dạy học tích hợp liên môn Vật lý 8 - Bài Áp suất khí quyển - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
- Trường: THCS Tân Mai
- Tên chủ đề dạy học: Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn: Địa lý, Toán học và Sinh học vào giảng dạy bộ môn Vật lý – Bài Áp suất khí quyển – Vật lý 8
- Môn học chính của chủ đề: Lý
- Các môn được tích hợp: Sinh, Địa, Toán

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI

1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn Địa lý, Toán học và Sinh học vào giảng dạy môn Vật lý bài: “Áp suất khí quyển” môn Vật lý 8
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến kiến thức vật lí. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến các hoạt động của con người đó là “Áp suất khí quyển”. Để góp phần vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến Áp suất khí quyển, nhóm giáo viên chúng tui đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, sinh, địa, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề về áp suất khí quyển trong cuộc sống.
* Kiến thức tích hợp
+ Môn Vật lý: Giúp các em nắm được và hiểu rõ sự tồn tại của áp suất khí quyển trong đời sống, đặc điểm của áp suất khí quyển và độ lớn trung bình của áp suất khí quyển
+ Môn sinh học: Biết được các nguy cơ về sức khỏe khi thay đổi độ cao một cách đột ngột
+ Môn địa lý:
- Biết được vị trí địa lí của “ dãy núi Himalaya” trên thế giới.
- Biết được nguyên nhân gây ra gió là sự chênh lệch khí áp trên bề mặt trái đất
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kỹ năng sống: Biết được tác động của con người, làm ô nhiễm môi trường và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường
* Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường xung quanh
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.

3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối 8
- Số lượng học sinh: 125 em
- Số lớp thực hiện: 03 lớp
* Dự án mà chúng tui thực hiện là kiến thức Vật lý 8 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Áp suất khí quyển” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan đến áp suất, áp suất chất lỏng
- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn địa lý, Sinh học, Toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong đó có kiến thức về “Áp suất khí quyển” . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm giác bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tui thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trong thực tế chúng tui thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, một hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
- Hình ảnh về ô nhiễm môi trường, đỉnh núi Everest, khí quyển.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word
- Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh.
- Kiến thức địa lí về dãy núi Himalaya và đỉnh núi everest
- Kiến thức sinh học về bệnh áp huyết và thấp khớp
- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 ống thủy tinh, bảng phụ, hộp sữa đã uống hết, bán cầu mác đơ buốc bằng cao su
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “Áp suất khí quyển” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
- Hiểu được vì sao áp suất khí quyển càng lên cao càng giảm
- Nắm được cách tính áp suất khí quyển và độ lớn trung bình của áp suất khí quyển
2. Kỹ năng:
- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
3. Thái độ: Học sinh cần có thái độ:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
- Yêu thích môn học.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kiến thức liên quan.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm:1 cốc nước, 1 ống thuỷ tinh
- Máy chiếu, máy projector
2. Học sinh
- Kiến thức liên quan


E7BEyIX1R4P34Xy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status