vận dụng kiến thức liên môn chủ đề hãy ngăn chặn những tai nạn do sấm sét gây ra - pdf 26

Link tải miễn phí giáo án
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
Tên tình huống: Hãy ngăn chặn những tai nạn do sấm sét gây ra.
Let's prevent accidents caused by lightning.
Môn học chính: Vật lý
Các môn họ tích hợp: Ngữ văn, địa lý, tiếng anh,..
7. Thông tin về học sinh:
• Họ và tên: Lưu Thuỷ Tiên
1. Tình huống:
Hôm đó, trên đường đi học về, trời bỗng nổi cơn giông, mây đen ùn ùn kéo tới, gió thổi mỗi lúc một mạnh, mưa ngày càng nặng hạt. Nhóm bạn nữ lớp 8E vô cùng e sợ vì chẳng ai mang áo mưa hay ô, nhìn xung quanh không thấy ngôi nhà nào, chỉ có một cây đa lớn bên đường bèn chạy tới trú. Một tia sét bất ngờ xuất hiện rạch ngang bầu trời kèm theo tiếng sấm nổ đinh tai làm cả nhóm giật mình, rú lên vì sợ hãi. Cả nhóm nháo nhác nhìn nhau cùng đặt ra một câu hỏi: liệu trú mưa dưới gốc cây đa này có an toàn không?
2. Mục tiêu và giải thích tình huống:
- Thứ nhất: Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới nên có hoạt động giông sét mạnh, đây là một tình huống xuất phát từ thực tế.
- Thứ hai: Việc tránh sét, tránh mưa ở dưới gốc cây đa, cây sồi… có thể tăng nguy cơ bị sét đánh.
- Thứ ba: Giúp các bạn học sinh rèn luyện kĩ năng sống, biết cách tự bảo vệ, phòng tránh tai nạn do sấm sét gây ra. Đồng thời các bạn sẽ tuyên truyền với những người thân trong gia đình, những người xung quanh để góp phần hạn chế tai nạn do sấm sét gây ra.
- Thứ tư: Giải quyết tình huống này chúng em có thể ôn lại, nắm vững một số kiến thức của các môn học như: Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học, Công Nghệ…và từ đó giúp chúng em tăng khả năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các môn học trong đời sống thực tế.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này, em đã tìm hiểu và thấy rằng có thể áp dụng nhiều kiến thức một số môn học trong nhà trường để giải quyết thấu đáo tình huống mà em đưa ra phía trên, cụ thể là vật lý, sinh học, địa lý, hoá học,… Ví dụ:
- Với môn Ngữ Văn: Lối văn nghị luận thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
- Với môn Tin Học: Soạn thảo văn bản với phần mềm Microsoft Word.
- Với môn Tiếng Anh: Trong phần nhan đề, viết dưới hình thức khẩu hiệu song ngữ:
Hãy ngăn chặn những tai nạn do sấm sét gây ra.
Let's prevent accidents caused by lightning.
Để hoà cùng chủ trương, không khí xây dựng môi trường học tiếng Anh trong trường THCS.
Còn với các môn học khác, em xin trình bày cụ thể trong phần thuyết minh giải quyết tình huống.
4. Giải pháp và giải quyết tình huống:
 Trình bày khái niệm sấm sét là gì? Giải thích hiện tượng sấm sét trong tự nhiên. Sét đánh là gì?
 Tại sao lại nhìn thấy tia chớp trước rồi sau đó một lúc mới nghe tiếng sấm rền, đôi khi ta chỉ nhìn thấy tia chớp mà không hề nghe thấy tiếng sấm đi kèm ?
 Ảnh hưởng của sấm sét đến tính mạng và tài sản của con người.
 Tại sao không nên tránh mưa ở dưới gốc cây đa, cây sồi…?
 Cách phòng tránh tai nạn do sấm sét gây ra. Cấp cứu người bị sét đánh như thế nào? Làm sao để bảo vệ nhà cửa, công trình, vật gia dụng…?
 Hiện tại về kỹ năng phòng tránh, hạn chế tai nạn do sấm sét gây ra của trường THCS Hoà Thạch và học sinh trường THCS Hoà Thạch. Từ đó nói đến sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phòng tránh, hạn chế tai nạn do sấm sét gây ra. Trách nhiệm của học sinh về việc tự biết cách phòng tránh, hạn chế tai nạn do sấm sét gây ra.
 Tác dụng của việc hiểu và biết cách phòng tránh, hạn chế tai nạn do sấm sét gây ra.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Hãy ngăn chặn những tai nạn do sấm sét gây ra.
Let's prevent accidents caused by lightning.
các bạn có biết không, đất nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và đa dạng. Song, lại thất thường, diễn biến phức tạp, biến động mạnh, chịu nhiều thiên tai như hạn hán, bão, lũ,… hằng năm (Bài 31-Địa lý 8: Đặc điểm khí hậu Việt Nam). Trong số đó không thể không kể đến hiện tượng sấm sét - một hiện tượng rất phổ biến. “Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới” nên có hoạt động giông sét mạnh. Số ngày có giông trung bình ở Việt Nam khoảng 100 ngày, số giờ có giông trung bình khoảng 250 giờ, với khoảng 16 triệu cơn giông và có hơn hai triệu cú sét mỗi năm.
 Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu.
Với kiến thức Vật lý trong tay chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề hiện tượng sấm sét nhé! Trong Vật lý ta thấy rằng để hình thành tia lửa điện giữa hai vật thì điều kiện phải có là: hai vật đó phải tích một lượng điện tích lớn và trái dấu nhau và khoảng cách giữa hai vật đó phải đủ nhỏ để khoảng không gian giữa hai vật đó bị cường độ điện trường mạnh làm ion hóa chúng tạo thành môi trường dẫn điện. Với hai điều kiện đó thì tia sét sẽ hình thành!
Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Lúc hai đám mây nhiễm điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu volt, nghĩa là cực kì lớn. Khi điện trường giữa vùng tích điện dương và vùng tích điện âm đạt đến một mức độ nhất định thì sẽ xảy ra hiện tượng trung hòa điện tích đồng thời phát ra tia lửa giữa hai đám mây. Hiện tượng phóng tia lửa điện tạo ra luồng ánh sáng cực mạnh, đồng thời trên đường đi của ánh sáng sinh ra nhiệt độ rất cao, khiến không khí cũng như những hạt mây ở lân cận bị nung nóng và giãn nở đột ngột, từ đó phát ra âm thanh nổ rất lớn. Ánh sáng tạo ra trong hiện tượng này chính là tia sét, còn tiếng nổ là sấm. Nếu quan sát kỹ, sau tia sét, sẽ có một vệt khí màu tối, hơi đỏ được hình thành chạy dọc đường đi của tia sét. Đó chính là do tia lửa điện với nhiệt độ cực cao vô tình đã làm oxi hoá một lượng nitơ tạo nên nitơ monoxit (có màu nâu đỏ), khi đó, không khí xung quanh khu vưc sấm sét nóng đến hơn 2000 °C, phương trình phản ứng như sau:


V01TK8pPzS882Y9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status