Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Mở đầu................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................4
6. Nguồn tư liệu tham khảo.................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................8
Chƣơng 1. Hệ thống tổ chức và tài liệu hình thành trong hoạt động của các
cơ quan thi hành án dân sự ............................................................................ 10
1.1. Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự................................................... 10
1.1.1. Tổng cục Thi hành án dân sự .................................................................. 12
1.1.2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương............ 16
1.1.3. Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.. 17
1.2. Đặc điểm, nội dung và thành phần tài liệu hình thành trong hoạt động của
các cơ quan thi hành án dân sự.......................................................................... 19
1.2.1. Đặc điểm ................................................................................................. 19
1.2.2. Nội dung, thành phần .............................................................................. 22
Chƣơng 2. Vận dụng lý luận, thực tiễn về xác định giá trị trong xây dựng
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự ............. 39
2.1. Tổng quan về Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu................................ 39
2.1.1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu .................................. 39
2.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu............ 42
2.1.3. Cơ sở và phương pháp chung xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ,
tài liệu................................................................................................................ 44
2.2. Sự cần thiết phải xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi
hành án dân sự................................................................................................... 47
2.3. Vận dụng lý luận, thực tiễn xác định giá trị để định thời hạn bảo quản cho
tài liệu ngành thi hành án dân sự....................................................................... 51
2.3.1. Cơ sở lý luận về xác định giá trị tài liệu ................................................. 51
2.3.1.1. Khái niệm về xác định giá trị tài liệu................................................... 51
2.3.1.2. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị
tài liệu................................................................................................................ 52
2.3.2. Cơ sở thực tiễn xác định giá trị tài liệu ngành thi hành án dân sự.......... 64
2.3.2.1. Quy định của pháp luật về xác định thời hạn bảo quản của tài liệu .... 64
2.3.2.2. Nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu trong thực tế của các cơ quan thi
hành án dân sự................................................................................................... 71
2.3.3. Xác định thời hạn bảo quản cho các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành trong
hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự.................................................. 74
Chƣơng 3. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án
dân sự................................................................................................................ 90
3.1. Phạm vi và đối tượng sử dụng.................................................................... 90
3.2. Kết cấu Bảng thời hạn bảo quản tài liệu .................................................... 90
3.3. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự.............. 92
3.4. Hướng dẫn sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành
án dân sự.......................................................................................................... 113
Kết luận .......................................................................................................... 116
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 118
Phụ lục ........................................................................................................... 123
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ là một sản phẩm của lịch sử, là nguồn tài nguyên thông
tin quá khứ vô cùng phong phú của dân tộc. Giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ
đã được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục…Trong mọi cơ quan, tổ chức, tài liệu lưu trữ đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như cung cấp thông tin có
giá trị pháp lý cao và chính xác. Đối với ngành thi hành án dân sự thì hồ sơ,
tài liệu sản sinh trong quá trình giải quyết công việc không chỉ phản ánh
đường lối, chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước trong công tác thi hành
án dân sự mà còn là nguồn thông tin chủ yếu để xử lý và thực hiện các nghiệp
vụ thi hành án. Tuy nhiên, tại các cơ quan thi hành án dân sự, công tác lưu trữ
vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế như kho bảo quản tài liệu chật hẹp, chưa
đảm bảo diện tích theo quy định; tài liệu chưa được thu thập và lập hồ sơ đầy
đủ; việc phân loại, sắp xếp và quản lý tài liệu lưu trữ chưa khoa học... Đặc
biệt, một trong những hạn chế nhất hiện nay của công tác lưu trữ là việc xác
định giá trị tài liệu chưa được thực hiện một cách triệt để. Cụ thể là, tại các cơ
quan thi hành án dân sự, các hồ sơ, tài liệu quản lý hành chính được đối chiếu
và định thời hạn bảo quản theo Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày
03/6/2011 của Bộ Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình
thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; còn đối với những
hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ thi hành án thì chỉ dừng lại ở việc xác định các mức
bảo quản tạm thời, bảo quản lâu dài và bảo quản vĩnh viễn chứ chưa định
được thời hạn bảo quản theo số năm cụ thể. Cá biệt một số cơ quan thi hành
án dân sự còn chưa thực hiện công tác xác định giá trị đối với tài liệu lưu trữ
của cơ quan mình.
