đáp án đề cương thi công sửa chữa cầu - pdf 26

Link tải miễn phí tài liệu
Câu 1. Trình bày nội dung công tác bê tong trong XD cầu (gợi ý: công tác chuẩn bị vật liệu, chế tạo hỗn hợp vữa BT, vận chuyển BT, đổ đầm và bảo dưỡng) 2
Câu 2. Trình bày các biện pháp đổ BT dưới nước(công nghệ vữa dâng, CN rút ống thẳng đứng) 7
Câu 3. Trình bày công tác ván khuôn (vai trò, yêu cầu cấu tạo VK) trình bày nguyên lý VK thép. 8
Câu 4. Vai trò phân loại các công trình phụ trợ trong thi công cầu? 10
Câu 5. Các nguyên tắc thiết kế công trình phụ trợ? Các tải trọng tác dụng lên công trình phụ trợ 11
Câu 7. Cấu tạo cọc ván thép Larsen và biện pháp thi công? 15
Câu 8. Cấu tạo thùng chụp không đáy và biện pháp thi công thùng chụp? khi nào cần sử dụng thùng chụp và khi nào sử dụng vòng vây(cọc ván thép)? 18
Câu 9. Các loại đà giáo dùng trong thi công cầu, phạm vi áp dụng? 19
Câu 10. Cấu tạo trụ tạm? 20
Câu 11. Trình bày 1 số dạng kết cấu vạn năng thông dụng? ứng dụng. cấu tạo từng loại? 22
Câu 12. Vai trò hệ nổi trong thi công cầu , cấu tạo hệ nổi? 24
Câu 13. Tính toán ổn định chống lật hệ nổi? 25
Câu 14. Vai trò công tác đo đạc trong XD cầu? ND cần tiến hành và cách tổ chức đo đạc trên công trình thi công cầu? 27
Câu 15. Trình bày pp đinh vị tim mố trụ cầu cống? 28
Câu 16. PP gián tiếp định vị tim mố trụ cầu đối với cầu trung và cầu lớn có địa hình phức tạp nước chảy sâu và dòng chảy siết? 28
Câu 17.Trình bày biện pháp thi công móng nông trên nền thiên nhiên( thi công trên cạn, thi công nước nông và móng ngập sâu) ? 28
Câu 18. Trình bầy biện pháp thi công móng cọc đóng trong xây dựng cầu ( đặc điểm, phạm vi áp dụng), thi công trên cạn, thi công dưới nước? 28
Câu 19. Trình bày biện pháp,công nghệ thi công cọc khoan nhồi (ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng) thi công trên cạn, thi công dưới nước ? 28
Câu 20. Trình bày các biện pháp thi công móng giếng chìm(phương pháp đúc ngay tại chỗ, pp chở nổi)? 28
Câu 21. Các phương pháp thi công kết cấu nhịp cầu BTCT DUL dạng giản đơn ? (pp cần cẩu, giá 3 chân, cẩu long môn ) ? 40
Câu 22. Trình bày trình tự thi công KCN cầu liên tục theo công nghệ đúc hẫng cân bằng ? 40
Câu 23. Trình bày trình tự thi công KCN cầu liên tục theo công nghệ lắp hẫng cân bằng ? hợp long ở nhịp biên trước và nhịp giữa trước có gì khác nhau? 40
Câu 24. Trình tự thi công KCN dầm hộp liên tục theo công nghệ đúc tại chỗ trên đà giáo di động MSS ? 40
Câu 25.Trình tự thi công KCN liên tục theo công nghệ đúc đẩy ( đặ điểm, phạm vi áp dụng) ? 40
Câu 26. Các phương pháp thi công KCN cầu dầm thép, trình bày phương phấp thi công KCN dầm thép theo công nghệ lao dọc ? 40
Câu 27. Trình bày pp thi công KCN dàn thép theo công nghệ lắp hẫng cân bằng ? 40
Câu 28. trình bày trình tự thi công KCN dàn thép theo công nghệ chở nổi ? 40
Câu 29. sự khác nhau giữa sửa chữa và tăng cường cầu, các CN thi công và sửa chữa cầu thép và dàn thép ? 41
Câu 30. Trình bày CN thi công sửa chữa cầu BTCT thường và BTCT DưL, phân tích ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng? 41
Câu 31. Trình bày CN sửa chữa mố cầu BTCT? 41
Câu 32. Trình bày CN tăng cường KCN cầu dầm BTCT và BTCT DUL, Phân tích ưu nhượ điểm và phạm vi áp dụng? 41
Câu 33 .Trình bày CN sửa chữa trụ cầu BTCT ,biện pháp hiệu quả nhất ? 41
Câu 34. Trình bày công nghệ tăng cường mố trụ cầu ? 41
Câu 35. Trình bày công nghệ tăng cường KCN cầu dầm thép , dàn thép .Phân tích ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng? 41

