Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Công tác xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Nghiên cứu, phân tích hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm, bao gồm các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu và tạo việc làm. Đánh giá những khó khăn trong hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm bao gồm những khó khăn chủ quan về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho trẻ tại hai trung tâm và những khó khăn khách quan như cơ chế tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp, khủng hoảng kinh tế. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật


1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................7
2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..................................................................................8
3.Ý nghĩa của nghiên cứu ..............................................................................................20
4.Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................21
5.Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................21
6.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu............................................................................21
7.Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................21
8.Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................25
9.Thời gian nghiên cứu..................................................................................................25
10.Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................................25
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
VIỆC LÀM CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT ............................................................27
1.1.Cơ sở lý luận của đề tài .........................................................................................27
1.1.1.Thuyết về nhu cầu của con ngƣời.........................................................................27
1.1.2.Thuyết về quyền con ngƣời....................................................................................28
1.1.3.Lý thuyết xã hội hóa...............................................................................................29
1.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................................32
1.3.Các khái niệm công cụ dùng trong luận văn.......................................................35
1.3.1.Ngƣời khuyết tật ...................................................................................................36
1.3.2.Trẻ em khuyết tật..................................................................................................36
1.3.3.Dạng khuyết tật.....................................................................................................36
1.3.4.Việc làm................................................................................................................33
1.3.5.Học nghề...............................................................................................................36

Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
VIỆC LÀM CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÂN
ĐẠO VÀ TRUNG TÂM DẠY NGH Ề TỪ THIỆN QUỲNH HOA .......................35
2.1.Tổng quan về hai địa bàn nghiên cứu..................................................................38
2.1.1.Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa:............................................................38
2.1.2.Trung tâm dạy nghề nhân đạo ..............................................................................39
2.2. Các hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm .................40
2.2.1.Tƣ vấn, hƣớng nghiệp...........................................................................................40
2.2.2.Dạy nghề...............................................................................................................46
2.2.3.Các hình thức giới thiệu việc làm.........................................................................55
2.2.4.Tạo việc làm .........................................................................................................57
2.2.5.Các hoạt động hỗ trợ khác....................................................................................58
2.3. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm
.......................................................................................................................................62
2.3.1.Tƣ vấn hƣớng nghiệp............................................................................................62
2.3.2.Dạy nghề...............................................................................................................63
2.3.3.Tạo việc làm .........................................................................................................64
2.4.Những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em
khuyết tật tại hai trung tâm........................................................................................67
2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật ..70
KẾT LUẬN ..................................................................................................................76
KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................82
PHỤ LỤC .....................................................................................................................87 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X trình Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI có đoạn viết: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có
khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn
thƣơng, vƣợt qua khó khăn hay các rủi ro trong đời sống. Tăng tỉ lệ ngƣời lao động tham
gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các
loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng
đồng. Bảo đảm cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn
vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra,
kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng,
đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tƣợng”[4, tr.23]
Trong những năm qua, vấn đề tạo việc làm trong xã hội, tạo thu nhập cho ngƣời lao
động để thực hiện xóa đói giảm nghèo, giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với
các nguồn lực kinh tế để có điều kiện tham gia lao động sản xuất đã trở thành một vấn đề
bức thiết ở nƣớc ta. Ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trƣởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tại
Việt Nam, nhóm yếu thế là ngƣời cùng kiệt và những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, đến năm 2011, cả nƣớc có gần 13 triệu lao động thuộc
nhóm thế yếu (chiếm gần 24% lực lƣợng lao động).Trong đó, bao gồm 4,2 triệu lao động
là ngƣời khuyết tật, gần 500 nghìn ngƣời thất nghiệp dài hạn [33, tr.1]. Thực hiện chƣơng
trình mục tiêu quốc gia Giảm cùng kiệt và Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2005 –
2010, có 5 triệu hộ lao động cùng kiệt và khuyết tật phải vay vốn tín dụng ƣu đãi khoảng 6 –
7 triệu đồng/ lƣợt/ hộ (tổng nguồn vốn giải ngân lên tới 3.155 tỷ đồng).
Nhƣ vậy, vấn đề lao động, việc làm của ngƣời khuyết tật trở thành một điểm nóng.
