Nội dung cải cách bộ máy nhà nước chủ nghĩa xã hội Việt Nam - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Phụ lục Trang

Lời mở đầu 3

I-CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 4
1.Khái niệm về nền hành chính quốc gia 4
2.Mục tiêu tiến trình cải cách hành chính 4
3.Những nội dung chủ yếu của pháp luật cải cách hành chính.......................................5
3.1.Cải cách thể chế 5
3.2.Cải cách tổ chức bộ máy hành chính 6
3.3.Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 8
3.4.Cải cách tài chính công 9
4. Kết luận 10

II-CẢI CÁCH TƯ PHÁP 11
1.Mục tiêu của cải cách tư pháp 11
2.cách thực hiện cải cách 12
3.Phương pháp tiến hành 12
4. Kết luận 16

III-CẢI CÁCH LẬP PHÁP 16
1.Sự vận động của hệ thống pháp luật Việt Nam 16
2. Tổ chức hoạt động của Quốc hội và nhiệm vụ lập pháp 17
3. Những vấn đề đặt ra đối với cải cách lập pháp 18
4. Kết luận 20









Lời mở đầu

Nhà nước pháp quyền là thiết chế của nền dân chủ, là thành quả phát triển của nhân loại. Đó là nhà nước lấy nhân dân làm chủ thể, lấy pháp luật làm tiêu chí để quản lý xã hội. Cốt lõi của tư tưởng, quan điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN chính là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; quản lý xã hội và quản lý chính bản thân mình bằng pháp luật. Không một thể chế nhà nước và xã hội nào có thể đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp. Mọi quyết định của cơ quan công quyền phải hợp pháp. Cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải lấy pháp luật làm chuẩn mực.
Do đặc thù của thể chế chính trị, do đặc điểm truyền thống của các dân tộc và do những nguyên nhân khác nhau, Nhà nước pháp quyền không có khuôn mẫu chung cho mọi quốc gia. Để tránh nguy cơ độc đoán, chuyên quyền, nhiều nước phân chia quyền lực nhà nước thành 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, với phương châm dùng quyền lực kiểm tra, giám sát quyền lực. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan này kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm quyền, lấn át của quyền này đối với quyền khác. Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không độc lập, càng không đối lập, mà thống nhất với nhau trên cơ sở đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về tính chất, mối quan hệ và hoạt động của ba quyền này là sự phân công, phối hợp để thực hiện nhiệm vụ chung. Vì vậy, cần có sự phân định rành mạch, khoa học để các cơ quan thực hiện các quyền phát huy chức năng động, sáng tạo, hoạt động đúng thẩm quyền, và tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, có sự phối hợp, kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện các quyền để phát huy hiệu lực chung của quyền lực nhà nước thống nhất. Cải cách hành chính (CCHC) do đó cần được tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, gắn kết với cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.












I- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Nền hành chính có chức năng thực thi quyền hành pháp - tổ chức thi hành pháp luật và quản lý, điều hành mọi hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chuyển hoá chủ trương, đường lối của lực lượng cầm quyền thành hiện thực, bảo đảm cho các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác luật pháp. Vì nền hành chính ra đời, tồn tại và thay đổi theo sự hình thành, phát triển của Nhà nước nên CCHC phải xuất phát từ tính chất riêng biệt của hệ thống chính trị, từ hoàn cảnh lịch sử và thực tế đời sống chính trị – kinh tế - xã hội mỗi nước.
Bản thân nền hành chính nhà nước của Việt Nam đựơc hình thành và vận hành qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, tuy đã có nhiều đóng góp cho việc quản lý đất nước, nhưng thực tế cũng cho thấy, khi bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng và trước đòi hỏi quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nó ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật có tính cố hữu, ngày càng bộc lộ sự xa dân, quan liêu. Đặc biệt bộ máy rất cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, thủ tục điều hành rất nặng nề, gây phiền hà cho dân. Chế độ và trách nhiệm công vụ không rõ ràng, thiếu minh bạch. Cán bộ, công chức có nhiều người sách nhiễu dân, lãng phí và tham nhũng ngày càng nên phổ biến, có tổ chức và trở thành quốc nạn. Như vậy, Việt Nam muốn phát triển không thể nào không tiến hành cải cách để đổi mới nền hành chính nhà nước. Trong nhiều văn kiện chính thức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam nhận định rằng, nếu không cải cách nền hành chính thì sự tồn vong của chế độ sẽ bị ảnh hưởng là điều chắc chắn.
1. Khái niệm về nền hành chính quốc gia

05Yy18jgaV07Zg1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status