Sấm sét Lợi ích, tác hại cách phòng chống - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Lời nói đầu
Bạn đọc thân mến! Hẳn bạn và tui đều biết rằng khoa học chính là nguồn tri thức của nhân loại.Như vậy, muốn lĩnh hội nguồn tri thức ấy, chúng ta cần đi nghiên cứu.Khi nghiên cứu một đề tài khoa học, tiêu chí lựa chọn của bạn là gì? Sở thích, năng lực cá nhân, điều kiện nghiên cứu…
Với nhóm chúng tôi,tiêu chí đầu tiên chính là năng lực cá nhân và sở thích. Chúng tui là những sinh viên của khoa Vật lý năm 3 nên đã được trang bị gần như đây đủ những kiến thức Vật lý cơ bản.Và chúng tui thích khám phá những hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất này như: hiện tượng cực quang, cầu vồng, mây dạ quang hay là những hiện tượng sấm sét, núi lửa, sóng thần, động đất.Tiêu chí thứ hai xuất phát từ nhu cầu ứng dụng của cá nhân.Trong chương III SGK lớp 11 nâng cao, ứng dụng của hiện tượng tia lửa điện chính là sấm sét. Đây là một hiên tượng tự nhiên rất quen thuộc nhưng lại khá lý thú??? Nghiên cứu đề tại này, chúng tui tự trang bị tri thức để mang đến cho học sinh bài dạy mang tính ứng dụng cao, phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay:bài học không chỉ là những kiến thức suông trong sách vở mà còn là sự vận dụng của kiến thức đó vào trong thực tiễn. Tiêu chí thứ ba xuất phát từ nhu cầu thực tế “Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Số ngày có giông trung bình ở Việt Nam khoảng 100 ngày trong một năm và số giờ có giông trung bình khoảng 250 giờ một năm. Trong các cơn giông, sấm sét cũng chính là một mối nguy hiểm lớn. Trung bình mỗi năm nước ta có hơn hai triệu cú sét”. Vì vậy sấm sét đã gây ra không ít thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên sự cảnh giác của chúng ta cũng như mọi người còn kém. Có thể một phần là do chủ quan, hay do sự thiếu hiểu biết và sấm sét. Vì vậy, nhóm chúng tui quyết định đi nghiên cứu đề tài về sấm sét. Không chỉ dừng lại nghiên cứu tổng quan về sấm sét như đặc điểm, tính chất, phân loại, chúng tui còn đi sâu vào nghiên cứu những lợi ích, tác hại mà sấm sét gây ra. Từ đó chúng tui nghiên cứu kĩ cách phòng chống. Vì vậy tên đề tài:
“SẤM SÉT-LỢI ÍCH, TÁC HẠI- CÁCH PHÒNG CHỐNG”
Đề tài chúng tui nghiên cứu muốn đem lại những kiến thức cơ bản cho bản thân và mọi người để từ đó chúng ta biết cách phòng chống hay giảm thiểu tai nạn do sấm sét gây ra. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, chúng tui còn biết đến những tiềm năng mà sấm sét có thể đem lại. Và từ đó có những ý tưởng cho các đề tài nghiên cứu về sấm sét: tận dụng được nguồn năng lượng lớn mà sét tạo ra hay nguồn tia X trong nó.
Với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, chúng tui đã cố gắng tìm hiểu kĩ về bản chất cót lõi của hiện tượng, để từ đó có thể phần nào xác minh được nguồn tài liệu trên mạng và đúc kết những kiến thức đó trong bài nghiên cứu này.
Nội dung bài nghiên cứu được chúng tui gói gọn trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về sấm sét
Chương 2: Lợi ích và tác hại của sấm sét
Chương 3: Các phương pháp phòng chống sét
Bên cạnh những lợi thế nghiên cứu đề tài mà chúng tui nêu ở trên, chúng tui cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài. Về nguyên nhân chủ quan, chúng tui không có nhiều thời gian để nghiên cứu, nên nguồn tài liệu chủ yếu được khai thác trên internet mà không được làm kiểm chứng (trong phần các thiết bị phòng chồng sấm sét). Về nguyên nhân khách quan, do nguồn tài liệu còn hạn chế, chưa có những số liệu thống kê cụ thể như về thiệt hại.
Chúng tui hy vọng sẽ nhận được phản hồi của các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Chúng tui xin chân thành Thank thầy TS Lê Văn Hoàng đã tận tình hướng dẫn chúng tui trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, cùng sự giúp đỡ về chuyên môn của các bạn lớp lý 3 SP.
Nhóm thực hiện