Để giảm dần sức ép lao động của ngƣời khuyết tật, vấn đề đặt ra là ngay từ khi còn ở độ
tuổi vị thành niên, trẻ khuyết tật phải đƣợc tạo điều kiện tiếp cận và hòa nhập vào các cơ
sở xúc tiến việc làm để đến tuổi lao động, các em đã có một việc làm cụ thể, có đƣợc mức thu nhập để có thể sống đƣợc trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc làm bấp
bênh và thu nhập rất mong manh.Giống nhƣ bất cứ trẻ em nào, trẻ khuyết tật cũng có
tiềm năng phát triển trong cộng đồng và ảnh hƣởng tích cực đến cuộc sống của mọi ngƣời
quanh mình. Thực tế đã chứng minh, khi các em đƣợc dạy nghề, các em cũng có thể làm
tốt rất nhiều công việc, đóng góp tích cực cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên quá
trình dạy và học nghề phù hợp với yếu tố thể chất, nhu cầu cũng nhƣ cơ hội tiếp cận việc
làm của trẻ còn là vấn đề đáng bàn luận và gặp nhiều khó khăn.
Công tác xã hội với vai trò một nghề trợ giúp đang phát triển nhanh chóng trong
những năm gần đây ở Việt Nam. Giá trị và chuyên môn công tác xã hội đã đƣợc khẳng
định trong hoạt động trợ giúp ngƣời yếu thế nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.
Trƣớc tình hình đó, tui chọn vấn đề hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật làm đề tài luận văn
thạc sĩ công tác xã hội, góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng chính sách an sinh xã hội
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đề xuất một vài ý
kiến vào hƣớng giải quyết vấn đề này trong những năm tới đồng thời nghiên cứu cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ việc làm
cho trẻ em khuyết tật.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Mô hình hỗ trợ người khuyết tật tại một số quốc gia trên thế giới
 Phần Lan
Hệ thống an sinh xã hội ở các nƣớc Bắc Âu bao bọc toàn bộ dân cƣ, đặc biệt không
giới hạn đối với những nhóm yếu thế không có khả năng chăm sóc mình. Hƣớng tới mô
hình an sinh xã hội Bắc Âu, mà theo đánh giá của nhà xã hội học Phần Lan Erisk Allardt,
là khá toàn diện, hệ thống an sinh xã hội (giáo dục, y tế, phúc lợi) của Phần Lan đƣợc hình
thành trong ba thập niên đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngày càng
đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh và đƣợc đánh giá là một trong những hệ thống an sinh xã hội
rộng rãi nhất thế giới. Vào thập niên 80, chi phí xã hội ở Phần Lan chiếm khoảng 24% GDP, so với Thụy Điển, Đan Mạch và Na uy tƣơng ứng là 35%, 30% và 22%
GDP.Chƣơng trình an sinh xã hội ở Phần Lan bao gồm các chƣơng trình đảm bảo an sinh
thu nhập và các chƣơng trình cung cấp dịch vụ sức khỏe và thu nhập. Hệ thống an sinh xã
hội ở Phần Lan hƣớng đến bao bọc toàn bộ dân cƣ, đặc biệt là các đối tƣợng yếu thế trong
xã hội trong đó có ngƣời tàn tật. Phúc lợi đƣợc quy định trong Đạo luật đối với ngƣời tàn
tật năm 1946 quy định trách nhiệm điều trị cho ngƣời tàn tật. Các cơ sở cung cấp nhà ở,
đào tạo nghề, môi trƣờng làm việc và phục hồi sức khỏe cho những ngƣời tàn tật hoạt
động dƣới sự giám sát của Ban phúc lợi xã hội quốc gia, còn Ban trƣờng học quốc gia
giám sát các trƣờng dành cho trẻ em tàn tật. Các thiết bị đặc biệt nhƣ chân, tay giả…đƣợc
cung cấp miễn phí [20], [54]
 Thụy Điển
Nhà nƣớc Thụy Điển là một Nhà nƣớc phúc lợi, xây dựng ba hệ thống quan trọng:
- Hệ thống giáo dục không thu phí
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe với chi phí danh nghĩa (tức là chi phí rất rẻ, không
đáng kể)
- Hệ thống bảo hiểm xã hội hết sức hào phóng cho các tổn thất thu nhập do rủi ro,
khuyết tật, ốm đau, già cả, mất sức
Hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy Điển đảm bảo những ngƣời tàn phế và khuyết tật
