Tác động của nhân tố giới tính đến sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt (Khảo sát trên đối tượng sinh viên) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tìm hiểu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ cũng như sự tác động của nhân tố giới tính đến ngôn ngữ, tư duy của người Việt. Khảo sát, phân tích việc sử dụng ngôn ngữ và tư duy của đối tượng sinh viên theo hướng làm rõ sự tác động của nhân tố giới tính đến việc sử dụng ngôn ngữ (trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa; ngữ pháp) và tư duy của người Việt. Đưa ra những nhận xét, kiến giải về cách sử dụng ngôn ngữ và đặc điểm tư duy của mỗi giới dưới góc độ ngôn ngữ, tâm lý và văn hóa, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong sử dụng và quy hoạch ngôn ngữ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do lý luận
Chức năng và bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Sở dĩ nó
quan trọng nhất vì xét trên góc độ lịch sử và toàn diện, không một phƣơng tiện giao
tiếp nào có thể sánh và thay thế đƣợc ngôn ngữ. Ngay cả những bộ tộc lạc hậu nhất
mà loài ngƣời mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Trong xã hội, chủ
thể chính là cá nhân và cộng đồng. Cả xã hội vận động đƣợc do quan hệ thông tin
bởi nó đáp ứng yêu cầu hiểu biết của nhân loại theo hai chiều: Cung cấp thông tin
và tiếp nhận thông tin. Và nhu cầu trao đổi thông tin chính là nhu cầu tất yếu của
con ngƣời. Trong xã hội loài ngƣời, phần lớn thông tin trọng yếu nhất đƣợc tàng trữ
và lƣu hành nhờ ngôn ngữ. Ngoài ra, khi giao tiếp ngƣời ta còn trao đổi tƣ tƣởng,
tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết lẫn nhau và tác động đến nhau. Ngôn ngữ là động lực
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ có
bản chất xã hội vì nó ra đời do các nhu cầu của loài ngƣời để phục vụ cho các lợi
ích của con ngƣời, là động lực thúc đẩy xã hội và chính bản thân nó cũng phát triển
trong môi trƣờng xã hội. Giữa giao tiếp và xã hội có sự tƣơng tác mạnh mẽ, đáng
kể. Do đó, ngôn ngữ - xã hội - giao tiếp là ba bình diện có liên quan chặt chẽ với
nhau mà khi nghiên cứu ngôn ngữ ta không thể bỏ qua một trong ba bình diện này.
Chẳng những thế, ngôn ngữ còn là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Tính chất
đặc biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thƣợng tầng của riêng một
xã hội nào, và nó cũng không mang tính giai cấp.
Hệ thống ký hiệu ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu tối ƣu bao trùm lên tất cả mọi
hoạt động xã hội và hành vi của con ngƣời. Nó gắn với tƣ duy, ý thức của con ngƣời và
có trƣớc khi xuất hiện các ký hiệu khác Nói cách khác ngôn ngữ là cơ sở cho sự hình
thành của mọi hệ thống ký hiệu khác… Vì vậy, khi nghiên cứu ngôn ngữ ta cần nghiên
cứu nó trong mối quan hệ với tƣ duy, với ngƣời bản ngữ và với văn hóa.
Mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ và đời sống xã hội
Nhƣ đã khẳng định, ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt: ngôn ngữ
phục vụ nhu cầu giao tiếp, phản ánh thực tại xã hội và tồn tại, phát triển cùng xã
hội. Giữa ngôn ngữ và đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.
Ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ là “tấm gƣơng”, là "chiếc hàn thử biểu" (GS.TS Nguyễn
Văn Khang) để đo nhận thức và sự chuyển biến về mọi mặt đời sống của con ngƣời
trong các xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều này cũng có
nghĩa là sự thay đổi của đời sống xã hội cũng sẽ đƣợc phản ánh một cách đầy đủ
trong ngôn ngữ. Xã hội thay đổi thúc đẩy ngôn ngữ phát triển để ghi lại và phản ánh
những biến chuyển đó. Trong các phƣơng diện của ngôn ngữ, từ vựng thƣờng đƣợc
coi là yếu tố thay đổi dễ dàng và nhanh nhất. Ngữ pháp và ngữ âm có thay đổi
nhƣng chậm hơn.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, chuyên ngành Ngôn ngữ học xã hội ra
đời. Theo đó, quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính đã trở thành một nội dung lớn
của chuyên ngành này. Cùng với hàng loạt các nhân tố nhƣ: nghề nghiệp, địa vị xã
hội, tuổi tác, môi trƣờng sống… giới cũng đƣợc coi là một nhân tố để hình thành
cách sử dụng ngôn ngữ, do vậy sự sử dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính.
