Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị cấp cơ sở với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng việc thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hưng Yên. Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là nền tảng bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vừa nhằm phát huy vai trò chiến
lược của kinh tế nông nghiệp và đội quân chủ lực nông dân mới đối với xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nền tảng vững chắc cho xây dựng chủ nghĩa
xã hội, vừa nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và xây
dựng người nông dân mới - người nông dân xã hội chủ nghĩa. Qua đó, nâng
cao hơn nữa vị thế của giai cấp nông dân trong công cuộc đổi mới đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vấn đề này. Điều đó được
thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn mà tiêu biểu là Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... trong đó nổi lên vấn đề rất
quan trọng là xử lý mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
Đổi mới hệ thống chính trị là một nội dung quan trọng của đổi mới chính trị
nhằm thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo động lực cho đổi
mới và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở
nước ta. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay phải đặc biệt chú
trọng tới việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 5 khóa IX.
Trong hệ thống quản lý 4 cấp ở nước ta, cấp xã là cấp cơ sở, là địa bàn
nông thôn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền nông nghiệp,
nông thôn với nông dân. Trong quá trình đổi mới vừa qua, nông thôn và hệ
thống chính trị ở nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đồng
thời cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nông thôn Hưng Yên cũng nằm
trong tình hình chung đó.
Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 161 xã, phường, thị trấn; trong đó có 145
xã, 9 thị trấn, 7 phường. Trong 161 Đảng bộ xã, phường, thị trấn có 1.767 chi
bộ trực thuộc, với 45.304 đảng viên (trong tổng số 57.398 đảng viên toàn
tỉnh). Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn của tỉnh Hưng Yên trong thời gian
qua đang tiếp tục được kiện toàn và đổi mới, đóng vai trò quan trọng trong
việc triển khai, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được
củng cố, kiện toàn và hàng năm đều được đánh giá về chất lượng hoạt động.
Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Tỉnh ủy
Hưng Yên đối với hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là Chương
trình số 07-CTr/TU ngày 20/4/2007 của Tỉnh ủy Hưng Yên về xây dựng tổ
chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, tăng cường hiệu lực quản lý của
chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội, nâng cao chất lượng đảng viên giai đoạn 2006 - 2010, hệ thống
chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, tăng cường, đã góp
phần quan trọng vào việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu
Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.
Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống chính trị đó vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập, cụ thể là: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn nhiều bất
cập, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới; sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Đảng, chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội chưa cụ thể, chưa rõ ràng, minh bạch; công
tác tổ chức cán bộ tiến hành còn chậm, chưa kiên quyết. Năng lực và trình
độ của cán bộ cơ sở, nhất là cơ sở nông thôn còn thấp. Tình trạng quan liêu,
tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một bộ phận
cán bộ cơ sở thoái hóa, biến chất vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân
vừa tham ô, tham nhũng làm mất lòng tin trong nhân dân.
Những hạn chế, yếu kém trên của hệ thống chính trị đã và đang tác
động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói
chung và quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Ở Hưng Yên, việc
phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn
mới đã được xác định. Tuy nhiên, thành quả của việc phát huy vai trò đó còn
rất hạn chế: việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị nói
chung và của từng thành viên của hệ thống đó đối với công cuộc xây dựng
nông thôn mới chưa thật rõ ràng, minh bạch, tình trạng lúng túng, bị động
của hệ thống chính trị trước những nội dung, yêu cầu của xây dựng nông
thôn mới; tính chủ động, sáng tạo của các bộ phận thành viên của hệ thống
trong việc tham gia trực tiếp xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; trình độ,
năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu
của phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, yêu cầu, đòi hỏi của
công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nói riêng.
Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nhận thức đúng đắn vai
trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời có những quan điểm, giải pháp phù hợp để đổi mới và nâng cao
chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn Hưng Yên nhằm phát
huy những thế mạnh của tỉnh, hạn chế những yếu kém, giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân ở cơ
sở. Xây dựng nông thôn mới và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn là
những vấn đề quan trọng, bức xúc hiện nay. Nó đòi hỏi chúng ta phải
nghiên cứu một cách nghiêm túc cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn để
giải quyết kịp thời những khó khăn ở chính cơ sở.
Xuất phát từ những lý do trên, tui chọn vấn đề “Vai trò của hệ thống
chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hệ thống chính trị cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Việc phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị không
những tạo điều kiện phát triển kinh tế nhanh, bền vững mà còn góp phần
dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng nông thôn mới - vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do tầm quan trọng, cũng như tính chất thời sự của công tác xây dựng nông
thôn mới và việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong
phát triển kinh tế - xã hội, nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giới
thiệu về vấn đề này. Có thể khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu sau đây:
Nhóm các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở:
Luận án PTS Triết học về “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở
nông thôn ngoại thành Hà Nội (xã) trong giai đoạn hiện nay” của tác giả
Lưu Minh Trị, Hà Nội, 1993. Đây là công trình của một cán bộ lãnh đạo
thành phố Hà Nội đã đi sâu bàn về kiện toàn hệ thống chính trị nông thôn
ngoại thành Hà Nội.
Đề tài “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội
nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước
ta”, của PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2000. Đề tài khoa học cấp Bộ này đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những thành
tựu, hạn chế của hệ thống chính trị các vùng nông thôn miền núi, vùng dân
tộc thiểu số.
Đề tài cấp Bộ năm 2000 - 2001 “Vai trò của các Đoàn thể nhân dân
trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở (xã) hiện nay”, Viện Khoa học chính
trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do TS khoa học Phan Xuân
Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Công trình này đã phân tích khá đầy đủ vai trò
của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở.
Đề tài “Khảo sát tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các
tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002” của phân viện Hà Nội, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS Nguyễn Cúc làm chủ nhiệm.
Đề tài này đã khảo sát, phân tích về tình hình thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở tại các tỉnh phía Bắc nước ta.
Đề tài “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp”
của TS Vũ Hoàng Công, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
năm 2002. Công trình này đã phân tích một cách khoa học - thực tiễn về


7mUoFEuGulsae3Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status