THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI VIỆT NAM - pdf 26

Link tải miễn phí bài giảng
THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI VIỆT NAM

I. Thành tựu chọn giống vật nuôi:
 Một số giống lợn nội năng suất thấp (lợn ỉ, ỉ mỡ, móng cái)

 Một số giống lợn ngoại năng suất cao (Lợn Đại bạch, Bớc sai, Đưrôc, pietrian)
1. Tạo giống mới:
VD1: Từ thập kỉ 80, viện chăn nuôi tạo 2 giống: Đại bạch - Ỉ và Boc-sai - Ỉ, giúp sản lượng thịt tăng từ 26000 tấn lên 66000 tấn (1980 – 1986).
Lợn ỉ Lợn đại bạch ( 250-400kg)
P:
Lợn lai F1(ĐBI):
VD2:
Lợn ỉ Bớc sai
Lợn lai F1:
Lợn Bớc sai-Ỉ
VD3: Giống gà Rốt-ri = Gà rốt x gà ri (Sản lượng trứng cao hơn gà ri, dễ nuôi)

VD4: Vịt Bạch tuyết = (Vịt cỏ x Vịt Anh đào):
Trọng lượng to hơn vịt cỏ, biết kiếm mồi, lông dùng làm len.
2. Cải tạo giống địa phương:
3. Tạo giống ưu thế lai F1
VD1: Giống cá
Cá chép lai 3 máu: (cá chép Việt x Cá chép Hungary) x Cá chép Inđonexia
Trê vàng Trê châu Phi
VD2: Giống bò sữa
(Bò sữa = Bò hônten x Bò vàng Việt Nam): cho sản lượng sữa 1000kg/con/năm
4. Nuôi thích nghi giống nhập nội:
VD2: Một số giống gia cầm nhập nội nuôi thích nghi: Gà mỹ, gà Ai cập, gà tam hoàng, gà kabir, vịt siêu thịt, Vịt kakhi-campell, Ngan pháp
5. Tạo giống bằng công nghệ sinh học:
Bò sữa tạo bằng công nghệ cấy chuyển phôi: dùng phôi của 1 bò sữa cao sản, tách thành nhiều phôi, cấy vào các bò cái nội nhờ mang thai giúp. Bằng phương pháp này trong thời gian ngắn tạo được nhiều bò sữa chất lượng cao.
II.Thành tựu chọn giống cây trồng:
1.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo:
VD2: Lạc, đậu tương tạo bằng cách gây đb:
Hạt to, vỏ mỏng, pr cao, Hạt to, vàng, ngắn ngày,
dễ bóc, dầu cao chịu rét, chống đổ
VD3:
Táo má hồng (táo đào vàng) tạo ra
bằng cách gây đột biến táo Gia Lộc
bằng NMU
2. Tạo giống bằng kỹ thuật chuyển gen:
• Tạo giống bông kháng sâu
• Giống đu đủ kháng vi rút
• Cà chua chín chậm
• Chuối, xoài chín chậm chuẩn bị đưa vào sản xuất
• Nhập giống lúa chuyển gen giàu vitamin A chuẩn bị đưa vào sản xuất
Bông chuyển gen kháng sâu
Đu đủ chuyển gen kháng virut

Cà chua biến đổi gen
Cà chua chuyển gen kháng Virut
Đậu tương được chuyển gen kháng sâu
Giống lúa biến đổi gen
3. Tạo giống bằng cách phối hợp giữa đột biến và lai tạo:
VD:
Dâu tằm 3n: Lá to,dày, Dưa hấu 3n: Quả to, không hạt,
năng suất cao. sản lượng tăng

4. Tạo giống ưu thế lai
VD1: Ngô lai (Biosid)
Ngô nếp lai
VD2: Ngô rau, cà chua VT3: ưu thế lai
Tạo ra từ lai đơn giữa 2 dòng Ngắn ngày, chín sớm,
244/2649 x LV2D 15-18 quả/ cây, thu hoạch kéo dài
VD3: Lúa lai: cho ưu thế lai (Năng suất 2tạ- 3,5 tạ/sào)
5. Nhập nội trồng thích nghi:
Ngô ngọt: nhập từ Thái Lan
Cam không hạt, mít múi đỏ, ổi không hạt: Lấy giống từ Malaysia
H/ảnh: Ngô ngọt, mít múi đỏ, ổi không hạt, hồng fuju không hạt
6.Tạo giống bằng công nghệ tế bào:
- Tạo giống khoai tây củ nhỏ (Khoai tây mini)
- Giống cây trầm hương