Hay nói cách khác, việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới cũng có những khác biệt và
tạo ra những hiệu quả không giống nhau. Theo quan điểm của GS. Nguyễn Văn
Khang, dƣờng nhƣ, thiên chức, thân phận và tính cách của mỗi giới đã đóng một vai
trò quan trọng trong việc hình thành nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới. Ngôn
ngữ tuy là của chung nhƣng mỗi giới sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình để
hình thành khái niệm "phƣơng ngữ giới tính". Nội dung này thuộc phạm vi "phuơng
ngữ xã hội" của ngôn ngữ học xã hội - một sự mở rộng của khái niệm phƣơng ngữ
(dialect) mà ngôn ngữ học cấu trúc khi nói tới phƣơng ngữ thƣờng chỉ có thể hiểu
đó là phƣơng ngữ địa lí.
Cả trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ và giới tuy đã trở
thành một nội dung quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội nhƣng cho
đến nay một số vấn đề nhƣ biểu hiện ngôn ngữ ở mỗi giới trong sự tƣơng quan với
các nhân tố khác (tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội…) hay “vấn đề sự phân hoá
của ngôn ngữ theo phƣơng diện giới tính còn rất ít đƣợc nghiên cứu” [53, tr.507]
hay nghiên cứu chƣa hệ thống và đồng bộ.
1.2 Lý do thực tiễn
Ở Việt Nam, nghiên cứu liên ngành đang đƣợc các nhà ngôn ngữ học rất
quan tâm. Bên cạnh xu hƣớng nghiên cứu xuyên văn hoá (cross-cultural), liên văn
hoá (inter-cultural), xu hƣớng nghiên cứu về bản chất xã hội của ngôn ngữ nói
chung, ngôn ngữ giới nói riêng cũng đã và đang đƣợc chú ý trong những năm vừa
qua. Đây chính là hƣớng nghiên cứu đa ngành và liên ngành (ngôn ngữ học - xã hội
học - dân tộc học - văn hoá học – văn học…) nhằm giải quyết các vấn đề vốn rất
hấp dẫn và phong phú nhƣng không hề dễ dàng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã
hội, đặc biệt là quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính.
Nhìn từ thực tế, GS. Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra rằng: Trong nhiều nội
dung có liên quan đến ngôn ngữ và giới thì cho đến nay, mới chỉ có hai nội dung
đƣợc đặc biệt quan tâm đó là: (1) Sự thiên kiên về giới đƣợc thể hiện trong ngôn
ngữ và (2) Kế hoạch hoá ngôn ngữ về giới để góp phần tạo sự bình đẳng về giới.
Các vấn đề nhƣ: tác động của nhân tố giới tính đến việc sử dụng ngôn ngữ và tƣ duy
của ngƣời Việt nói chung, của từng tầng lớp, theo từng độ tuổi nói riêng hay vấn đề
sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới trong sự tƣơng quan với các nhân tố khác…vẫn còn
là mảnh đất mới mẻ, hứa hẹn nhiều điều thú vị. Những khía cạnh này rất cần đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống, kỹ càng để chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính cũng nhƣ giữa ngôn ngữ với tƣ duy và rộng
hơn là ngôn ngữ và đời sống xã hội.
Qua khảo sát, chúng tui thấy chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, đầy đủ về tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tƣ
duy của ngƣời Việt. Từ những lý do trên, chúng tui cho rằng tìm hiểu vấn đề Tác
động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời Việt
(khảo sát trên đối tƣợng sinh viên) sẽ có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Với công trình
này, chúng tui mong muốn sẽ chỉ ra và khẳng định thêm sự tác động của nhân tố
giới tính đến ngôn ngữ (của đối tƣợng sinh viên) trên phƣơng diện từ vựng – ngữ
nghĩa, cú pháp; đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ của mỗi giới (đặc biệt là giới trẻ). Từ đó
sẽ có cơ sở để định hƣớng việc sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực, góp phần vào
việc quy hoạch và hoạch định chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trên thế giới và ở
Việt Nam
* Trên thế giới
Có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy là một câu hỏi lâu đời.
