vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn đề tài tiếng kêu cứu của đôi tai - pdf 26

Link tải miễn phí giáo án

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn

1. Tình huống

Gần đây, bố em thường bị đau đầu, chị em cũng nói chị thường xuyên bị ù tai. Những triệu chứng này luôn làm phiền việc công tác và học tập của bố và chị.
Em đã thử nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân tại sao và em đã tìm ra được câu trả lời cho mình.

Đề tài: Tiếng kêu cứu của đôi tai

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:

Em thực hiện bài nghiên cứu này để nhắc nhở mọi người về hậu quả của việc ô nhiễm tiếng ồn, giúp họ bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh, nâng cao ý thức của mỗi người và tích cực tuyên truyền để có những hành động cụ thể từ phía mọi người để giảm lượng ô nhiễm tiếng ồn, góp phần tạo nên một cuộc sống tươi đẹp hơn.

3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này, em sẽ vận dụng các kiến thức liên môn: Ngữ Văn, Sinh học, Vật lý, GDCD, Toán, Địa lý. Cụ thể như sau:

Theo những gì em biết và được dạy trong môn Vật Lý thì âm thanh là sự giao động áp lực di chuyển xuyên qua môi trường mà tai người có thể cảm nhận được. Âm thanh được tạo ra bởi sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.
Số dao động trong một giây được gọi là tần số, có đơn vị là héc (Hz). Thông thường, tai người có thể nghe từ 20 Hz đến 20000 Hz. Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm, trên 20000 Hz gọi là sóng siêu âm.
Tập hợp của những âm thanh có cường độ, tần số khác nhau, hỗn loạn gây cảm giác khó chịu cho người nghe gọi là tiếng ồn. Đơn vị đo tiếng ồn là dB (decibel) hay còn gọi là đơn vị đo độ to của âm thanh.



Ngoài ra, tiếng ồn còn được coi là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác.

Trong môn Địa lí
Em có thể khẳng định rằng ai trong chúng cũng thấy hiện nay, các nước trên khắp thế giới đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên có rất nhiều đô thị, siêu đô thị đã xuất hiện. Mà càng mọc lên nhiều những đô thị, siêu đô thị thì những hoạt động kinh tế xã hội lại càng xuất hiện nhiều hơn. Theo như phản ánh của người dân thì từ những hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất… đã sản sinh ra vô vàn các vấn đề cần giải quyết. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường - một vấn đề nóng hiện nay trên khắp thế giới. Một trong số những vấn đề vô cùng quan trọng mà được dành ít sự quan tâm là ô nhiễm tiếng ồn.

Hiện nay ở nước Việt Nam ta, nhất là ở các đô thị, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã đến mức báo động. Dựa vào các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn đang có xu hướng gia tăng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường, tại các điểm khảo sát phổ biến ở Hà Nội (một số nút giao thông và tuyến phố chính) mức ồn giao thông trung bình 77-82dB, còn tại TP Hồ Chí Minh những kết quả đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường của thành phố đều vượt mức cho phép nhiều lần, nhất là các tuyến đường chính trong nội thành vào giờ cao điểm. Ngay cả trong đêm khuya, tức là từ 23 giờ đến 6 giờ, mức độ tiếng ồn đo được vẫn quá giới hạn cho phép.
Như vậy mức ồn giao thông hiện nay ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là khá lớn, cao hơn trỉ số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực công cộng và khu dân cư (50-70dB vào ban ngày) điều đó có nghĩa là chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút.
Vậy, những nguồn âm gây ra một lượng lớn ô nhiễm tiếng ồn hiện nay do đâu mà ra? Thực sự, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta đã và đang sống cùng chúng.


D7j0v4sb6kh115y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status