VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG VẬT LÝ 12 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG- CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài. [1] [10] [21]
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cấp thiết đối với nghành giáo dục. Tuy đã được thực hiện nhiều năm nhưng vì nhiều nguyên nhân nên nó chưa có tính đồng bộ và toàn diện. Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học kĩ thuật thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế nên ở trường phổ thông không thể trang bị cho học sinh mọi tri thức mong muốn. Vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người. Trên cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời, mọi người sống trong một xã hội học tập. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà phải có năng lực chiếm lĩnh sử dụng các tri thức mới một cách độc lập.
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDDT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “…Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm. đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh…”.
Dạy học thay vì lấy “dạy” làm trung tâm sang lấy “học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học- được cuốn hút vào các hoạt động học tập thể do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
Hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào hiệu quả. Việc đổi mới PPDH là yêu cầu vô cùng cần thiết đối với nghành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng. Lý thuyết kiến tạo ( Constructivism Theory) đang là một trong những lý thuyết về dạy học thu hút các nhà giáo dục, các nhà sư phạm. Lý thuyết này khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Việc học của mỗi cá nhân học sinh là trung tâm của tiến trình dạy học, giáo viên đóng vai trò tổ chức điều khiển và là người thay mặt cho tri thức khoa học chính thống,đóng vai trò trọng tài để thể chế hóa tri thức về vấn đề của bài học.
Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực. Trong GD&ĐT , CNTT đã góp phần hiện đại hóa PTDH, TBDH góp phần đổi mới PPDH. Theo quan niệm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là phát thông tin. Để đổi mới phương pháp dạy học, người ta tìm những “ Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn” . Các phần mềm dạy học có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, sẽ thay thế giáo viên giảng dạy thực hành, tăng chức năng động cho người học, cho phép học sinh học theo khả năng. Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. Tất cả những ưu việt trên có thể thực hiện được nhờ vào việc đổi mới phương pháp dạy học có sử dụng MVT.
Đổi mới phương pháp dạy học sẽ mang lại những hiệu quả vượt trội hơn khi có sự hỗ trợ của MVT trong tiến trình dạy học. MVT sẽ kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật (kĩ thuật đồ họa; công nghệ Multimedia, phần mềm chuyên dụng, trình chiếu PowerPoint....); góp phần tổ chức, điều khiển tiến trình dạy học; hợp lí hoá công việc của thầy và trò. Sự kết hợp giữa các lý thuyết mới và MVT trong tiến trình dạy học sẽ tạo nên một tiến trình dạy học mới mà trong tiến trình đó người học chủ động, tích cực hơn trong việc xây dựng hệ thống tri thức cho bản thân.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý, lý thuyết kiến tạo và vai trò của MVT trong đổi mới phương pháp dạy học tui nhận thấy cần thiết phải xây dựng tiến trình dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT vào dạy học bộ môn Vật lý nhằm giúp cho học sinh xây dựng được cho mình một hệ thống kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy tui chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao với sự hỗ trợ của máy vi tính”
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao theo định hướng dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể xây dựng tiến trình dạy học một số nội dung chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao theo tinh thần dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT một cách hợp lý nhằm giúp cho học sinh xây dựng được hệ thống kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý thuyết về dạy học kiến tạo.
5.2. Tìm hiểu lý thuyết về ứng dụng MVT trong dạy học kiến tạo và các phần mềm hỗ trợ dạy học.
5.3. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao nhằm tạo cơ sở để xây dựng tiến trình dạy học một số nội dung chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao theo tinh thần dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT.
5.4. Điều tra quan niệm của HS khi học chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao.
5.5. Xây dựng tiến trình dạy học 2 bài trong chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao theo tinh thần dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT.
5.6. Thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao theo tinh thần dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT.
5.7. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trình đã thiết kế, điều chỉnh, hoàn thiện.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, các tạp chí Tin học & Nhà trường, tạp chí Giáo dục, các tài liệu về lí luận dạy học, PPDH Vật lý,...
- Nghiên cứu lý thuyết về dạy học kiến tạo.
- Nghiên cứu lý thuyết về ứng dụng MVT trong dạy học Vật lý và các phần mềm hỗ trợ dạy học.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng chương “Sóng ánh sáng” Vật lý lớp 12 THPT- chương trình Nâng cao nhằm tạo cơ sở xây dựng tiến trình dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT cho chương ”Sóng ánh sáng” Vật lý 12 THPT-chương trình nâng cao.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Xây dựng và sử dụng tiến trình DHKT một số nội dung chương “Sóng ánh sáng” với sự hỗ trợ của MVT ở nơi TNSP.
6.3. Điều tra thực tế
Điều tra quan niệm của học sinh khi học chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 THPT-chương trình nâng cao
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức TNSP, tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 THPT-chương trình nâng cao với sự hỗ trợ của MVT.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả TNSP. Qua đó khẳng định giả thuyết sự khác biệt giữa kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm từ đó khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài.
7. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc vận dụng LTKT trong dạy học với sự hỗ trợ của MVT.
- Xây dựng được tiến trình dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT và sử dụng nó một cách có hiệu quả để dạy học 2 bài của chương “Sóng ánh sáng” Vật lý 12 THPT - chương trình nâng cao.
- Thiết kế 02 bài dạy học trong phần “Sóng ánh sáng” lớp 12 nâng cao theo tinh thần dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT.
8. Cấu trúc luận văn: gồm 3 phần
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc vận dụng dạy học kiến tạo với sự hỗ trợ của MVT.
Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học chương “Sóng ánh sáng” với sự hỗ trợ của MVT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status