Câu 1. Trình bày nội dung công tác bê tong trong XD cầu (gợi ý: công tác chuẩn bị vật liệu, chế tạo hỗn hợp vữa BT, vận chuyển BT, đổ đầm và bảo dưỡng)
Trả lời:
Công tác bê tông bao gồm các nội dung công việc : chuẩn bị vật liệu, chế tạo hỗn hợp vữa bê tông,vận chuyển vữa, đổ và đầm bê tông, bảo dưỡng bê tông.
Công tác bê tông có vị trí quan trọng trong xây dựng nói chung và trong thi công cầu nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình và tiến độ thi công .
Vữa bê tông sử dụng trên công trường cầu bao gồm một hay cả ba loại sau :
• Vữa bê tông chế tạo tại chỗ bằng máy trộn di động.
• Vữa bê tông chế tạo tại trạm trộn cố định trên công trường.
• Bê tông tươi thương phẩm mua của nhà máy bê tông.
1.1- Công tác chuẩn bị vật liệu :
- Vật liệu dùng cho bê tông bao gồm : cát , đá dăm, xi măng, nước và phụ gia.
- Những vật liệu này đều phải được kiểm tra bằng các thí nghiệm theo tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Vật liệu trừ nước được tập kết đến công trường với số lượng dự trữ đảm bảo thi công liên tục và được chứa ở trong kho và bãi chứa vật liệu.
+ Cát dùng cho bê tông là cát tự nhiên lấy từ nguồn khai thác được chấp thuận , phải đáp ứng các yêu cầu :
- Sạch : lượng bùn sét, bụi và chất hữu cơ lẫn trong cát không được vượt
quá tỉ lệ cho phép
- Có cấp phối đều : Tỉ lệ % tích tụ lọt qua sàng theo trọng lượng phù hợp với
+Cốt liệu thô dùng cho bê tông là đá dăm xay từ đá vôi hay đá nguyên khai có cường độ ≥ 1,5 lần cường độ của số hiệu bê tông và ít nhất bằng 40Mpa. Đá dăm qui định kích cỡ hạt 1-2, 2-4 và 4-6 dùng cho bê tông các kết cấu của cầu. Đá phải đảm bảo những yêu cầu :
• Sạch: số lượng các tạp chất không được vượt quá tỉ lệ % theo trọng lượng có thể
• Đều hạt : Tỉ lệ các hạt dài, hạt dẹt là những hạt có chiều dài ≥3 lần chiều rộng và chiều rộng ≥ 3lần chiều dày không được vượt quá 1% theo trọng lượng.
• Cấp phối hạt phải thỏa mãn yêu cầu

Loại tạp chất Tỉ lệ % tính theo trọng lượng
- Các cục đất sét. 0,25
- Các hạt mềm. 5,0
- Vật liệu có tỉ trọng nhỏ
hơn 1,95 kN /m3 1,0

