Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày những khái niệm tình thái, phân biệt tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, các kiểu loại tình thái nhận thức, các phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp ở tiếng Việt, quan hệ giữa câu phủ định và tình thái phản thực hữu ở tiếng Việt. Trình bày các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt: các quán ngữ tình thái, vị từ tình thái làm hư, các kiểu từ tình thái chỉ tình thái phản thực hữu. Nghiên cứu các phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt: câu phủ định với các phó từ phủ định, các kiểu câu điều kiện giả định biểu thị tình thái phản thực hữu và một số câu có các động từ thái độ mệnh đề chỉ tình thái phản thực
1. Mục đích, ý nghĩa của luận văn
Luận văn này dành cho việc khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản
thực hữu(counter- factive) trong tiếng Việt. Có nhiều lí do đã dẫn chúng tui đến
việc lựa chọn vấn đề này:
Như mọi người đều biết, các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu là
nội dung quan trọng của bất kì một ngôn ngữ nào. Bởi vì nó biểu thị cách nhìn,
quan điểm, và cách sử dụng của người bản ngữ đối với các nội dung được diễn đạt
trong ngôn ngữ. Đặc biệt, với tiếng Việt vấn đề nghiên cứu các phương tiện biểu thị
tình thái những năm gần đây đang được sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn.
Các phương tiện biểu thị tình thái là phạm trù quan trọng đã được nhiều nhà
ngôn ngữ học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã bàn đến các phương tiện
biểu thị tình thái thực hữu (factive), tình thái không thực hữu (non- factive). Riêng
đối với các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter- factive) thì chưa
có một công trình nào đề cập một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu để lấp
chỗ trống này là một việc làm cần thiết.
Về mặt lí luận, với việc khảo sát một cách chuyên sâu, tỉ mỉ các phương tiện
biểu thị tình thái phản thực, đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm những cơ sở lí luận
quan trọng cho lí luận về tình thái trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói
riêng.
Xét về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa rất lớn với
việc dịch thuật và giảng dạy ngoại ngữ (đặc biệt là vấn đề dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài). Luận văn sẽ là những cứ liệu đáng tin cậy phục vụ cho công việc dạy
tiếng, giúp cho người học nhận thức được các phương tiện biểu thị tình thái phản
thực hữu trong tiếng Việt, giúp cho việc phát triển các kĩ năng sử dụng và nhận
thức các phương tiện phản thực hữu trong quá trình học tiếng. Do đó, kết quả khảo
sát của luận văn chắc chắn là tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ cho việc xây
dựng các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, ở các hình thức khác
nhau.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các
phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu
trong tiếng Việt từ nguồn tư liệu chọn lọc ở một số tác phẩm văn học, báo chí,
kịch...
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn này, chúng tui tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Xác lập khung lí thuyết có hiệu lực để nghiên cứu tình tháI nói chung và tình
thái phản thực hữu nói riêng trong tiếng Việt.
Khảo sát các phương tiện từ vựng dùng để biểu thị tình thái phản thực hữu
trong tiếng Việt.
Khảo sát các phưưong tiện ngữ pháp dùng để biểu thị tình thái phản thực hữu
trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được định hướng theo các phương pháp nghiên cứu chung và các
thủ pháp ngôn ngữ học cụ thể.
Phương pháp diễn dịch: Xuất phát từ lí luận tình thái nói chung để soi sáng
một vấn đề lí luận tình thái cụ thể là vấn đề các phương tiện biểu thị tình thái phản
thực hữu trong tiếng Việt
Phương pháp quy nạp: Nhận xét các hiện tượng từ nguồn tư liệu chọn lọc ở
một số tác phẩm văn học, báo chí, kịch.
Chúng tui cũng áp dụng một số thủ pháp ngôn ngữ học đặc trưng để tiếp cận
và mô tả hiện tượng một các chính xác, tỉ mỉ: thủ pháp cải biến, thủ pháp so sánh,
thủ pháp phân tích ngữ cảnh.
5. Bố cục của luận văn Dựa trên những nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày, ngoài phần mở đầu và kết
luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái phản thực hữu.
Chương 3: Các phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu
CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm tình thái
Tình thái là một phạm trù rất cơ bản trong ngôn ngữ học. Các nhà nghiên
cứu đã dùng thuật ngữ này để nói đến những hiện tượng ngữ nghĩa chức năng rộng
lớn, đa dạng có nhiệm vụ phản ánh sự liên hệ của nội dung thông tin được nói đến
với thực tế, cũng như sự đánh giá, thái độ của người nói đối với nội dung thông tin
miêu tả trong câu, với người nghe và với hoàn cảnh giao tiếp. Như thế, các nội
dung quan trọng nhất của khái niệm tình thái đều tập trung ở mối quan hệ của
người nói với nội dung miêu tả và thực tế giao tiếp.
Tuy vậy, do tính tình thái được biểu hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ và có mặt
trong tất cả các ngôn ngữ nên khái niệm này đã được hiểu và lí giải theo nhiều
trường phái và khuynh hướng rất khác nhau. Sự khác biệt không chỉ giữa các nhà
ngôn ngữ học mà rộng hơn là sự khác biệt trong quan niệm tình thái của lô gich
học truyền thống và trong ngôn ngữ học.
Các cố gắng của chúng tui trên bình diện lí thuyết sẽ miêu tả tỉ mỉ hơn các
vấn đề này nhằm đưa ra một cách nhìn tương đối bao quát, làm cơ sở để miêu tả
vấn đề cốt yếu nhất liên quan đến đối tượng khảo sát.
1.1.1 Tình thái xét về mặt lô gich học truyền thống
Các nhà lô gich học là những nhà nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến vấn đề
tình thái.Trong số đó, Aristole được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho việc
xây dựng ngành khoa học này vì ông đã xác lập các khái niệm tất yếu, khả năng, và

1o8Z9MX3ra732tT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status