Thảo luận Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT


Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Quyết định số 212/2010/DS-GĐT ngày 19/05/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
1. Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
- Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là sự phát sinh quyền chiếm hữu sử dụng tài sản của 1 chủ thể đối với 1 tài sản của chủ thể khác nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định.
- Là sự gia tăng tài sản hay phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa theo căn cứ do pháp luật quy định.
- “Là việc tránh được những khoản chi phí để đảm bảo, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra tài sản phải bị giảm sút”


2. Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? điều 281
- Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người đáng lẽ được lợi về tài sản nhưng trên thực tế đã không được.
- Đảm bảo tính bình đẳng công bằng vì trên thực tế có chủ thể đã được lợi về tài sản nhưng pháp luật không thừa nhận quyền được hưởng lợi ích đó; cho nên cần có một nghĩa vụ phát sinh (như hoàn trả, bồi thường…).

3. Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả?
- Sự được lợi về tài sản của 1 người đã gây ra thiệt hại cho tài sản của chủ sở hữu (tài sản có thể bị mất hay giảm sút).
- Sự được lợi về tài sản đó không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định (khoản 2 điều 599 ).
- “Người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác, mà coi tài sản đó là của mình. Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng làm giảm sút một phần hay toàn bộ mà hành vi không trái pháp luật gây thiệt hại tài sản, có nghĩa là người được lợi về tài sản không có lỗi” .

4. Trong vụ việc được bình luận, chị Lệ có là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Tại sao?
- Trường hợp trên chị Lệ là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, vì: Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản giữa chị Lệ và bà Đầm là bất dộng sản, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tặng cho loại đối tượng này phải lập thành văn bản và có chứng thực (Điều 467 BLDS). Trong khi đó, trong vụ việc trên bà Đầm mới chỉ tuyên bố miệng là cho chị Lệ mảnh đất 5000 m2 đất rẫy và 2759 m2 đất ruộng nên hợp đồng tặng cho chưa có hiệu lực. Kể cả có xét đến di chúc của bà Đầm thì do bà Đầm vẫn còn sống nên di chúc cũng chưa thể có hiệu lực. Vì thế việc chị Lệ đứng tên kê khai đăng kí quyền sử dụng đất tại UBND xã chưa đủ cơ sở pháp lý chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất nói trên.


o9Eu223q19Pe1Fm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status