Đề cương môn triết 2 Bộ câu hỏi + đáp án - pdf 26

Link tải miễn phí tài liệu
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT 2
Câu 1: Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Khi nghiên cứu cách sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lí do sau:
Thứ 1, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản
Thứ 2, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thứ 3, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Hai thuộc tính của hàng hóa là :
- Giá trị sử dụng:
1. Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người(VD: gạo để ăn, áo để mặc...)
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định.Nó là một phạm trù vĩnh viễn.
3. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật.
4. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.
5. Một vật muốn trở thành hàng hóa thì thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
- Giá trị hàng hóa:
1. Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định vì chũng đều là sản phẩm của lao động, đều có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người.
2. Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.
3. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
4. Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa .Chất của giá trị là lao động. Còn lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
5. Giá trị là cơ sở của của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị .
6. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.
7. Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng là mối quan hệ thống nhất của các mặt đối lập. Do vậy hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Câu 2: Trình bày lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa?
• Lượng giá trị hàng hóa là số lượng lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
1) Năng suất lao động:
 Là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
 Có 2 loại năng suất lao động : năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.
 Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội  Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa đó chính là năng suất lao động xã hội.
 Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cẩn thiết để sản xuất ra hàng hóa đó giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại.
 Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội  Muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
 Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
 Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động.
 Khi cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi.
2) Mức độ phức tạp của lao động:
 Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
 Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kì một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
 Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề.
 Trong cùng một thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội.
 Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa dao lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
 Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
Câu 3: Trình bày nội dung qui luật giá trị và tác động của qui luật giá trị?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
• Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
• Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được(giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hay bằng giá trị xã hội hàng hóa)
• Trong lưu thông, trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.
• Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa
• Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền tệ của giá trị hàng hóa.
• Trên thị trường, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố: giá trị của hàng hóa, cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền…
• Giá cả hàng hóa biến động lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Sự vận động của giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
Tác động của quy luật giá trị:
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
- Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành đó. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên và ngược lại.
- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác động thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, và làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa sẽ có lợi, sẽ thu được lãi cao và ngược lại.
- Đề giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động.


sP0ZvLKU8T165ac
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status