Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con người Việt Nam - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao phản ánh thực tại khách quan ,hình thức mà riêng con người mới có .Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn.
Nền kinh tế nước ta đi từ một điểm xuất phát thấp ,chúng ta phái làm gì để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đăt cho mỗi chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên để phát triển kinh tế, như vậy chúng ta cần có tri thức vì tri thức là khoa học .Tuy nhiên chỉ chú trọng vào tri thức mà bỏ quên công tác văn hóa tư tưởng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của truyền thống dân tộc
Hiện nay nước ta đang trên con đường xây dưng xã hội chủ nghĩa cho nên việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội ,tồn tại xã hội là rất cần thiết .Ngoài ra nước ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường, đất nước ngày càng mở cửa vì thế cho nên chúng ta có cơ hội được tìm hiểu các nền văn hóa của các nước ,tuy nhiên đó cũng là một phần lý do dẫn đến những vấn đề không tốt của tâm lý xã hội của con người Việt Nam hiện nay
Chính vì vậy em muốn được tìm hiểu thêm về vấn đề này .Đó là lý do em chọn đề tài :
“Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con người Việt Nam”
Sau đây là một số ý kiến em xin được trình bày:






CHƯƠNG I
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI


I.Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1. Tồn tại xã hội :
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
Các yếu tố tạo thành tồn tại xã hội là cách sản xuất vật chất ,điều kiện tự nhiên-hoàn cảnh địa lý ,dân số và mật độ dân số… trong đó sản xuất vât chất là yếu tố cơ bản nhất .
2 . Ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội,bao gồm toàn bộ những quan điểm,tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng ,… của những cộng đồng xã hội ,nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định
Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội ,ý thức xã hội bao gồm những lĩnh vực khác nhau : ý thức chính trị,ý thức pháp quyền,ý thức đạo đức ,ý thức tôn giáo ,ý thức thẩm mỹ…
Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức luận
Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức , những quan niệm của nhưng con người trong một cộng đồng người nhất đinh ,được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt đông thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa ,khái niệm hóa thành lý luận .Theo ý thức xã hội thông thường ,tâm lý xã hội là một phận xã hội quan trọng .

OtGyZOEMA3SsS71
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status