Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học -- Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Làm rõ quan điểm về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh phúc
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngày
nay bất cứ quốc gia nào cũng nhận thức rõ nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định sự phát triển kinh tế - xã hội của mình, trong đó chất lượng nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sự phân công lao động xã hội
trong khu vực và trên thế giới diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các quốc
gia ngày càng quyết liệt hơn, thế mạnh có hiệu quả nhất trong cuộc cạnh tranh
này là phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực đã qua đào tạo. Bởi vậy, chỉ có nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thì mới có thể tận dụng tối đa những cơ hội của toàn cầu hoá để phát triển đất
nước một cách toàn diện.
Việt Nam đang tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức (theo tinh thần của Đại hội X - 2006). Đặc trưng của quá
trình này đặt ra một yêu cầu khách quan là phải không ngừng nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là gia tăng nhanh nguồn nhân lực chất lượng
cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và chất lượng
nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở tiếp tục
phát triển những quan điểm đúng đắn của các Đại hội trước đây, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:
“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan
trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc
biệt coi trọng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên
gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ
học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đa
dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực,
ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở
sử dụng lao động, cơ sở lao động và Nhà nước để phát triển nguồn
nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án
đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu,
mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo
nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức” [12, tr.13].
Có thể nói, trong các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X và XI
Đảng Cộng sản Việt Nam đều nhất quán quan điểm coi con người là vốn quý
nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu cao nhất của chế độ ta, coi
việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát triển nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH. Việc
không ngừng nâng cao chất lượng đời sống về vật chất và tinh thần cho người
dân là mục tiêu thường xuyên và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, coi giáo
dục và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là động lực mạnh mẽ, quyết định
tới sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Thực tiễn ở nước ta đã chứng tỏ
rằng nguồn lực con người giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, cơ cấu kinh tế nước ta đang có những bước chuyển dịch từ
các ngành nông nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp và dịch vụ
theo hướng hiện đại, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cấp
bách. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và sử dụng
có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện
nay nhằm biến nguồn nhân lực thực sự trở thành động lực của quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Vĩnh Phúc được tách ra tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú vào năm 1997, so với
nhiều tỉnh thành trong cả nước thì Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã xây dựng
nhiều chính sách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Song nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, trình độ phát
triển chưa đồng đều, việc quản lí, sử dụng và phân bố nguồn nhân lực trong
các vùng, ngành chưa hợp lý, chưa tận dụng và phát huy hết được tiềm năng
và lợi thế của nguồn nhân lực. Do vậy, cùng với quá trình đất nước đang đẩy
mạnh CNH, HĐH, thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược trong phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra cả về mặt
lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, chúng tui chọn vấn đề "Chất lượng
nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa
xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đã được các quốc gia trên thế giới
rất quan tâm, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Hiện nay, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, việc
kết hợp phát triển nguồn nội lực bên trong và những cơ hội phát triển từ
nguồn lực bên ngoài là điều khiến nhiều công trình khoa học đi sâu tìm tòi
nghiên cứu, nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để phát huy có hiệu
quả nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước, khắc phục tình
trạng tụt hậu về kinh tế, văn hoá, xã hội.
Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là vấn đề được nghiên cứu ở những góc độ và mức độ khác
nhau, nhiều công trình đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề nhân tố
con người, nguồn lực con người, về giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng
và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáng chú ý là những công trình sau:
- Bùi Thị Ngọc Lan: “Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam”... Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2007, tr.66-
70. Bài viết đã nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của
Đảng Cộng Sản Việt Nam về nguồn nhân lực qua các kỳ Đại hội; Làm rõ cơ
sở lý luận của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tinh thần
của Đại hội X (2006).
- Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm
thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. Công
trình đã phân tích nền kinh tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, đồng thời
nêu lên vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới, chính sách phát
triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và Việt Nam, mức độ phát
triển nguồn nhân lực hiện nay.
- TS. Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển
lực lượng sản xuất hiện nay (sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2007. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nhân tố con người trong phát
triển lực lượng sản xuất, đánh giá thực trạng trong phát huy nhân tố con người
ở nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển lực
lượng sản xuất.
- Vũ Ngọc Hải (2004), “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để đẩy
mạnh CNH, HĐH và xây dựng nền kinh tế tri thức”, Tạp chí giáo dục,
(06).Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập vai trò quan trọng của nguồn nhân
lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo, sử dụng và phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta, qua đó đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn
nhân lực.
- Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở
Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- GS. Lê Hữu Tầng với Đề tài KX-07-13, Về một số động lực phát triển
kinh tế- xã hội hiện nay. Các tác giả đã phân tích một số động lực để phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực con người.
- TS. Phạm Công Nhất, “Đổi mới tư duy giáo dục để phát triển nguồn
nhân lực trong điều kiện Việt nam hội nhập quốc tế hiện nay”, Tạp chí Khoa
giáo, số 11. Tác giả đã phân tích thực trạng nền giáo dục ở nước ta, từ đó đề
cập những giải pháp đổi mới tư duy giáo dục để phát triển nguồn nhân lực
trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay


Szn1sZ1swvbN6Z8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status