+Xi măng dùng cho bê tông trong các kết cấu cầu phải có số hiệu ít nhất là PC30. Loại xi măng dùng do chủ đầu tư quyết định và không được pha trộn nhiều loại xi măng với nhau. Xi măng dùng trong một đợt đổ bê tông phải cùng một loạt sản xuất của nhà máy.
+Nước ngọt thiên nhiên dùng cho sinh hoạt có độ pH ≥4 đều có thể dùng cho bê tong
+ Phụ gia: Cho thêm phụ gia phù hợp và đáp ứng được yêu cầu (đông kết nhanh, đạt cường độ sớm, giảm co ngót hay tăng tính dẻo…)
1.2 - Chế tạo vữa bê tông :
Hỗn hợp vữa bê tông được chế tạo trên công trường bằng hai hình thức : trộn bằng máy trộn cơ động và bằng trạm trộn cố định. Không được phép trộn bằng tay.
* Máy trộn:
Có hai loại máy trộn bê tông hoạt động theo hai nguyên tắc khác nhau :
- Máy trộn cưỡng bức : Thùng trộn được chế tạo ở hai dạng, loại hình trụ thấp cố định ở vị trí thẳng đứng và loại hình máng nằm ngang. Bộ phận trộn vữa là trục có gắn các lưỡi xẻng khuấy quay đều , đảo trộn hỗn hợp theo thời gian quy định và trút vữa qua cửa sổ mở ra ở dưới đáy thùng. Máy trộn cưỡng bức thường dùng cho các trạm trộn cố định.
- Máy trộn rơi tự do : Thùng trộn hình quả lê quay đều quanh trục dọc và nghiêng được theo một số góc nghiêng. Trong thùng trộn có gắn một số lưỡi xẻng bố trí theo đường xoắn ốc. Hỗn hợp vữa bê tông được nhào trộn do liên tục bị cuốn lên và rơi xuống tự do. Vữa được trút đổ ra ngoài bằng cách xoay gần dốc ngược thùng trộn. Các máy trộn đều trộn từng mẻ , thùng trộn được chế tạo để trộn mỗi mẻ có dung tích 250 , 400, 800 và 1200 lít.
* Trạm trộn
Trạm trộn được lắp đặt theo công suất tính toán đảm bảo tại thời điểm thi công dồn dập nhất, vữa bê tông vẫn được cung cấp đủ để đổ bê tông liên tục.
Trạm trộn phải bố trí ở vị trí ngay cạnh bãi chứa cốt liệu và kho xi măng, gần bãi đúc cấu kiện BTCT lắp ghép, bãi đúc dầm và không bị ngập nước.
Trạm trộn đặt ở vị trí thuận tiện cho việc cung cấp vữa đến các điểm đổ bê tông trên công trường bằng hình thức vận chuyển đã lựa chọn : nếu bằng xe ôtô thì phải có đường công vụ cho xe đến tận chân từng hạng mục và chiều cao tối thiểu của miệng phễu rót vữa so với cao độ đứng của xe là 1,95m. Nếu vận chuyển bằng máy bơm vữa thì khoảng cách từ vị trí đặt máy bơm đến điểm thi công xa nhất không vượt quá khả năng đẩy xa của máy bơm. Chiều cao tối đa của miệng phễu rót so với thùng chứa của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 1,5m.
Trong mỗi trạm trộn đều có thiết bị cân đong tự động các thành phần cấp phối bê tông đã được thiết kế của từng mẻ trộn.

* Máy trộn di động:
Khi khối lượng đổ bê tông không lớn hay việc vận chuyển vữa bê tông đến vị trí đổ khó khăn phải tập kết vật liệu ra tận chân công trình và tổ chức trộn vữa tại chỗ thì phải dùng các máy trộn di động.
Máy trộn đặt trên sàn công tác kê cao để có thể trút vữa vào được thùng chứa của thiết bị vận chuyển vữa đặt ở phía dưới. Mặt sàn có diện tích đủ rộng để bố trí cốt liệu đã đong sẵn cho một mẻ trộn, 1÷2 bao xi măng và thùng phuy đựng nước, chỗ đứng làm việc cho 4 công nhân phục vụ máy trộn. Chiều cao của sàn công tác so với mặt đất là 70cm.
* Chất lượng vữa bê tông phụ thuộc vào những yếu tố sau :
• Thời gian trộn.
• Tốc độ quay thùng.
• Độ chính xác của việc cân, đong các thành phần hỗn hợp vữa.
• Trình tự nạp các thành phần hỗn hợp.
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng vữa đúng theo số hiệu mác bê tông và đạt được năng suất trộn cao cần tổ chức việc trộn vữa một cách khoa học và đúng kỹ thuật:
Trứơc hết mặt bằng thi công phải gọn , sạch. Sân đong cốt liệu phải đủ rộng và được láng vữa. Chuẩn bị đầy đủ những công cụ phục vụ công tác trộn bê tông như xẻng, cào sắt, xô múc nước, thúng hay rổ sắt đựng cốt liệu. Có bảng ghi rõ thành phần hỗn hợp trong mỗi mẻ trộn và thời gian trộn một mẻ.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Xem thêm

Giáo trình Thi công cầu - Chu Viet Binh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status