Trong công tác lưu trữ, xác định giá trị tài liệu là một khâu nghiệp vụ
quan trọng, nó có liên quan và quyết định đến số phận của tài liệu. Kết quả
của công tác này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nội dung và thành
phần tài liệu của Phông lưu trữ của các cơ quan. Việc không xác định rõ thời
hạn bảo quản dẫn đến nhiều hồ sơ, tài liệu bảo quản không đúng theo giá trị
thực của chúng; tài liệu hết giá trị, đến hạn tiêu hủy nhưng vẫn còn được lưu
trữ, gây lãng phí trong việc bố trí kho tàng, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí
bảo quản.
Thực tế này đặt ra yêu cầu cho Tổng cục Thi hành án dân sự - cơ quan
quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, trực thuộc Bộ Tư pháp là phải xây
dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu áp dụng trong toàn ngành để
thống nhất thực hiện nghiệp vụ xác định giá trị tài liệu, đồng thời tiêu chuẩn
hóa thời hạn bảo quản cho các loại tài liệu chuyên ngành. Bảng thời hạn bảo
quản tài liệu cũng giúp cán bộ lưu trữ tránh được cách nhìn phiến diện, chủ
quan trong khi xác định giá trị, đồng thời tạo cơ sở để lựa chọn những tài liệu
có giá trị đưa vào bảo quản trong kho, loại bỏ những tài liệu không còn giá
trị. Nó không chỉ là phương tiện để tiến hành xác định giá trị tài liệu trong
kho lưu trữ cơ quan chủ quản mà còn có ý nghĩa chỉ đạo và hướng dẫn cho
các cơ quan trong toàn ngành về vấn đề này.
Việc xây dựng Bảng thời hạn bảo quản của ngành cũng là một vấn đề
được các cấp Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm và là một nội dung quan trọng
trong Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ trong hệ thống cơ quan thi
hành án dân sự” của Tổng cục Thi hành án dân sự đã được Bộ trưởng Tư
pháp phê duyệt theo Quyết định số 3542/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 và bắt
đầu triển khai thực hiện từ năm 2015.
Nhận thấy sự cấp thiết này, chúng tui quyết định chọn vấn đề “Nghiên
cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án
dân sự” làm đề tài luận văn Thạc sỹ ngành Lưu trữ học. Trên cơ sở phân tích
lý luận và qua việc khảo sát, tìm hiểu thực tế, chúng tui hy vọng sẽ xây dựng
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh để phục vụ việc nghiên cứu
áp dụng trong thực tế, giúp nâng cao chất lượng và khắc phục những hạn chế
trong công tác xác định giác trị nói riêng và công tác lưu trữ nói chung của
toàn ngành thi hành án dân sự.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thời hạn bảo
quản của các loại tài liệu hình thành trong hoạt động của ngành thi hành án
dân sự, bao gồm cả tài liệu hành chính và tài liệu chuyên môn nghiệp vụ.
