồng cây thuốc và giống cây thuốc. 68
3.3. Quy hoạch các cơ sở và nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu phục vụ công nghiệp dược. 74
3.4. Quy hoạch các kênh cung ứng từ Trung ương đến địa phương. 76
3.5. Quy hoạch nguồn lực. 77
4. Đánh giá nhu cần về vốn đầu tư. 77
5. Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn 2011 – 2030 78
6. Một số định hướng chính cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 79
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 81
1. Đánh giá chung về tác động môi trường 81
2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 82
CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 83
PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU 83
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển dược liệu 83
2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính và tín dụng 83
3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận KH công nghệ 84
4. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực 85
5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế 85
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 86
1. Các đơn vị thực hiện 86
1.1. Trách nhiệm của Bộ Y tế 86
1.2. Trách nhiệm của các Bộ nghành khác 86
2. Tổ chức thực hiện 88
2.1. Giai đoạn đến 2015 88
2.2. Giai đoạn đến năm 2020 89
2.3. Giai đoạn đến năm 2030 89

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nguồn khác nhau.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hay phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này.
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa, ... Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, đồng thời để thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc ở nước ta, cần thiết xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” như một chương trình hành động có tính chiến lược. Đề án Quy hoạch này nhằm mục đích tăng cường quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực dược liệu; nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên dược liệu, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học; và xây dựng kế hoạch phát triển thuốc từ nguồn dược liệu trong nước góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân tại các vùng khó khăn; từng bước và chủ động đáp ứng đủ nhu cầu dược liệu cung cấp cho công nghiệp dược và Y học cổ truyền trong nước.
2. Căn cứ pháp lý
2.1 Các văn bản của Chính phủ về việc lập quy hoạch
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;
- Chỉ thị 24/CT-TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền đông y Việt nam và Hội Đông y trong tình hình mới;
- Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;
2.2. Các văn bản khác về việc lập quy hoạch.
- Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy định một số điều chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
- Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và


8IX7DPeL23oxS23
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status