đƣợc chăm lo để trở lại lao động và làm việc [20]. Chính sách trợ cấp, hỗ trợ của Thụy
Điển chú trọng 4 trƣờng hợp sau:
- Trợ cấp gia đình đông con
- Trợ cấp nhà ở
- Trợ cấp ngƣời khuyết tật
- Trợ cấp mất sức lao động
 Cộng hòa liên bang Đức
Về giải quyết vấn đề việc làm và dạy nghề, Cộng hòa Liên bang Đức có quỹ bảo
hiểm làm, đặc biệt là:
- Tƣ vấn và môi giới việc làm cho ngƣời khuyết tật - Hỗ trợ nhận việc làm (trợ cấp di chuyển, các chi phí khi nhận việc) cho ngƣời thất
nghiệp, đặc biệt là ngƣời tàn tật
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật
- Hỗ trợ hòa nhập nghề cho ngƣời khuyết tật. Nƣớc Đức có hệ thống giáo dục dành
cho trẻ khuyết tật rất hiện đại, và đƣơng nhiên họ rất chú ý đến dạy nghề cho đối
tƣợng này. Nếu nhƣ những trẻ khuyết tật ở nƣớc Đức khi lớn lên gặp cảnh thất
nghiệp hay kiếm việc làm thì chính sách an sinh xã hội với quỹ bảo hiểm thất
nghiệp của họ sẽ đảm bảo cho ngƣời khuyết tật vì các phƣơng diện nói ở trên để
họ hòa nhập với xã hội [26]
 Úc
Trong các quốc gia phát triển, mô hình dịch vụ về việc làm cho ngƣời khuyết tật ở
Úc đƣợc coi là những định hƣớng thành công đối với cuộc sống của ngƣời khuyết tật và
định hƣớng về hòa nhập xã hội của họ. Định hƣớng này không chỉ giúp đỡ cá nhân ngƣời
khuyết tật mà còn hƣớng đến giúp đỡ các doanh nghiệp có lao động là ngƣời khuyết tật.
Cách tiếp cận về dịch vụ việc làm cho ngƣời khuyết tật ở Úc hƣớng đến tập trung vào các
mục tiêu: Loại bỏ những rào cản về mặt dịch vụ cho ngƣời khuyết tật; xây dựng các hình
thức trợ giúp về quyền cho những ngƣời khuyết tật vừa rời ghế nhà trƣờng để bƣớc chân
vào thị trƣờng lao động; tăng cƣờng các nguồn thông tin tìm kiếm việc làm ở các vùng
sâu xa; quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển các kỹ năng; tạo hệ thống
phản hồi nhanh đối với các doanh nghiệp (Australian Government 2008).
Ở Úc, Bộ Giáo dục, Đào tạo, Việc làm và Thanh niên là bộ phận quan tâm nhiều
đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và đƣa ra nhiều chƣơng trình về đào tạo và bồi
dƣỡng kỹ năng làm việc. Các chƣơng trình về dịch vụ việc làm cho ngƣời khuyết tật từ
các hoạt động này khởi đầu từ năm 1991, cho tới nay hai lĩnh vực chính về dịch vụ việc
làm cho ngƣời khuyết tật đƣợc xoay quanh các vấn đề về: (a) chƣơng trình tiếp cận việc
làm với các mô hình về Đào tạo, Khởi đầu công việc, Trợ giúp tìm kiếm việc làm; và
hoạt động can thiệp; (b) Các chiến lƣợc can thiệp dựa trên cộng đồng với mô hình chia sẻ
kỹ năng (Thornton & Lunt 1997; Phillips 2008; Social Policy Research Centre 2008).
Ngoài các mô hình dịch vụ chung nhƣ vậy, chính quyền Úc và các bang còn xây dựng các chƣơng trình chuyên biệt về dịch vụ việc làm dành cho ngƣời khuyết tật ở các mô
hình về phục hồi chức năng, các dịch vụ về đào tạo nghề và tìm việc làm cho ngƣời
khuyết tật (các dịch vụ này nhằm gia tăng sự độc lập, khả năng làm việc và sự hội nhập
cua ngƣời khuyết tật ở môi trƣờng làm việc; các dịch vụ về đào tạo, việc làm và chuẩn bị
cho quá trình làm việc; các dịch vụ trợ giúp quá trình chuyển đổi ngƣời khuyết tật từ môi
trƣờng giáo dục-học nghề-làm việc chuyên biệt sang môi trƣờng làm việc hòa nhập). Để
thực hiện đƣợc các chƣơng trình định hƣớng về mặt dịch vụ này, ngoài hệ thống luật
pháp đủ mạnh ở cấp quốc gia, các bang cũng có những hệ thống quy điều luật cụ thể và
có đƣợc nguồn hỗ trợ tài chính tập trung và bộ máy vận hành, kiểm tra, đánh giá, phản
hồi chặt chẽ. Những kết quả đạt đƣợc từ các mô hình dịch vụ này đã hƣớng quốc gia Úc
tạo dựng đƣợc cách tiếp cận hòa nhập cho ngƣời khuyết tật ở các lĩnh vực đời sống và tạo
đƣợc mô hình xã hội hòa nhập và xã hội phúc lợi cho mọi ngƣời [26].
