Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 5
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
7. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 6
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 6
9. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
10. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 10
1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu....................................................... 10
1.1.1 Lý thuyết xung đột ................................................................................. 10
1.1.2. Lý thuyết nữ quyền ............................................................................... 12
1.3. Các khái niệm........................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm về phụ nữ ............................................................................. 14
1.3.2. Khái niệm gia đình ................................................................................ 15
1.3.3. Khái niệm bạo hành gia đình................................................................ 18
1.3.4. Khái niệm phụ nữ bị bạo hành trong gia đình...................................... 21
1.3.5.Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội........................................... 21
1.4. Một số văn bản pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình................. 22
1.4.1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................ 22
1.4.2. Luật tố tụng hình sự: 19/2/2003/QH11................................................. 22
1.4.3. Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007 ................................... 22
1.5. Khái quát tình hình kinh tế xã hội xã kim Long - Huyện Tam Dương -
Tỉnh Vĩnh Phúc. .............................................................................................. 23 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA
ĐÌNH .............................................................................................................. 27
2.1. Thực trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long......................... 27
2.1.1. Diễn biến về số lượng............................................................................ 27
2.1.2. Các hình thức và mức độ phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã
Kim Long. ....................................................................................................... 29
2.1.3. Bạo hành thể xác................................................................................... 32
2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị bạo hành ở xã Kim Long .................. 42
2.1.5. Hậu quả của phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long......... 54
2.1.6. Những phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng
bạo hành......................................................................................................... 57
Chƣơng 3: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI THỰC HIỆN VAI TRÒ
CAN THIỆP, TRỢ GIÚP CHO NHỮNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ KIM LONG.................................................... 60
3.1. Đánh giá về biện pháp đã thực hiện của cộng đồng trong việc can thiệp, giải
quyết vấn đề phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long....................... 60
3.1.1. Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề nữ bị bạo hành gia đình.. 60
3.1.2. Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề phụ nữ bị
bạo hành trong gia đình.................................................................................. 61
3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ
bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long. .................................................... 63
3.2.1. Vai trò can thiệp.................................................................................... 63
3.2.2. Vai trò hòa giải ..................................................................................... 65
3.2.3. Vai trò Tư vấn. ...................................................................................... 67
3.2.4. Vai trò kết nối nguồn lực....................................................................... 69
3.2.5. Vai trò giáo dục..................................................................................... 70
3.2.6. Vai trò vận động.................................................................................... 72 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò can thiệp trợ giúp của
nhân viên công tác xã hội................................................................................ 74
3.3.1. Nhân viên công tác xã hội làm công tác kiêm nhiệm............................ 74
3.3.2. Năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ................................... 75
3.3.3. Sự hợp tác của người phụ nữ bị bạo hành............................................ 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 78
1. Kết luận ....................................................................................................... 78
2. Khuyến nghị. ............................................................................................... 79
2.1. Bản thân nhân viên công tác xã hội......................................................... 79
2.2.Về phía xã hội............................................................................................ 80
2.3. Về phía cá nhân người phụ nữ................................................................. 83
2.4. Về phía chính quyền................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC....................................................................................................... 87 chịu thêm một hay các loại bạo hành khác. Bạo hành về thể xác là hình thức
mà dễ nhìn thấy và nhiều người phụ nữ phải chịu đau đớn nhất ở đây. Có
nhiều gia đình phải chịu cảnh tan đàn xẻ nghé chỉ vì người phụ nữ bị chồng
của mình đánh đập thậm tệ với mức độ rất nghiêm trọng. Do đó với những
hình thức và mức độ bị bạo hành trong gia đình của người phụ nữ ở xã Kim
Long hiện nay thì chúng ta thấy rằng không thể phớt lờ hay lơ là không quan
tâm đến tình trạng này mà cần nghiên cứu và áp dụng những giải pháp để
nhằm can thiệp và ngăn chặn tình trạng người phụ nữ bị bạo hành trong gia
đình để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ con người và thúc đẩy sự tiến bộ, bình
đẳng cho người phụ nữ.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị bạo hành ở xã Kim Long
Trước những diễn biến về số lượng, về hình thức và mức độ phụ nữ bị
bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long thì những yếu tố hay nguyên nhân
nào đã tác động làm gia tăng tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình?
Qua nghiên cứu trên cơ sở tài liệu báo cáo thống kê cùng với thu thập thông
tin từ bảng hỏi, phỏng vấn sâu, tác giả thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau
dẫn tới tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình.
Bảng2.11: Nguyên nhân mà những ngƣời phụ nữ bị bạo hành trong
gia đình (đơn vị tính%)
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị bạo lực Tỷ lệ
Do người chồng say rượu và thua lô đề 26,0
Do gia đình làm ăn thua lỗ, kinh tế cùng kiệt đói 15,1
Do bất đồng trong nuôi dạy con cái 5,5
Do thói gia trưởng của người chồng 3,1
Do không sinh được con trai 4,2
Do lỗi của bản than 1,0
Do chồng đi ngoại tình 4,0
Các nguyên nhân khác 5,1 Kết quả cho thấy, nguyên nhân do nhận thức, gia trưởng của người
chồng gây ra bạo hành với phụ nữ chiếm 39.1%. Như vậy cho thấy nguyên
nhân dẫn tới tình trạng phụ nữ bị bạo hành là rất đa dạng nhưng nguyên nhân
chủ yếu. Có thể phân tích các nguyên nhân cơ bản như sau:
2.2.1.Nhận thức và tính gia trưởng của người chồng còn tồn tại.