Mục lục
Lời nói đầu 1
Mục lục 3
Chương I: Tổng quan về sấm sét………………………………………….… 5
I.1 Sấm sét……………………………………………………………..… 5
I.2 Nguyên nhân hình thành sấm sét……………………….……….…….5
I.3 Lịch sử nghiên cứu……………………………………….………..……6
I.4 Một vài thông số của sấm sét………………………….…………...……7
I.5 Phân loại sét…………………………………………….……………..…7
I.5.1 Sét đánh xuống đất……………………………….……………..…7
I.5.2 Sét đánh trên bầu trời…………………………….……………….8
I.5.3 Sét hòn………………………………………….………………...9
I.6 Hiện tượng sét đánh ………………………………………………….9
I.6.1 Định nghĩa………………………………………………….…….9
I.6.2 Đặc điểm………………………………………………….………9
Chương II: Lợi ích và tác hại của sấm sét 10
II.1 Lợi ích: 10
II.1.1 Sấm sét- bước đầu tiên của nền văn minh hiện tại. 10
II.1.2 Sấm sét tạo ozon cho tầng khí quyển 11
II.1.3 Sấm sét giúp cải tạo nguồn đất.. 11
II.1.4 Sấm sét – đội quân dò tìm nguồn nước ngầm, mỏ quặng. 12
II.1.5 Sấm sét giúp xác định lượng mưa 12
II.16 Sấm sét – nguồn năng lượng khổng lồ. 13
II.2 Tác hại 13
II.2.1 Đối với con người 13
II.2.2 Đối với đồ vật 14
III. Các phương pháp phòng chống sét 17
III.1 Công tác thống kê, dự báo 17
III.2 Phương pháp dùng lồng Faraday 19
III.3 Phương pháp dùng Hệ Franklin 20
III.3.1 Cột thu lôi Franklin truyền thống 20
III.3.1 Cột thu lôi Franklin phát tia tiên đạo 21
III.4 Một số cách phòng chống sét cho bản thân 22
Kết luận 25
Phụ lục 1 26
Phụ lục 2 31
Tài liệu tham khảo 32




Chương I: Tổng quan về sấm sét
Khi bạn đi nghiên cứu một một hiện tượng hay sự kiện nào đó, đầu tiên bạn cần biết đến là những khái niệm về hiện tượng đó, cũng như bản chất, phân loại….
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài sấm sét, điều đầu tiên mà chúng tui gửi đến bạn là những kiến thức tổng quan về sấm sét. Trong chương này , chúng tui giới thiệu đến bạn sấm sét là gì? Nguồn gốc bản chất của hiện tượng tự nhiên này?
Bên cạnh đó chúng tui muốn giới thiệu một số đặc điểm chung của sấm sét: năng lượng từ tính, dạng đường đi của tia sét.
Có sự đa dạng trong cách phân loại của sấm sét,tuy nhiên dựa vào tính chất nghiên cứu như nói ở lời mở đầu mà chúng tui mà chúng tui đã phân loại sét thânh 2 loại: sét đánh xuống đất và sét đánh trên bầu trời.
Để hiểu nội dung của từng phần, mời các bạn đi tiếp cùng chúng tôi!
I.1 Sấm sét
Sét hay tia sét là những tia lửa điện phát sinh do sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu lại gần nhau.Sấm là tiếng động do sét đốt nóng không khí tạo ra.
Thường thì chúng ta sẽ thấy hình ảnh của tia sét trước, sau đó mới nghe được tiếng sấm vì trong khí quyển vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc tiếng động.
Ngoài ra, theo chúng tui được biết sấm sét còn được hình thành trong các trận phun trào núi lửa, bão cát thậm chí là một vụ cháy rừng. (Do chưa có nhiều cơ sở nên chúng tui không nghiên sự hình thành này)


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status