 Nhật Bản
Tính đến cuối năm 2012, dân số Nhật Bản là khoảng 127,5 triệu ngƣời. Trong đó,
số ngƣời khuyết tật trên 7,5 triệu ngƣời, chiếm gần 6% dân số. Ngƣời khuyết tật ở Nhật
Bản đƣợc phân làm hai loại: ngƣời khuyết tật cơ thể và ngƣời khuyết tật trí tuệ.
Trong hơn 1/4 thế kỷ qua, Chính phủ Nhật Bản đã quan tâm nhiều đến ngƣời
khuyết tật, dành một khoản tài chính lớn để trợ cấp cho những ngƣời khuyết. Mức trợ cấp
tùy thuộc vào mức độ thƣơng tật của ngƣời khuyết tật. Về giáo dục
Mặc dù Nhật Bản đã thực hiện giáo dục hoà nhập từ hơn 30 năm qua, nhƣng cho đến nay
vẫn tồn tại hai hình thức là giáo dục chuyên biệt và giáo dục hoà nhập. Hiện nay tại Nhật
Bản đang có xu hƣớng giảm dần giáo dục chuyên biệt và thực hiện phổ biến giáo dục hoà
nhập, trẻ em vào lớp 1 tiểu học cùng các bạn bình thƣờng. Khi lên cấp II và cấp III, học
sinh khuyết tật cũng đƣợc lên lớp cùng với học sinh bình thƣờng, nhƣng khi đánh giá về
khối lƣợng kiến thức tiếp thu thì theo một quy định riêng. Hiện nay, một số
ngƣời khuyết tật đƣợc học tập trong các trƣờng dạy nghề dành riêng cho họ, nhƣng đa
phần đƣợc học trong các trung tâm và cơ sở dạy nghề ngắn hạn dành riêng cho
ngƣời khuyết tật. Hệ thống này bao gồm các cơ sở dạy nghề của Nhà nƣớc và tƣ nhân
nhƣng các cơ sở của tƣ nhân đƣợc hỗ trợ kinh phí từ tỉnh, thành phố sở tại bằng nguồn tài chính từ khoản nộp phạt của các công ty không tiếp nhận đủ số lƣợng ngƣời khuyết tật
vào làm việc theo quy định của Chính phủ.Mỗi trung tâm dạy nghề có khoảng từ 20 -100
học viên khuyết tật. Ngƣời khuyết tật về cơ thể học từ 1- 2 năm với các môn nhƣ vi tính,
công việc văn phòng. Còn ngƣời khuyết tật trí tuệ thì học từ 6 -12 tháng với các môn nhƣ
lắp ráp linh kiện, dụng cụ… đó là những nghề không đòi hỏi nhiều về trí tuệ. Nhƣng đối
với ngƣời khuyết tật về trí tuệ mà có khả năng thì vẫn đƣợc đào tạo những môn học nhƣ
ngƣời khuyết tật về cơ thể. Bên cạnh việc học nghề chuyên môn, ngƣời khuyết tật đƣợc
học phong cách làm việc nhƣ chào hỏi, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật giờ giấc, tự giác
chấp hành nội quy, tác phong làm việc… Sau khi học nghề, ngƣời khuyết tật đƣợc theo
dõi trong một thời gian dài, ngắn khác nhau tuỳ từng trường hợp vào từng đối tƣợng khuyết tật. Về
việc làm, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến lĩnh vực này. Trong
đó, Bộ luật “Xúc tiến lao động là ngƣời khuyết tật” có quy định mỗi doanh nghiệp phải
tiếp nhận 1,8% lao động là ngƣời khuyết tật trong tổng số biên chế của đơn vị. Tuy nhiên,
hiện nay con số này trung bình là khoảng 1,5%, những doanh nghiệp nào không nhận đủ
1,8% đều bị phạt. Bởi vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú trọng tới vấn đề này
trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Tại Nhật, các tập đoàn lớn đều có “Công ty
con” với 100% ngƣời khuyết tật làm việc và hầu hết làm gia công cho các “Công ty mẹ”
nhằm đảm bảo tỷ lệ lao động là ngƣời khuyết tật tại các tập đoàn. Do có nhiều hình thức
nhƣ vậy nên các tập đoàn lớn đã đảm bảo tỷ lệ lao động là ngƣời khuyết tật vào làm việc.
