Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Địa lý 8 ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
- Trường: THCS Trần Phú
- Tên chủ đề dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Địa lý 8.
- Môn học chính của chủ đề: Địa lý
- Các môn được tích hợp: GDCD, Lịch sử
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên dự án:
Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 14- Địa lí 8:
TIẾT 20 – BÀI 14:
ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO

2. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS phải::
*Kiến thức:
Môn Địa lí:
- Biết lãnh thổ, vị trí khu vực Đông Nam Á.
- Hiểu và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên của khu vực: địa hình đồi núi là chính, đồng bằng châu thổ màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới ẩm gió mùa, đa số sông ngắn, có chế độ nước theo mùa, rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.
Môn Lịch sử: Biết được vài thông tin về chuyến đi vòng quanh thế giới của Magenlang, các nước ĐNA từng là thuộc địa của các nước đế quốc.
Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn thiên tai.
*Kĩ năng:
- Đọc bản đồ, phân tích biểu đồ khí hậu, xác định kiểu khí hậu thông qua biểu đồ.
- Liên hệ với các kiến thức đã học để giải thích một số đặc điểm tự nhiên (khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, chế độ nước sông và rừng rậm nhiệt đới) của khu vực.
*Thái độ:
- Học sinh có cách nhìn tổng thể về đặc điểm tự nhiên khu vực ĐNA, làm cơ sở cho học địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực.
3. Đối tượng dạy học: Lớp 8A
4. Ý nghĩa: Kết hợp kiến thức của các bộ môn phù hợp vào dạy học là việc làm hết sức cần thiết: giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để để tổ chức hướng dẫn HS giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả. Đồng thời, giúp HS phát huy được khả năng suy nghĩ tìm tòi, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
5. Phương tiện dạy học:
GV: Bài giảng powerpoint
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Tranh ảnh cảnh quan tự nhiên Đông Nam Á.
- Clip về thiên tai và ảnh hưởng của thiên tai

6. Các phương pháp dạy học tích cực:
- Vấn đáp
- Động não
- Thảo luận nhóm
- Trò chơi
7. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra: Kết hợp bài mới
- Bài mới: Ở các tiết học trước chúng ta đã cùng nghiên cứu các khu vực của Châu Á đó là Tây Nam Á, Đông Á, Nam Á. Hôm nay Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu một khu vực mà có đất nước Việt Nam của chúng ta, nơi có dòng sông Mêkông chảy dài qua 5 nước, nơi gắn liền với nền văn minh lúa nước từ bao đời, nơi có đất nước chùa vàng, có quốc đảo sư tử...đó chính là khu vực Đông Nam Á. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vị trí và đặc điểm tự nhiên của khu vực này: Tiết 20, bài 14: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo.



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status