Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Công tác xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Luận văn này hướng tới tìm hiểu và phân tích thực tế cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá, từ đó nêu bật được thực trạng, những khó khăn mà họ gặp phải, những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó, những nhu cầu của phụ nữ đơn thân và sự cần thiết phải có sự trợ giúp dành cho các đối tượng này.Đề tài lần đầu tiên tiếp cận nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ đơn thân nuôi con và tìm ra các giải pháp, phương hướng trợ giúp cho nhóm đối tượng này gắn liền với các phương pháp tiếp cận và trợ giúp của ngành Công tác xã hội.
9. Kết cấu luận văn...................................................................................... 18
NỘI DUNG................................................................................................. 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...... 19
1.1. Các khái niệm công cụ.................................................................................19
1.1.1. Phụ nữ.................................................................................... 19
1.1.2. Phụ nữ đơn thân - Phụ nữ đơn thân nuôi con...................... 19
1.1.3. Công tác xã hội...................................................................... 21
1.1.4. Vai trò.................................................................................... 22
1.2. Các lý thuyết vận dụng................................................................................23
1.2.1. Lý thuyết hệ thống – sinh thái ............................................... 23
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow........................................... 25
1.2.3. Lý thuyết thân chủ trọng tâm................................................. 29
1.3. Quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về trợ giúp
phụ nữ đơn thân...................................................................................................29
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.............................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ..... 39
2.1. Khái quát chung về phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn thị xã
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 39
2.2. Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn thị xã Sông Công,
tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 45
2.2.1. Đời sống vật chất của phụ nữ đơn thân nuôi con ................. 45
2.2.2. Đời sống tinh thần của phụ nữ đơn thân nuôi con................ 49
2.2.3. Trình độ học vấn – nghề nghiệp của phụ nữ đơn thân ......... 50
2.2.4. Tình trạng sức khỏe của phụ nữ đơn thân nuôi con.............. 51
2.2.5. Phụ nữ đơn thân nuôi con và những trở ngại trong việc nuôi con. 54
2.2.6. Đặc điểm tâm lý của phụ nữ đơn thân nuôi con ................... 57
2.3. Nhu cầu và mong muốn của phụ nữ đơn thân nuôi con......................61
2.4. Thực trạng công tác hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa
bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên................................................ 65
2.4.1. Quan điểm của chính quyền địa phương............................... 65
2.4.2. Các chương trình hỗ trợ về mặt chính sách.......................... 66
2.4.3. Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho phụ nữ
đơn thân đang được triển khai tại địa phương ............................... 67
2.4.4. Hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ đơn thân tại thị xã Sông
Công, tỉnh Thái Nguyên................................................................... 69
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN
THÂN NUÔI CON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG - TỈNH
THÁI NGUYÊN ........................................................................................ 77
3.1. Phƣơng pháp và kỹ năng tiếp cận trong công tác xã hội đƣợc sử dụng
khi làm việc với phụ nữ đơn thân........................................................... 77
3.1.2. Phương pháp và kỹ năng tiếp cận thân chủ trong Công tác xã hội
nhóm................................................................................................. 80
3.2. Mô hình CTXH trong can thiệp, hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân nuôi con....81 3.2.1. Mô hình Công tác xã hội cá nhân ......................................... 81
3.2.2. Mô hình nâng cao năng lực cho phụ nữ đơn thân thông qua
hoạt động sinh hoạt Câu lạc bộ “Phụ nữ đơn thân nuôi con” ...... 95
3.2.3. Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn
thân nuôi con ................................................................................. 100
3.3. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ
đơn thân .............................................................................................. 107
3.3.1. Vai trò là một nhà giáo dục................................................. 108
3.3.2. Vai trò là người trung gian - kết nối ................................... 109
3.3.3. Vai trò là người tạo thuận lợi.............................................. 110
3.3.4. Vai trò là chất xúc tác ......................................................... 111
3.3.5. Vai trò là người biện hộ ...................................................... 111
3.3.6. Vai trò là người vận động/ hoạch định chính sách ............. 111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 116
PHỤ LỤC 1. Lý do chọn đề tài
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong sự phát triển
của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra
khá phổ biến ở hầu khắp các khu vực, các quốc gia và diễn ra ở tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nạn nhân của bất bình đẳng giới chủ yếu là phụ nữ.
Người phụ nữ phải gánh chịu những quan niệm, định kiến bất công từ xã hội và
họ bị phân biệt đối xử trong đời sống xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới, trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta đã đưa ra những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện và cơ
hội bình đẳng cho phụ nữ trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động; hướng tới giải
phóng người phụ nữ; góp phần xây dựng một đất nước công bằng, văn minh. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại một cách thẳng thắn về những hạn
chế, những tồn tại trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Một trong
những minh chứng cụ thể nhất, đó là chúng ta đã nỗ lực, đã làm rất nhiều nhưng
vẫn còn đó những mảnh đời, những câu chuyện rơi nước mắt trong thực tế về
những người phụ nữ đơn thân. Họ không chỉ chịu gánh nặng về tài chính – kinh
tế, về sức khỏe mà họ đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, tủi cực
trong cuộc sống, nhất là những khó khăn, áp lực về tâm lý.