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài này, chúng tui chỉ nghiên cứu và định
thời hạn bảo quản cho loại hình tài liệu giấy, đề tài không đề cập đến các loại
hình tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử, tài liệu khoa học kỹ thuật. Ngoài ra,
đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu xác định thời hạn bảo quản của khối
tài liệu chuyên ngành thi hành án dân sự, còn thời hạn bảo quản của các tài
liệu quản lý hành chính được đưa ra chủ yếu dựa trên những quy định đã có của
Nhà nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tui nhằm mục tiêu xây dựng Bảng thời
hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự làm tài liệu tham khảo,
ứng dụng trong thực tế công tác của ngành.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tui xác định những nhiệm
vụ cơ bản cần thực hiện như sau:
- Tìm hiểu và khái quát những lý luận chung về xác định giá trị tài liệu
và vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản;
- Khảo sát thực tế tại một số cơ quan thi hành án dân sự từ Tổng cục Thi
hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự
huyện; nghiên cứu nội dung, thành phần tài liệu hình thành chủ yếu trong
hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương qua
các báo cáo về tình hình công tác lưu trữ;
- Vận dụng lý luận và thực tiễn để nghiên cứu và xác định giá trị, định
thời hạn bảo quản cụ thể cho các nhóm tài liệu hình thành trong hoạt động
của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự;
- Hệ thống hóa và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
ngành thi hành án dân sự.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu không phải là vấn
đề mới, trong cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” xuất
bản năm 1958 tại Liên Xô, các tác giả đã đưa ra và phân tích khái niệm về
công tác đánh giá tài liệu văn kiện, bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện
và phương pháp công tác đánh giá tài liệu văn kiện. Đây là những nội dung
mang tính chất lý luận được khái quát lên qua thực tiễn công tác đánh giá, xác
định giá trị tài liệu ở Liên Xô trước đây, có thể nói, đó là cơ sở cho việc
nghiên cứu và phát triển các vấn đề lý luận về xây dựng bảng thời hạn bảo
quản sau này ở nhiều nước trên thế giới. Cuốn “Những văn bản pháp quy về
lưu trữ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 1980-1992” xuất bản
năm 1992 cũng có những quy định cụ thể về vấn đề xác định thời hạn bảo
quản của tài liệu như phần Quy định của Cục Lưu trữ nhà nước Trung Hoa về
thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ cơ quan, trong đó trình bày chi tiết các
nguyên tắc xác định thời hạn bảo quản tài liệu, đồng thời đưa ra các Bảng
thời hạn bảo quản cho nhiều loại tài liệu khác nhau (tài liệu hành chính, tài
liệu kế toán, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu chuyên ngành...).
Ở nước ta, việc nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản được đề
cập tương đối nhiều ở các mức độ và hình thức nghiên cứu khác nhau. Trước
hết phải kể đến các giáo trình giảng dạy như giáo trình “Lý luận và thực tiễn
công tác lưu trữ” năm 1990 của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn
Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm; trong đó các tác giả đã trình
bày rất cụ thể khái niệm “Bảng kê”, các loại bảng kê dùng trong xác định giá
trị và các bước cụ thể cần tiến hành khi xây dựng một bảng kê. Đây là một
trong những nội dung lý luận cơ bản để chúng tui nghiên cứu, vận dụng trong
việc xác định giá trị và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành
thi hành án dân sự. Cuốn sách “Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở
các cơ quan” của tác giả Dương Văn Khảm do Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia xuất bản năm 1998 cũng đưa ra các khái niệm về thời hạn bảo quản, bảng
thời hạn bảo quản và đề cập đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị tài
liệu, song chủ yếu tác giả tập trung vào mô tả quy trình xử lý và vận dụng các
nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị nhằm lựa chọn và loại hủy tài liệu ở
các cơ quan chứ không đi vào giải quyết về vấn đề định thời hạn bảo quản
cho các loại hồ sơ, tài liệu.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài
khoa học tập trung vào vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản như đề tài
“Xác định giá trị tài liệu và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tại
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Nguyễn Trọng Thư
chủ nhiệm (1996);“Nghiên cứu xác định thời hạn bảo quản hồ sơ nhân sự”
do Lã Thị Hồng chủ nhiệm (2005);“Nghiên cứu, xây dựng Bảng thời hạn bảo
quản mẫu tài liệu phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức” do Nguyễn Lệ Nhung chủ nhiệm (2008). Ngoài ra, các luận văn thạc
sỹ, khóa luận tốt nghiệp ngành Lưu trữ học cũng đề cập đến vấn đề xây dựng
bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu như đề tài luận văn “Cơ sở khoa học để
định thời hạn bảo quản văn bản quản lý nhà nước ở cấp huyện” năm 1998
của tác giả Nguyễn Nghĩa Văn, “Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo
quản mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh ủy và các ban tham
mưu, giúp việc tỉnh ủy” năm 2003 của tác giả Nguyễn Hồng Phượng,
“Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của các công trình
xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng)” năm 2013 của tác giả
Dương Thị Thanh Huyền, khóa luận tốt nghiệp đề tài “Tìm hiểu các Bảng
thời hạn bảo quản tài liệu ở các cơ quan Lưu trữ cấp Bộ và cơ quan Trung
ương” năm 2002 của tác giả Nguyễn Thị Dịu… Các đề tài này đã có những
đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, đưa ra
những phương pháp xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu áp dụng cho
các cơ quan cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ tập trung vào
khối tài liệu hành chính mà chưa đề cập nhiều đến các loại tài liệu chuyên
ngành và các loại tài liệu đặc thù khác.
