Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT NHIÊN LIỆU VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ - pdf 26

Link tải miễn phí tiểu luận Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN
MỤC LỤC
DANH BẢNG BIỂU MỤC 4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 5
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.2. MỤC TIÊU 5
1.3. PHẠM VI 5
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC QUÁ TRÌNH ĐỐT 6
2.1. ĐỊNH NGHĨA NHIÊN LIỆU 6
2.2. PHÂN LOẠI NHIÊN LIỆU 6
2.2.1. Nhiên liệu lỏng: 6
2.2.2. Nhiên liệu rắn: 8
2.2.3. Nhiên liệu dạng khí: 9
2.2.4. Nhiên liệu sinh học: 9
2.3. THÀNH PHẦN NHIÊN LIỆU 10
CHƯƠNG 3 : Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO QUÁ TRÌNH ĐỐT NHIÊN LIỆU. 13
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM CHÍNH 13
3.1.1.Cacbon monoxit: 13
3.1.2.Các nitơ oxit (NOx): 14
3.1.3. Lưu huỳnh oxit (SOx): 16
3.1.4. Cacbondioxit (CO2): 18
3.2. TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐT 18
3.2.1. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển: 18
3.2.2. Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình đốt công nghiệp 20
3.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM Ô NHIỄM 21
3.3.1. Nguyên tắc của các quá trình xử lý khí độc hại: 21
3.3.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp thụ: 22
3.3.3. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp phụ: 24
3.3.4. Các phương pháp xử lý SO2: 25
3.3.5. Các phương pháp xử lý NOx: 28
3.3.5. Nhiệt 29
3.3.6. Phương pháp xử lý CO: 31
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
4.1. KẾT LUẬN 33
4.2. KIẾN NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiên liệu là một phần không thể thiếu trong hoạt động sống.Đặc biệt, nó đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp, giao thông vận tải của các quốc gia trên thế giới, nó tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải cải, phục vụ lợi ích cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
Vì vậy, vấn đề nhiên liệu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt về khâu đầu vào ( đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, vận chuyển ), và khâu đầu ra ( tình trạng ô nhiễm không khí trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất…).Từ đó, vấn đề bảo vệ môi trường không khí được quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu ô nhiễm không khí từ các quá trình đốt nhiên liệu và các biện pháp xử lí là một vấn đề mang tính cấp thiết và thực tế.
1.2. MỤC TIÊU
Tìm hiểu các loại nhiên liệu tham gia trong quá trình đốt.
Các loại khí sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu.
Đề xuât các biện pháp xử lí nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí do các quá trình đốt gây ra.
1.3. PHẠM VI
Các kết quả thu thập chủ yếu là trên mạng và sách chuyên đề về ô nhiễm không khí
Các dữ liệu về các loại nhiên liệu tham gia các quá trình đốt.
Chỉ tìm một số loại khí đặc trưng trong quá trình đốt.
Tìm hiểu các biện pháp xử lí tiêu biểu.
Thời gian thực hiện từ 26/02/2009- 10/03/2009.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các loại nhiên liệu về: Định nghĩa, phân loại và thành phần.
Tìm hiểu các quá trình hình thành các chất ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm.
Đề xuất các biện pháp xử lí, giảm thiểu ô nhiễm.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC QUÁ TRÌNH ĐỐT
2.1. ĐỊNH NGHĨA NHIÊN LIỆU
Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hay hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hay quá trình vật lý, ví dụ : phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch.
chức năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.
2.2. PHÂN LOẠI NHIÊN LIỆU
Có 3 dạng nhiên liệu chủ yếu được sử dụng trong quá trình đốt
2.2.1. Nhiên liệu lỏng: gồm có xăng, dầu hỏa, dầu DO, FO.
 Xăng: là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ có nhiệt độ sôi trong khoảng từ 30 đến 250 oC. Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, khí dầu mỏ, than đá, than nâu, đá phiến nhiên liệu và nhựa than đá. Trị số octan càng cao thì khả năng chống kích nổ càng lớn. Để có trị số ốc tan trong xăng, người ta pha hợp chất của chì vào xăng.
 Dầu hỏa: là sản phẩm của phân đoạn chưng cất dầu mỏ có nhiệt độ sôi từ 200 - 300 oC. Dầu hỏa có hàm lượng lưu huỳnh nhỏ (0,05%); lượng cacbua hydro thơm thấp.
 Daàu diezen: một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ, laø saûn phaån cuûa quaù trình chöng caát tröïc tieáp. Trò soá xeâtan ñaùnh giaù khaû naêng töï boác chaùy cuûa daàu. Thöôøng ta theâm vaøo daàu moät löôïng khoâng quaù 1% izopropylnitrat ñeå taêng trò soá xeâtan tôùi möùc qui ñònh. Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C. Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 425 độ C còn gọi là dầu Mazut (Fuel oil).

66dUSE6oX7hR7YI

Xem thêm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status