Nhóm quyền chính trị của công dân theo Hiến Pháp 2013 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU

Quyền tham gia vào đời sống chính trị (The Right to participation in pilitical life) là một trong những quyền dân sự, chính trị quan trọng của công dân. Quyền tham gia vào đời sống chính trị được ghi nhận trong Điều 21 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR). Theo Điều này thì “mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hay thông qua các thay mặt mà họ được tự do lựa chọn. Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nước mình một cách bình đẳng”. Ở Việt Nạm, pháp luật cũng quy định công dân được tham gia vào đời sống chính trị, tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bài viết này em xin đi vào “Phân tích nhóm quyền về chính trị của công dân theo Hiến pháp 2013”.


NỘI DUNG

1. Quyền bầu cử, ứng cử
Quyền bầu cử, ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cho công dân trực tiếp tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước của nhân dân.
Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
1.1. Quyền bầu cử
Bầu cử là việc các cử tri bỏ phiếu lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật để thay mặt cho mình tham gia vào hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).
Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình ở cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân.
Ở Việt Nam, các nguyên tắc bầu cử theo quy định của pháp luật gồm bốn nguyên tắc đó là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Đó cũng là những tư tưởng chỉ đạo trong việc tổ chức bầu cử, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
Nội dung cụ thể của nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín bao gồm:
- Nguyên tắc phổ thông được hiểu là phổ thông đầu phiếu để bảo đảm cho mọi công dân đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bầu cử phổ thông bảo đảm sự tham gia bầu cử của mọi tầng lớp nhân dân.
- Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo v.v.
- Bầu cử trực tiếp, có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, công dân trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp thay mặt cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hay bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu; cử tri do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và bầu.
- Bỏ phiếu kín cho phép người đi bầu tự do biểu lộ ý chí, không ai được xem phiếu bầu của cử tri, cử tri không viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết, người viết hộ phải đảm bảo giữ bí mật thông tin trong phiếu bầu của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri.
1.2. Quyền ứng cử
Ứng cử là việc tự mình đứng ra ghi tên tranh cử vào các vị trí, các cơ quan lãnh đạo, các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức. Người ứng cử gọi là ứng cử viên.
Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Theo quy định, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội thì việc quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là cần thiết, làm cơ sở để cử tri lựa chọn và bầu ra được những đại biểu đủ đức, đủ tài, xứng đáng làm đại biểu thay mặt của mình. Do vậy, đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, để được bầu làm đại biểu còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Công dân đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thực hiện quyền ứng cử thông qua tự ứng cử hay được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử.
Người được giới thiệu ứng cử là người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương giới thiệu để được xem xét đưa vào danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Người tự ứng cử là người có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và xét thấy mình có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực thì nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội tại Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mình ứng cử.
2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước, của xã hội “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định:
“1.Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
Như vậy, mọi công dân Việt Nam, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đều có quyền tham gia vào việc xây dựng, bảo vệ và quản lý đất nước. Đây là một quyền chính trị rất đặc biệt, là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước, nhằm động viên phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội vào việc xây dựng nhà nước vững mạnh, hoạt động có hiệu quả vì lợi ích của nhân dân.
Về cách thức thực hiện quyền này, người dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội dưới hai hình thức là: trực tiếp hay gián tiếp thông qua các thay mặt của mình do mình lựa chọn.


[hr:2jmkv05y][/hr:2jmkv05y]
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những điều đầu tiên và cơ bản nhất được thể hiện ở Hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ Hiến pháp đầu tiên cho đến Hiến pháp hiện hành, những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được thể hiện ở một chương quan trọng của Hiến pháp với số lượng các điều khoản ngày càng tăng với nội dung bao quát đầy đủ và phong phú hơn các quy định trong Hiến pháp trước, phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Phần lớn các quyền dân sự, chính trị của công dân thường được xác lập khi thành lập nhà nước dân chủ. Đối với các quyền và nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là nhóm quyền về chính trị, Nhà nước ta luôn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, quy định tất cả các quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị, đảm bảo cho mọi người dân được làm chủ về mặt chính trị nhằm đem lại sự công bằng, tiến bộ trong quá tình phát triển của xã hội. Hiến pháp 2013 ra đời trong hoàn cảnh lịch sử mới cùng với những nội dung thay đổi để phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Sau khi được học tập và nghiên cứu bộ môn Luật Hiến pháp Việt Nam, em xin chọn đề tài: "Phân tích nhóm quyền về chính trị của công dân theo Hiến Pháp 2013" để hiểu rõ hơn một trong những mặt đổi mới tiến bộ của Hiến Pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trước đó. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu để tài, thu thập thông tin, do thời gian và khả năng có hạn nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô giáo để bài tập này được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về quyền chính trị của công dân Việt Nam.
1, Quyền chính trị - một trong những quyền Hiến định của công dân Việt Nam
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, các quyền hiến định của công dân được hiểu là khả năng mà luật cơ bản trao cho công dân được hưởng gì, được làm gì, được yêu cầu và đòi hỏi gì ở Nhà nước và xã hội phù hợp với pháp luật và khả năng, điều kiện thực tế đất nước, để thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình.


uZI98P4f4L85XTQ
cvUTk9eO2t03Ho3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status