Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT - pdf 26

link tải miễn phí luận văn Những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT
MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
Chương 1: Cơ sở lí luận. 3
1.1. Quan niệm về giáo án điện tử. 3
1.2. Công tác chuẩn bị trước khi soạn . 3
1. 3. Các phương pháp soạn giáo án. 4
1. 3.1.Các bước thực hiện. 4
1. 3.2. Những lưu ý khi tạo slide. 5
1. 4. Các phương pháp giảng dạy. 7
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 7
2.1. Thực trạng chung. 7
2.2. Thực trạng của việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy, học Văn ở nhà trường THPT Bá Thước. 9
Chương 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện. 9
Chương 4: Kiểm nghiệm. 16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 18
1. Kết luận. 18
2. Đề xuất. 18
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo. 18
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo. 18
2.3. Đối với nhà trường. 19


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ phát triển ngày càng nhanh và đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Đặc biệt nó đã và đang ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục hiện nay đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị vào dạy học, đặc biệt là ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết và quan trọng của giáo viên, đặc biệt là giáo viên bậc THPT, trong đó có những giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Ứng dụng công nghệ thông tin, soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm: sử dụng những hình ảnh, âm thanh, nhạc và phim...trong bài dạy sẽ tạo được nhiều sự hứng thú và đạt nhiều hiệu quả giáo dục cho học sinh trong qu¸ trình học tập ở nhà trường phổ thông. “Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới về phương tiện dạy học và môi trường học tập. Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép tạo ra một môi trường học tập mới – môi trường dạy học điện tử” (E-Learning).
Để giảng dạy thành công một tiết Văn, người giáo viên phải có phương pháp dạy học thích hợp. Mặc dù vậy không phải lúc nào, giáo viên nào cũng cung cấp đầy đủ kiến thức của bài học cho học sinh trong thời lượng nhất định và lại gợi được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của các em.
Từ thực tế giảng dạy trong nhà trường, căn cứ vào tình hình của học sinh tui nhận thấy: việc đối mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn là một vấn đề thật sự cần thiết để bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Bá Thước càng có ý nghĩa hơn, bởi đối tượng của hoạt động dạy học là những học sinh với chất lượng đầu vào khá thấp, còn nhiều học sinh chưa thật hứng thú với việc học tập đặc biệt là môn Ngữ văn. Thêm vào đó, khả năng tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức của các em còn nhiều hạn chế.
Mục đích của việc học Văn trong những năm gần đây là để dạy cho học sinh cách cảm, cách nghĩ, rèn luyện tư duy diễn đạt cho học sinh...Với suy nghĩ như trên, sau một thời gian tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy tui đã áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin ở một vài lớp khi dạy một số tiết đọc Văn, tiếng Việt, Làm văn, lí luận văn học, văn học sử…và đã có những kết quả khả quan.
Trong quá trình soạn giáo án điện tử để phục vụ cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường, bản thân đã rút ra một số phương pháp để nâng cao hiệu quả trong việc soạn và giảng dạy giáo án điện tử như: những vấn đề cần chuẩn bị trước khi soạn giáo án, tiến trình soạn bài và cách thức giảng dạy, chuẩn bị tư liệu để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT Bá Thước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm, tui cũng đã tự nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về những biện pháp mà bản thân đã tìm hiểu và kiểm nghiệm trong việc sử dụng giáo án điện tử vào hoạt động dạy, học môn Ngữ văn để việc giảng dạy đạt hiệu quả, tạo nhiều hứng thú đối với môn học của học sinh và góp phần cải thiện tình trạng dạy học Ngữ văn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy, học môn Ngữ văn ở trường THPT Bá Thước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài được nghiên cứu ở trường THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
+ Người được nghiên cứu: giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn và học sinh trường THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến sáng kiến.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status