HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Lời Thank
Bảng chữ viết tắt
Mở đầu . 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Cơ sở lý luận 9
1.1.1. Khái quát Chủ nghĩa Hiện thực (Realism) 9
1.1.2. Khái quát Chủ nghĩa Tự do (Liberalism) 11
1.1.3. Khái quát Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism) . 13
1.2. Cơ sở thực tiễn . 19
1.2.1. Nhận thức của ASEAN về hợp tác chính trị - an ninh khu vực 19
1.2.2. Sự ra đời, mục tiêu, nội dung và lộ trình thực hiện APSC . 23
1.2.3. Quá trình hiện thực APSC từ khi hình thành ý tưởng đến nay . 27
Chƣơng 2: HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG APSC DƢỚI GÓC NHÌN MỘT
SỐ LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ 39
2.1. Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực 39
2.1.1. Ưu điểm . 39
2.1.2. Hạn chế . 44
2.2. Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do 55
2.2.1. Ưu điểm . 55
2.2.2. Hạn chế 67
2.3. Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa kiến tạo . 71
2.3.1. Ưu điểm . 72
2.3.2. Hạn chế . 84
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN
ĐẾN NĂM 2015 . 91
3.1. Kịch bản thứ nhất 91
3.2. Kịch bản thứ hai 94
3.3. Nhận xét . 104
3.4. Khuyến nghị cho Việt Nam . 110
Kết luận 117
Tài liệu tham khảo . 120
Mở đầu

1. Tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trải qua bốn mươi lăm năm tồn tại, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) đã có những bước phát triển thăng trầm với nhiều thành tựu quan trọng,
nhất là khi ASEAN trở thành Hiệp hội gồm 10 nước Đông Nam Á2
. Được đánh giá
là một trong những tổ chức khu vực khá thành công, ASEAN đã khẳng định mình,
không chỉ trở thành một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng, với những đóng góp
tích cực cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông
Nam Á, mà đang mở rộng và phát huy vai trò ở cả khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, với uy tín và ảnh hưởng trên toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng
ASEAN vẫn là một tổ chức “tiến triển nhiều nhưng tiến bộ ít”
3
. Nhiều học giả vẫn
hoài nghi về khả năng tiến tới một Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng
Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) vào năm 20154
. Việc hiện thực hóa Cộng đồng
APSC hiện đang là chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận về tương lai ASEAN.
Đặc biệt, đã có nhiều nghiên cứu trước đó về ASEAN nói chung và APSC nói
riêng, nhưng các nghiên cứu này có cách tiếp cận tổng thể, thường đi vào phân tích
dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, các mô hình đã và đang tồn tại, các kinh
nghiệm của các tổ chức khác, v.v. Trong đó, chỉ số ít bài viết nghiên cứu về khả
năng hiện thực hóa APSC phân tích dưới góc độ các lý thuyết quan hệ quốc tế, nhất
là ở Việt Nam. Do đó, việc chúng tui tập trung đi sâu hơn vào xem xét các lý luận
về xây dựng APSC không chỉ tăng cường sự hiểu biết và nhận thức chung về hợp
tác chính trị-an ninh ở khu vực mà còn góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu về

1
2
ASEAN thành lập ngày 08/08/1967. Từ 5 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đặt bút ký vào bản Tuyên bố
Băng Cốc, ngày nay Hiệp hội đã gồm 10 nước, bao trùm hầu hết khu vực Đông Nam Á với diện tích 4,5 triệu
km2. Các nước ASEAN có dân số khoảng trên 600 triệu người, với nền văn hóa hết sức đa dạng, phong phú,
và đặc sắc. Các quốc gia trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử và những khác biệt,
cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới một mái nhà ASEAN. ASEAN đang là một khu
vực kinh tế năng động và phát triển cao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, các nền kinh tế
ASEAN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, bình quân trên 5%/năm và ổn định, với tổng GDP cả khối đạt 3,2
nghìn tỉ đô la Mỹ (Theo số liệu thống kê của ADB năm 2011 (PPP) ).
3
Nguyên văn cụm từ này trong tiếng Anh là “making process, not progress”, xem thêm: David Martin Jones
(2007), “Making process, not progress: ASEAN and the Evoling East Asian Reginal Order”, International
Security, Vol.32 (No.1), pg.148-184.
4
David Martin Jones, Hiro Katsumata, Michael L.R.Smith (2008), “Conrespondence: ASEAN, Regional
Intergration and State Sovereignty”, International Security, Vol.33 (No.2), pg.182-188.
các mối quan hệ quốc tế, nhất là về hợp tác chính trị-an ninh trong bối cảnh thế giới
và khu đang có nhiều biến động phức tạp và khó đoán định.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến hợp tác chính trị - an ninh khu vực châu Á-Thái
Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, thường người ta hay nhắc đến
những cấu trúc an ninh song phương, ví như cấu trúc “trục và các nan hoa”, nhắc
đến quan hệ giữa các nước lớn, đến các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương như
ARF, v.v. mà ít nhắc đến quan hệ giữa các nước nhỏ, ít chú ý hợp tác chính trị an
ninh APSC (một liên kết vẫn đang trong quá trình hiện thực hóa) trong việc hợp tác
giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực.
Mặt khác, Việt Nam từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN5
cho
đến nay đã cùng với các quốc gia thành viên khác tích cực tham gia hợp tác chính
trị - an ninh trong ASEAN cũng như tăng cường tinh thần đoàn kết, tham gia xây
dựng APSC vì sự phát triển của ASEAN. Vì vậy, việc tìm hiểu tính khả thi và triển
vọng của việc hiện thực hóa APSC đối với Việt Nam lại càng quan trọng và hoàn
toàn cần thiết.
Nhất là những năm gần đây, có ý kiến cho rằng, chúng ta đang nhắc nhiều đến
một Cộng đồng ASEAN sẽ thành lập vào năm 2015 với ba trụ cột, trong đó trụ cột
APSC sẽ đóng vai trò quan trọng trong hợp tác chính trị - an ninh khu vực Đông
Nam Á nói riêng và sẽ vươn ra cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vậy, liệu điều
đó có thể trở thành hiện thực không? Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN sẽ
phát triển ra sao? Mối liên hệ giữa APSC và Việt Nam sẽ như thế nào? Nhất là khi
tất cả những vấn đề đó được đặt ra dưới góc nhìn của một số lý thuyết quan hệ quốc
tế.
Đây chính là những lý do chủ yếu để người viết lựa chọn đề tài “Hiện thực
hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN”, trong đó chủ yếu tập trung phân tích
luận giải trên cơ sở một số luận điểm của ba lý thuyết quan trọng trong quan hệ
quốc tế: Lý thuyết Chủ nghĩa Hiện thực, lý thuyết Chủ nghĩa Tự do và lý thuyết
Chủ nghĩa Kiến tạo.
Với mong muốn bước đầu tiếp cận sâu hơn một số lý luận quan hệ quốc tế để
nghiên cứu Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, luận văn hướng tới mục tiêu
làm rõ tính khả thi của APSC xét từ góc độ một số lý thuyết quan hệ quốc tế. Qua

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status