Khi hỏi những người phụ nữ đã từng bị chồng bạo hành thì cho thấy kết
quả là có tới 39.1% người phụ nữ cho rằng chồng gây bạo hành là do thói gia
trưởng và nhận thức của người chồng hạn chế. Như vậy cho thấy rằng do tư
tưởng đặc quyền của nam giới, coi khinh người phụ nữ, tự cho mình quyền
đối xử tàn bạo, bất công dưới nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều lĩnh vực
hoạt động, trong gia đình và cả ngoài xã hội. Tư tưởng đặc quyền đó lại gắn
bó với lòng ích kỷ cá nhân cao độ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, hành động
theo sở thích và cách suy diễn của cá nhân một cách lỗi thời và cổ hủ. Do đó
bất chấp mọi sự xem xét đúng sai mà người chồng hành xử người phụ nữ một
cách tàn bạo như đánh đập, đấm đá túi bụi hay bất kể những hành vi ngược
đãi bạo hành nào khác có thể.
Tư tưởng đặc quyền thống trị, thói gia trưởng của người chồng đã chi
phối nhận thức, dường như không có gì có thể ngăn cản được nhận thức và
hành động của anh ta. Từ việc người chồng dồn cho người vợ mọi công việc
gia đình, sản xuất chạy gạo nuôi con đến nội trợ bếp núc, nuôi dưỡng con cái,
ông chồng từ việc được mắng chửi, khinh miệt đến đánh đập tàn nhẫn thường
xuyên dẫn đến thương tích và tính mạng bị đe doạm từ những cách đối xử bạc
tình, bạc nghĩa, tuỳ ý bỏ vợ bỏ con, dồn người phụ nữ vào cảnh khốn quẫn,
trơ trọi, một mình nuôi con.
Chính từ sự nhận thức còn cổ hủ lạc hậu, những quan niệm xưa cũ đáng
ra bị đào thải thì vẫn còn hiện hữu trong suy nghĩ của những ông chồng do
còn thiếu về trình độ nên đã tác động và gây ra bạo hành và đối xử tàn nhẫn
với chính người vợ - người phụ nữ cùng chung sống với mình. 2.2.2.Nhận thức và sự cam chịu của người vợ.
Yếu tố - nguyên nhân này cũng tác động và làm gia tăng tình trạng phụ
nữ bị bạo hành trong gia đình. Có 1,0% phụ nữ bị chồng bạo hành đều tự cho
rằng là do lỗi của chính mình nên người chồng mới tức giận và gây ra bạo
hành. Như vậy, chính những nhược điểm của người phụ nữ khiến cho nam
giới tự do lộng hành. Đó là do tư tưởng tự ti về thân phận hèn kém của mình,
dẫn đến sự thừa nhận “tự nguyện” quyền hành tối cao của nam giới và địa vị
phụ thuộc của người vợ vào người chồng. Người chồng vốn đã chịu ảnh
hưởng của các phong tục tập quán bảo thủ lạc hậu từ đời xưa để lại, luôn vùi
dập người phụ nữ, cùng với cách giáo dục cổ hủ lạc hậu của cha mẹ, họ hàng
khuyên nhủ, căn dặn họ trong cách ứng xử phải nhường nhịn đàn ông, đặc
biệt là người chồng. Đồng thời cũng do trình độ kiến thức xã hội của phụ nữ
còn thấp kém, hạn chế hiểu biết về quyền bình đẳng giữa nam và nữ đang
được pháp luật bảo vệ.
Hiện tượng vợ chống trả lại chồng rất ít vì bản thân phụ nữ luôn mang
trong mình tâm lý mặc cảm vì sợ mình sẽ mang tiếng “đánh chồng” và cộng
đồng sẽ nhận xét không hay về họ.
Người phụ nữ luôn có tâm lý “cam chịu”, nhiều người phụ nữ khi được
hỏi đều cho rằng “một điều nhịn là chín điều lành” hay “cơm sôi thì nhỏ
lửa”…mong giữ được sự hoà thuận trong gia đình, giữa vợ chồng. Đây là tư
tưởng tự ti vốn có từ lâu đời ở người phụ nữ, đặc biệt ở những người phụ nữ
trình độ học vấn thấp kém luôn tự ti ở hoàn cảnh, điều kiện, trình độ hiểu biết
có hạn của mình, lại chịu cách dạy dỗ một chiều của cha mẹ về bổn phận
người phụ nữ phải nhường nhịn chồng con và tin vào số phận người phụ nữ
phải như vậy.


luSyPOFl3gZ8DTk

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status