III. Các trung tâm, viện nghiên cứu tạo giống ở Việt Nam:
1. Viện lúa Đồng bằng Sông cửu long
2. Viện Nghiên cứu phát triển cây bông
3. Viện di truyền NN
4. Viện nghiên cứu cây ăn quả
5. Viện chăn nuôi quốc gia
6. Viện nghiên cứu thuỷ sản
7. Các trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường ĐHNN,…
IV. Một số thành tựu lai tạo giống trên thế giới:
1. Ở thực vật:
VD1: Giống lúa chịu lũ
Giống lúa mới đang được thử nghiệm tại Đại học Nagoya (Nhật Bản). Motoyaki Ashikari, một nhà nghiên cứu của trường, cho biết, ông và các đồng nghiệp phát hiện một số gene tạo ra “ống thở” trong các giống lúa chịu lũ. Sau đó các chuyên gia đưa những gene này vào những giống lúa cao sản.
Khi cây lúa chìm trong nước, những gióng hình ống sẽ nhô ra và ngoi lên mặt nước để lấy không khí. Nhờ những gióng đó mà lúa không chết ngạt. Khi lũ tràn tới, cây lúa có thể mọc thêm 25 cm mỗi ngày.
VD2: Bắp tía chống ung thư
Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa phát triển giống bắp chứa chất có tiềm năng chống ung thư cao gấp 10 lần so với các giống bắp thường.
Giáo sư Rhee Hae-ik của Đại học Kangwon cho biết loại bắp màu tía (ảnh) do ông và các đồng nghiệp lai tạo, giàu chất anthocyanin, một loại sắc tố tự nhiên có khả năng phòng ngừa ung thư. Anthocyanin có trong trái mâm xôi và dâu tây, đặc tính kháng ôxy hóa của nó có thể chặn đứng sự tăng sinh của tế bào ung thư. Ngoài ra, anthocyanin cũng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn và có thể cải thiện thị lực.
Tháng trước, Trung tâm John Innes ở Norwich (Anh) cũng lai tạo giống cà chua biến đổi gien màu tía chứa hàm lượng cao anthocyanin, được cho có thể giúp người ăn phòng ngừa ung thư. Trong khi cà chua tía ra đời bằng kỹ thuật ghép gien, bắp tía của Hàn Quốc được tạo ra bằng phương pháp lai tạo truyền thống vốn được cho an toàn đối với sức khỏe hơn.
VD3: Mexico lai tạo thành công giống ngô chịu khô hạn
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cao cấp quốc gia Mexico (CINVESTAV) vừa lai tạo và thử nghiệm thành công giống ngô mới, có khả năng chịu khô hạn cao hơn 20% so với các giống hiện hành tại nước này

2. Ở động vật:
VD1: Bò Bỉ khổng lồ: Những con bò có nguồn gốc tại Bỉ to béo, cơ phát triển không đồng đều do biến đổi gen. Bắt nguồn từ thế kỷ 19, Bỉ cạnh tranh với Anh về năng suất chăn nuôi gia súc. Do đó, người chăn nuôi đã tìm những phương pháp để biến bò của họ thành to béo, năng suất cao. Dưới đây là hình ảnh những con bò phát triển cơ không đồng đều do biến đổi gen.

VD2: Chuột Cuy siêu kute
Hàng năm, ước tính người dân Peru, quốc gia "gốc gác" của loài chuột này ăn hết khoảng 65 triệu "em" Cuy đấy các bạn ạ. Các nhà khoa học đã cho lai tạo ra một loài Cuy mới với cân nặng gấp đôi bình thường nhằm phục vụ việc lấy thịt. Ngoài việc lấy thịt ra, chuột Cuy giờ đã trở thành một loài pet hết sức nổi tiếng bởi vẻ ngoài hết sức đáng yêu!
VD3: Dê... xỉu!!!
Một hoán đổi gen dẫn đến mất trương lực cơ đã khiến loài dê nhỏ bé này "đông cứng" mỗi khi chúng sợ hãi, kết quả là chúng thường... ngã lăn về một bên . Dê "xỉu" thường được nuôi trong các trang trại nhỏ, nơi chúng không phải nhảy hàng rào rồi... lăn đùng ra đất vì sợ. Có một câu chuyện truyền miệng về loài dê này, đó là mỗi khi thú ăn thịt tấn công trang trại, loài dê "xỉu" sẽ... ngã lăn ra đất hy sinh bản thân mình cho các loài động vật khác có thời gian thoát thân
VD4: Thỏ Đức siêu khổng lồ
Thỏ Đức lớn là loài thú nuôi lớn nhất thế giới, với kích cỡ lớn nhất là ngang một... chú chó. Chúng được nuôi để lấy thịt, lấy lông và dĩ nhiên, cả để làm thú cưng nữa. Thỏ lớn này được lai tạo thành công năm 2006 bởi ông Carl Szmolinsky, với mục đích tăng cường nguồn lương thực cho Triều Tiên
VD5. Bò "nhí" xinh xinh
Chúng bé nhỏ, thịt ăn rất ngon lại chỉ cần một khoảng trống bằng một cái sân để nuôi nấng. Có rất nhiều giống bò mini, từ bò sữa cho đến bò Ai Len. Chúng cho sản lượng thịt nhiều hơn bò thường và lại rất đáng yêu nữa.

VD6. Gà Jersey khổng lồ
Vào thế kỷ thứ 19, hai nhà lai tạo giống là John và Thomas Black đã cho ra đời loài gà Jersey cực lớn bằng việc lai tạo chéo 3 loài gà với nhau. Nhờ quá trình này, một giống gà "siêu khủng" đã ra đời, với cân nặng trung bình là 6kg cho gà mái và 7kg cho gà trống . Nhược điểm duy nhất của loài gà Jersey này là tốc độ tăng trưởng khá chậm của chúng.
VD7. Glofish - Cá "thập cẩm màu"
Thời của những chú cá vàng đã lùi về quá khứ, giờ là lúc những chú Glofish thống trị ! Với màu đỏ rực như lửa hay màu xanh chói lọi, Glofish thực sự rất nổi bật và ấn tượng. Loài cá này được công nhận là loài cá cảnh biến đổi gen đầu tiên trên thế giới. Năm 1999, các nhà khoa học Singapore đã tiêm protein huỳnh quang chiết xuất từ san hô và sữa vào phôi của loài cá cảnh vằn, từ đó tạo ra dòng Glofish với màu sắc tỏa sáng như lân tinh . Đặc điểm nổi bật của chúng là sẽ phát sáng khi đến gần môi trường chứa độc, góp phần phát hiện những vùng bị ô nhiễm.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status