Trong quá khứ, có hai quan điểm bao quát: một là nắm đƣợc vấn đề ngôn ngữ chỉ
đơn thuần là phƣơng tiện truyền bá hay chỉ là vỏ bọc bên ngoài của tƣ duy; hai là
xác nhận rằng ngôn ngữ và tƣ duy là một, tƣ duy chỉ là lời nói không có âm thanh.
Gần đây hơn, nghiên cứu hƣớng về xác nhận quan điểm ngôn ngữ và tƣ duy đƣợc
liên kết chặt chẽ, ngôn ngữ không chỉ là âm thanh mà là sự kết hợp giữa âm thanh
và tri giác.
1. Francis Bacon đƣợc xem là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về quan hệ giữa
ngôn ngữ và tƣ duy. Ông đã từng cho rằng ngƣời ta tƣởng tƣợng rằng những ý nghĩ
của họ có sự điều khiển của ngôn ngữ, nhƣng hay xảy ra trƣờng hợp ngôn ngữ sinh
ra những quy tắc lên trên ý nghĩ của họ.
2. Bên cạnh đó, nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ Benjamin Lee Whorf còn cho
rằng: “Nền tảng hệ thống ngôn ngữ học của mỗi ngôn ngữ không chỉ là một công cụ
sao chép để diễn đạt những ý kiến, mà còn là một bộ máy tạo ra ý nghĩ… Chúng ta
phân tích trạng thái tự nhiên, tổ chức thành những khái niệm, ghép lại những ý
nghĩa nhƣ chúng ta làm, bởi vì chúng ta tham gia vào một cuộc tranh luận để tổ
chức nó theo cách thức này - một sự thỏa thuận nắm đƣợc toàn bộ lời nói của mình
và đƣợc hệ thống hóa trong những khuôn mẫu của ngôn ngữ." [78, tr.212-214]
3. Cuốn Language and Mind - Ngôn ngữ và tƣ duy của N. Chomsky đƣợc tái
bản lần thứ 3 [84]. Đây là ấn bản mới bổ sung một chƣơng và lời nói đầu, mang lại
cách tiếp cận mới của Chomsky trong thế kỷ XXI. Từ chƣơng 1 đến chƣơng 6,
Chomsky đi vào phân tích bản chất, tính chất của ngôn ngữ nhƣ một hệ thống đặc
biệt mang tính di truyền thông qua các quy định và nguyên tắc cụ thể. Các chƣơng
cuối cùng, tác giả nâng cao một số thách thức thú vị cho việc nghiên cứu ngôn ngữ
và tƣ duy.
4. Dedre Gentner, Susan Goldin - Meadow trong công trình Language in
Mind: Advances in the Study of Language and Thought – Ngôn ngữ trong tƣ duy:
Những tiến bộ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và tƣ tƣởng [65]. Tiếp nối giả thuyết
Sapir - Whorf rằng ngôn ngữ chúng ta nói ảnh hƣởng đến cách chúng ta nghĩ - vấn
đề từng khơi dậy niềm đam mê lâu năm và tranh cãi dữ dội trong hai thập kỷ qua.
Các ngôn ngữ khác nhau ở các vùng trên thế giới có thể sẽ khác nhau về ngữ nghĩa.
Các năng lực ngôn ngữ của một ngƣời sẽ ảnh hƣởng đến sự hiểu biết của ngƣời đó
về thế giới. Vì vậy, ngƣời nói các ngôn ngữ khác nhau sẽ nhận thức thế giới khác
nhau. Dedre Gentner, Susan Goldin-Meadow qua nghiên cứu về ngôn ngữ học và
nhân chủng ngôn ngữ học đã cho thấy sự khác biệt nổi bật trong ngôn ngữ qua các
mô hình ngữ nghĩa và nhận thức tâm lý học đã phát triển các kỹ thuật tinh tế để
nghiên cứu cách con ngƣời ghi nhớ kinh nghiệm. Các chủ đề thảo luận bao gồm
không gian, số lƣợng, chuyển động, giới tính, lý thuyết về tâm trí, vai trò chuyên đề,
và phân biệt các bản thể học giữa các đối tƣợng và các chất…
5. The Language Instinct: The New Science of Language and Mind - Bản


6M5cc0sgcgciP01
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status