Bộ máy tra cứu tin tại Thư viện Hà Nội thực trạng và giải pháp - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Miêu tả:Trình bày những vấn đề lí luận chung về bộ máy tra cứu tin nói chung và bộ máy tra cứu tin tại Thư viện Hà Nội nói riêng (Khái niệm, vai trò và yêu cầu của bộ máy tra cứu tin). Đi sâu nghiên cứu và đánh giá thực trạng về bộ máy tra cứu tin (bộ máy tra cứu truyền thống và bộ máy tra cứu tin hiện đại) tại Thư viện Hà Nội cơ sở 1 – 47 Bà Triệu, từ năm 2008 đến nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị cụ thể, phù hợp cho hoạt động tra cứu tại thư viện, góp phần khắc phục và hoàn thiện Bộ máy tra cứu tin của Thư viện Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học thư viện -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng
đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nói
chung và trong lĩnh vực thông tin thƣ viện nói riêng. Sự tác động này đã dẫn
đến hiện tƣợng “bùng nổ” thông tin và gia tăng nhu cầu tin trong xã hội. Việc
đảm bảo thông tin đầy đủ, phù hợp, kịp thời và hiệu quả trở thành một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi thƣ viện và cơ quan thông tin.
Do vậy, vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra đối với mỗi thƣ viện và cơ quan thông
tin là phải tổ chức đƣợc những phƣơng tiện tra cứu thông tin có hiệu quả giúp
cho việc khai thác thông tin, tra tìm tài liệu của ngƣời dùng tin đƣợc tiến hành
một cách nhanh chóng, dễ dàng và có tiện lợi nhất. Việc tổ chức các phƣơng
tiện tra cứu tin của các thƣ viện và cơ quan thông tin chính là cầu nối để bạn
đọc tiếp cận tới nguồn thông tin có trong thƣ viện, là công cụ phổ biến để tìm
kiếm thông tin.
Trƣớc yêu cầu thực tiễn đó, Thƣ viện Hà Nội đã xác định cho mình
những bƣớc đi đúng đắn và không ngừng nâng cao, hoàn thiện đổi mới cách
tổ chức hợp lý nhằm đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ nhu cầu tin của
bạn đọc. Là một trong những Thƣ viện Khoa học tổng hợp lớn trong hệ thống
thƣ viện công cộng của Việt Nam, Thƣ viện Hà Nội không những làm thỏa
mãn nhu cầu đọc của nhân dân mà còn là nơi lƣu giữ những di sản thƣ tịch,
thu thập, tổ chức khai thác và bảo quản vốn tài liệu trong xã hội, góp phần
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hóa, giáo dục phục vụ công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Để đáp ứng tốt hơn việc khai thác thông tin tƣ liệu của
bạn đọc thì một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm trong hoạt động thông tin thƣ viện là hoạt động tra cứu, đƣợc thể hiện rõ nét qua bộ máy tra
cứu tin. Bộ máy tra cứu giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa bạn
đọc và nguồn tin, là công cụ phục vụ đắc lực cho cán bộ thƣ viện và bạn đọc.
Hiện nay, Bộ máy tra cứu tin tại Thƣ viện Hà Nội đã phần nào đáp ứng đƣợc
các yêu cầu tra cứu tin, hỗ trợ cho ngƣời dùng tin tiếp cận nhanh tới nguồn
tin, góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, giải trí và học tập của
các độc giả thủ đô. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi phƣơng thức hoạt
động theo hình thức đổi mới của đất nƣớc, hoạt động của bộ máy tra cứu tin
tại Thƣ viện Hà Nội còn một số hạn chế, cần đƣợc khắc phục và hoàn thiện.
Từ những lý do trên, tui đã lựa chọn đề tài: “Bộ máy tra cứu tin tại Thư
viện Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành Khoa học thƣ viện của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Bộ máy tra cứu tin là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động thông
tin – thƣ viện. Đề tài về vấn đề này đã có một số luận văn nghiên cứu và khảo
sát tại các cơ quan, trung tâm thông tin thƣ viện, nhƣ:
- Luận văn cao học ngành Khoa học thƣ viện: “Nghiên cứu hoàn thiện
Bộ máy tra cứu tin của Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội” (2003) của
tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc (Đại học Văn hóa Hà Nội).
- Luận văn cao học ngành Khoa học thƣ viện: “Khảo sát Bộ máy tra cứu
tin tại trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội” (2004) của tác giả Nguyễn Thị Thu
Thủy (Đại học Văn hóa Hà Nội).
- Luận văn cao học ngành Khoa học thƣ viện: “Nghiên cứu Bộ máy tra
cứu tin tại Thƣ viện tỉnh Hải Dƣơng” (2007) của tác giả Nguyễn Thị Minh
Nguyệt (Đại học Văn hóa Hà Nội).
Các luận văn trên đã tập trung nghiên cứu, khảo sát bộ máy tra cứu tin
tại thƣ viện một trƣờng đại học hay tại thƣ viện một tỉnh cụ thể.

Bộ máy tra cứu tin tại Thƣ viện Hà Nội đã có một số khóa luận của sinh
viên đề cập tới, song mới chỉ đơn thuần là mô tả lại BMTCT chứ chƣa đƣa ra
đƣợc các nhận xét đánh giá toàn diện, sâu sắc và thuyết phục. Nhìn chung,
cho đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu
về BMTCT tại Thƣ viện Hà Nội. Đây là vấn đề cần thiết vì BMTCT có vai trò
quan trọng, quyết định chất lƣợng hoạt động của các trung tâm thông tin - thƣ
viện. Lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, tác giả hy vọng có thể làm
rõ thực trạng và ƣu, nhƣợc điểm của BMTCT tại Thƣ viện Hà Nội. Trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cƣờng chất lƣợng của
BMTCT đáp ứng nhu cầu tin tại Thƣ viện Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Là Bộ máy tra cứu tin của Thƣ viện Hà Nội tại cơ sở 1 - 47 Bà Triệu từ
năm 2008 đến nay (năm 2008 là thời điểm Thƣ viện Hà Nội khánh thành trụ
sở Thƣ viện mới, hiện đại).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng Bộ máy tra cứu
tin tại Thƣ viện Hà Nội, từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện Bộ máy tra cứu tin của Thƣ viện Hà Nội.
4.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về Bộ máy tra cứu tin.
- Nghiên cứu vai trò và yêu cầu của Bộ máy tra cứu tin tại Thƣ viện Hà Nội.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng Bộ máy tra cứu tin tại Thƣ viện Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện Bộ máy tra cứu tin tại
Thƣ viện Hà Nội.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status