Là phụ nữ, ai cũng đều mong ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc, một
nơi để nương tựa, để sẻ chia những khó khăn, muộn phiền mà họ gặp phải trong
cuộc sống nhưng không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có được tất cả
những điều ấy. Một số phụ nữ do mang trên mình một khiếm khuyết nào đó,
hay do “duyên phận lỡ làng”, “quá lứa nhỡ thì”, họ chấp nhận không xây dựng
gia đình nhưng lại khao khát được thực hiện thiên chức của một người mẹ, vì vậy
họ quyết định lựa chọn có con với một người đàn ông “dấu mặt”. Những người
phụ nữ này luôn phải chịu những định kiến xã hội, bị coi là “hư hỏng”, “không
chồng mà chửa”, phải chịu sự soi mói, khinh thường và dị nghị của những người xung quanh,… Vì vậy, họ rất cần nhận được sự hỗ trợ, sự cảm thông, chia sẻ từ
phía gia đình, cộng đồng và xã hội.
Mỗi mảnh đời phụ nữ đơn thân (PNĐT) lại có những hoàn cảnh và số phận
khác nhau. Có người phụ nữ đơn thân do chồng mất sớm hay vợ chồng ly hôn,
cũng có những người lựa chọn cuộc sống độc thân vì họ lo sợ những đổ vỡ của
cuộc sống sau hôn nhân, lại có những phụ nữ do thiếu hiểu biết, thiếu chín chắn
trong tình yêu mà đành phải chấp nhận nuôi con một mình và trở thành những bà
mẹ đơn thân. Dù trở thành một người phụ nữ đơn thân một cách chủ động hay bị
động thì họ cũng đều phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Trong
hoàn cảnh “một vai hai gánh”, người phụ nữ đơn thân phải gồng mình lên để
bươn trải kiếm sống không chỉ để nuôi bản thân mình mà còn nuôi con. Không
chỉ là một người mẹ đơn thuần mà họ còn phải gánh vác cả trách nhiệm của
người chồng, người cha trong gia đình.
Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ đơn thân không còn quá khắt khe
như trước, song vẫn còn đó vô vàn những khó khăn mà họ phải đối mặt. Đây là
đối tượng rất cần sự quan tâm, trợ giúp của cộng đồng, xã hội để có thể vượt lên
khó khăn, vượt lên chính họ, hòa nhập cộng đồng. Trách nhiệm ấy không chỉ
thuộc về xã hội hay một tổ chức nào đó, mà nó đã trở thành một trong những lĩnh
vực mà ngành Công tác xã hội (CTXH) cần quan tâm để có những giải pháp can
thiệp, hỗ trợ hiệu quả nhất.
Thị xã Sông Công nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên – một tỉnh thuộc
vùng trung du miền núi phía Bắc. Hiện tổng số dân của thị xã tính đến năm 2012
là 50874 người, trong đó số phụ nữ đơn thân đang nuôi con nhỏ dưới 18 tuổi theo
thống kê chưa đầy đủ của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã là khoảng hơn 700 người
với những mảnh đời, những hoàn cảnh khác nhau đang rất cần sự chung tay giúp
đỡ của cộng đồng, xã hội.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy những khó khăn của những người
phụ nữ đơn thân nuôi con cần được nhìn nhận và quan tâm đúng mực, cần
được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học và bài bản để từ đó có thể
đưa ra các giải pháp, mô hình hỗ trợ hiệu quả và mang tính bền vững. Xuất
phát từ những lý do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vai trò của
công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn
Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Công tác xã hội.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở Việt Nam hiện nay thì nhóm phụ nữ
đơn thân là nhóm ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng, xã hội.
Trong các nghiên cứu khoa học xã hội thì vấn đề phụ nữ đơn thân nói chung và
phụ nữ đơn thân nuôi con cũng ít được bàn tới. Vấn đề này chỉ được đề cập đan
xen trong các công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu về ly
hôn và các công trình nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo. Trong quá trình tìm
kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy rằng tính đến thời điểm hiện nay những nghiên
cứu riêng về phụ nữ đơn thân ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu, ngoài ra
chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí và các bài báo.
Nghiên cứu đầu tiên mà tác giả muốn đề cập đến là cuốn sách “Cuộc sống
của những người phụ nữ đơn thân ở Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu Khoa
học về Gia đình và Phụ nữ. Cuốn sách là công trình nghiên cứu GS Lê Thi về
phụ nữ đơn thân ở Việt Nam. Tác giả công trình đã tập trung làm rõ các vấn đề
như: Phụ nữ đơn thân - họ là ai; những quan niệm, định kiến xung quanh phụ nữ
đơn thân, thực trạng cuộc sống của họ, những khó khăn mà những người phụ nữ
đơn thân phải đương đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra tâm lý và nhu cầu của người
phụ nữ đơn thân. Đặc biệt, nghiên cứu đã dành riêng một phần để tìm hiểu và
đánh giá về vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc hỗ trợ những đối
tượng này.
Tiếp đó là cuốn sách “Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” của trung tâm
nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ (xuất bản năm 1996). Cuốn sách trình bày những
kết quả nghiên cứu của dự án Nghiên cứu những gia đình phụ nữ thiếu vắng
chồng, bắt đầu tiến hành từ năm 1989, dưới sự tài trợ của tổ chức SAREC của


7ZYBK6wwNgmvk47
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status