Trong toàn quốc có khoảng 176 “công ty con” để đảm bảo cho 176 tập đoàn “Công ty
mẹ” có đủ tỷ lệ ngƣời khuyết tật làm việc. Một số tập đoàn lớn nhƣ Toshiba, Sharp,
Mitsu, Hitachi. Trong đó, công ty Sharp đã lập một website đƣa các thông tin về sáng
kiến tuyển dụng ngƣời khuyết tật vào tập đoàn Sharp. Công ty cũng thực các bài giảng
ngôn ngữ ký hiệu nhằm tuyển dụng ngƣời lao động có vấn đề về thính giác. Bốn công ty
con đặc biệt trong Tập đoàn Hitachi đƣợc dành riêng để tạo ra việc làm cho ngƣời khuyết
tật. Trong năm tài chính 2011 - 2012 ngƣời khuyết tật về thể chất, tinh thần đã làm việc
tại các công ty con, tăng từ con số 180 ngƣời so với năm 2010. Những ngƣời này làm
việc với các nhân viên của công ty mẹ và các công ty chi nhánh trong cùng một địa điểm,
thu thập và gửi thƣ, vệ sinh văn phòng, làm việc trong nhà ăn và xử lý công việc văn 2, Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề: Hiện nay tại các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thƣờng trang bị máy móc hiện đại để phục vụ yêu cầu
sản xuất. Để vận hành đƣợc dây chuyền sản xuất hiện đại, họ cũng yêu cầu khắt khe đối
với ngƣời lao động phải biết sử dụng thành thạo những máy móc, thiết bị đó ngay từ khâu
tuyển chọn đầu vào. Trang thiết bị hiện đại nâng cao năng suất lao động, sản phẩm làm ra
nhiều và ngƣời lao động nhận đƣợc mức lƣơng cao hơn. Ngƣợc lại không biết vận hành
máy móc thiết bị mới, ngƣời lao động không có cơ hội vào làm việc tại các doanh nghiệp
lớn. Trung tâm dạy nghề Nhân đạo và Trung tâm dạy nghề Quỳnh Hoa đều là những mô
hình trung tâm dạy nghề đƣợc xây dựng nên bởi một cá nhân có tấm lòng vì ngƣời khuyết
tật dựa hoàn toàn vào nguồn tài chính của gia đình. Khi nhận thức về việc hỗ trợ ngƣời
khuyết tật những năm gần đây đƣợc nâng cao hơn, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà
hảo tâm giúp đỡ nhiều hơn nên trung tâm có cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên, cả hai
trung tâm đều chƣa trang bị đƣợc máy móc hiện đại cho các em thực hành, thực tập. Khi
tốt nghiệp đi xin việc, các em hoàn toàn không có cơ hội vào làm việc ở những doanh
nghiệp lớn hay doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong khi thị trƣờng lao động cạnh tranh gay
gắt và có yêu cầu cao đối với chất lƣợng lao động thì việc tạo điều kiện cho các em đƣợc
thực hành với máy móc thiết bị hiện đại sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc
làm
3, Nội dung đào tạo chƣa phong phú: Trung tâm dạy nghề từ thiện Nhân đạo chỉ đào tạo
2 nghề chính đó là may công nghiệp, trang trí váy cô dâu và đan thêu. Trung tâm dạy
nghề từ thiện Quỳnh Hoa cũng gói gọn trong hai lựa chọn may công nghiệp và thủ công
giấy, hoa lụa. Tất cả đều là những ngành nghề mà bất cứ trung tâm, trƣờng dạy nghề cho
trẻ khuyết tật đều có trong danh mục nghề đào tạo. Trẻ em khuyết tật đến học nghề tại hai
trung tâm không có nhiều lựa chọn, càng ít cơ hội đƣợc học nghề phù hợp với nguyện
vọng của bản thân. Trong điều kiện hiện nay, việc mở rộng mô hình đào tạo cùng nội
dung đào tạo phong phú, chuyên nghiệp hơn là tất yếu. Một số ngành nghề nhƣ tin học
văn phòng chƣa đƣợc đƣa vào giảng dạy tại trung tâm. Trong khi với ngành nghề này, trẻ
khuyết tật sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn. Bên cạnh đó. trẻ em khuyết tật chƣa đƣợc
trang bị nhiều về những kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp, tin học, một số kỹ năng


R9Jsk402Xe73jnP

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status