Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (trong hai tập truyện ngắn "Ngọn đèn không tắt" và "Cánh đồng bất tận") - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nghiên cứu kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua hai tập truyện ngắn : “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”. Khảo sát chi tiết về nghệ thuật biểu hiện ngôn từ của Nguyễn Ngọc Tư thông qua phân tích đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện: ngôn ngữ nhân vật, người kể chuyện, các phương tiện phi ngôn ngữ và đặc điểm của câu văn. Nghiên cứu đặc điểm sử dụng từ ngữ Nam Bộ qua các tác phẩm này thể hiện ở tính phương ngữ đặc sắc, tính chính xác và hàm súc, tính hình tượng và biểu cảm của từ ngữ. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến giải về phong cách riêng của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư
MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự
So với nhiều thể loại văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn Việt Nam những
năm gần đây là thể loại phát triển nhanh và có nhiều thành tựu nhất. Sự phát
triển về mặt số lượng đồng nghĩa với sự xuất hiện thêm ngày càng nhiều
những gương mặt mới. Truyện ngắn được nhiều người tìm đọc cho chúng ta
một nhận định rằng tuy người viết mới xuất hiện nhưng những nỗ lực sáng tạo
của họ đã nhanh chóng thuyết phục được độc giả.
Trong số những nhà văn trẻ xuất hiện đầu thế kỉ 21, Nguyễn Ngọc Tư là
một tác giả tiêu biểu góp phần làm thay đổi diện mạo truyện ngắn trong thế kỉ
này. Nguyễn Ngọc Tư được biết đến không chỉ do sức viết khoẻ mà còn ở
mức độ trưởng thành trong phong cách viết. Năm 2005 tác phẩm “Cánh đồng
bất tận” của chị đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, trở thành hiện
tượng văn học của năm 2006.
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã nhanh chóng gây sự chú ý, thu hút
đối với độc giả và giới phê bình. Có ý kiến cho rằng truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư hấp dẫn độc giả ở cái đẹp dân dã, mộc mạc mang tính địa phương
được thể hiện hết sức tinh tế. Chính cái đẹp ấy đã gợi lên trong lòng người xa
xứ nỗi nhớ quê hương da diết. Cũng chính cái đẹp ấy lại khiến những người
chưa một lần chen chân đến vùng đất của Nguyễn Ngọc Tư phải tò mò tìm đến.
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư còn hấp dẫn bởi chất Nam bộ thấm đẫm
trong ngôn ngữ tác phẩm khiến cho không gian Nam bộ hiện lên chân thực và
sống động tới mức "rưng rưng từng con chữ”. Sự lạ hoá kết cấu văn bản cũng
làm tăng hiệu quả của lối kể chuyện dung dị, hấp dẫn rất Nguyễn Ngọc Tư.
Đã có một số công trình bắt đầu nghiên cứu thế giới nghệ thuật và phong
cách của Nguyễn Ngọc Tư như khoá luận tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ của
Trần Thị Thu Hảo, năm 2006: “Ngôn ngữ đối thoại trong tập truyện ngắn
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị
Hảo", và của Hoàng Thị Thanh, năm 2007: “Khảo sát phương ngữ Nam bộ
trong tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư”. Song
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt ngôn ngữ đối
với các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.
Vì vậy, chúng tui chọn đề tài “Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và Cánh
đồng bất tận”, nhằm đem đến một số kiến giải tương đối toàn diện về đặc
trưng ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tui sẽ tiến hành
khảo sát kết cấu truyện ngắn, ngôn ngữ kể chuyện và cách thức sử dụng từ
ngữ Nam bộ trong các tác phẩm của hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không
tắt” và Cánh đồng bất tận. Từ đó, bổ sung và luận giải những phê bình của
độc giả.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích
Luận văn đưa ra những kết quả đáng tin cậy về đặc trưng ngôn ngữ
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư về đặc điểm kết cấu truyện ngắn, đặc điểm
ngôn ngữ kể chuyện, và đặc điểm về việc sử dụng từ ngữ trong truyện. Trên
cơ sở đó, luận văn đóng góp ngữ liệu giúp định vị phong cách nhà văn trẻ
Nguyễn Ngọc Tư.
2.2 Nhiệm vụ
Chúng tui cần hoàn thành các công việc sau:
1) Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn trên bình diện kết cấu trong sự thống
nhất giữa tiêu đề, đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc.
2) Khảo sát ngôn ngữ kể chuyện bao gồm: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ
người kể chuyện, các phương tiện phi ngôn ngữ, đặc điểm câu văn.
3) Khảo sát đặc điểm sử dụng từ ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
4) Đưa ra một số kiến giải về phong cách riêng của nhà văn trẻ Nguyễn
Ngọc Tư.
2.3 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của luận văn là hai mươi truyện ngắn trong hai tập
truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”. Tập truyện đầu
tay Ngọn đèn không tắt đã được trao giải nhất Cuộc vận động sáng tác văn
học tuổi 20, năm 2000 và tập Cánh đồng bất tận là tập truyện mới nhất và
cũng gây ấn tượng nhất tính tới thời điểm chúng tui tiến hành khảo sát.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui sử dụng các phương pháp sau:
3.1 Phương pháp thống kê
Luận văn tiến hành thống kê các bộ phận cơ bản và những đặc trưng cơ
bản theo cấu tạo, chức năng và quan hệ của chúng trong truyện ngắn.
3.2 Phương pháp miêu tả
Luận văn áp dụng phương pháp miêu tả để phân tích các đặc điểm về
hình thức, nội dụng, chức năng và quan hệ của các bộ phận cơ bản làm nên
diện mạo ngôn ngữ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời khái
quát những đặc trưng được coi là cơ bản nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn.
3.3 Phương pháp phân tích tu từ
Chúng tui sử dụng phương pháp tu từ nhằm làm rõ hiệu quả của việc sử
dụng linh hoạt các điểm nhìn trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Bên cạnh
đó, phương pháp này cũng giúp ta thấy rõ giá trị của việc thay thế, cải biến
các ngữ khí từ trong phương ngữ Nam bộ với ngữ khí từ tương đương trong
ngôn ngữ toàn dân.
4. Đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được khảo sát chi tiết về
nghệ thuật biểu hiện ngôn từ. Giúp người đọc cảm nhận một cách trọn vẹn cái
hay trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, từ hình thức (kết cấu tác phẩm)
đến ngôn ngữ kể chuyện và từ ngữ - thành tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm.
Chúng tui coi ngôn ngữ kể chuyện là một yếu tố quan trọng trong việc
biểu đạt chủ đề tưởng của tác phẩm. Từ đó, chúng tui chỉ ra sự sáng tạo trong
ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.


8nLS4n7tJwXckdx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status