Bên cạnh đó, nhiều bài viết trao đổi đăng trên Tạp chí của ngành lưu trữ
cũng đề cập đến vấn đề này như “Ý nghĩa quan trọng của Bảng thời hạn bảo
quản tài liệu chuyên ngành” của tác giả Hà Huề - Tạp chí Lưu trữ Việt Nam,
số 4 năm 1993; “Bảng thời hạn bảo quản và việc lựa chọn các nguồn sử
liệu” của tác giả Dương Văn Khảm - Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số
02 năm 2005; “Bàn về vấn đề xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ
biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” của tác giả Thanh
Mai – Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5 năm 2011;“Tìm hiểu các tiêu
chuẩn xác định giá trị tài liệu lưu trữ” của Nguyễn Cảnh Đương, Hoàng Văn
Thanh – Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11 năm 2013; “Bàn về phân
nhóm các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu lưu trữ” của Nguyễn Cảnh
Đương, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 năm 2014… Các bài viết
này đã đưa ra và phân tích những khái niệm, đồng thời, trao đổi và làm rõ
những vấn đề còn vướng mắc, qua đó đề xuất phương hướng cần nghiên cứu
về công tác xác định giá trị và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản trong thời
gian tới.
Như vậy, có thể nói vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu đã
được nghiên cứu ở nhiều hình thức và góc độ khác nhau, từ việc nghiên cứu
lý luận đến vận dụng vào thực tiễn để xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho
các cơ quan cụ thể. Tuy nhiên, xét về khía cạnh đối với nhóm tài liệu chuyên
ngành hình thành trong các cơ quan, tổ chức thì hiện nay chưa có nhiều công
trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện. Đặc biệt, đối với tài liệu ngành thi hành
án dân sự thì chưa có một nghiên cứu và quy định áp dụng thống nhất nào
hướng dẫn việc xác định thời hạn bảo quản cụ thể cho nhóm hồ sơ, tài liệu
chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho luận văn này
phải nghiên cứu, giải quyết.
6. Nguồn tƣ liệu tham khảo
Để thu thập và trang bị kiến thức lý luận cũng như thực tiễn phục vụ đề
tài nghiên cứu, chúng tui tham khảo các nguồn tư liệu chính sau đây:
Thứ nhất là các sách chuyên khảo, các giáo trình có đề cập đến công tác
lưu trữ nói chung và việc xác định giá trị, định thời hạn bảo quản nói riêng
như “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân
Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm; giáo trình
“Nghiệp vụ lưu trữ cơ bản” của PGS.TS Vũ Thị Phụng (chủ biên); tập bài
giảng chuyên đề “Xác định giá trị và bổ sung tài liệu lưu trữ” của PGS.
Nguyễn Văn Hàm…
Thứ hai là các luận văn thạc sỹ, công trình nghiên cứu khoa học, khóa
luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
nghiên cứu về đề tài này như luận văn thạc sỹ“Nghiên cứu xây dựng Bảng
thời hạn bảo quản mẫu tài liệu phông Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương” năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, khóa luận tốt
nghiệp “Tìm hiểu các Bảng thời hạn bảo quản tài liệu ở các cơ quan Lưu trữ
cấp Bộ và cơ quan Trung ương” năm 2002 của tác giả Nguyễn Thị Dịu…
Thứ ba là các văn bản có liên quan của Nhà nước và của Bộ Tư pháp
quy định về việc định thời hạn bảo quản tài liệu như Luật Lưu trữ số
01/2011/QH13, Thông tư số 09/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về
thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các
cơ quan, tổ chức; Quyết định số 1904/QĐ-BTP ngày 22/7/2013 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ
của Bộ Tư pháp; các văn bản quy định về hồ sơ thi hành án dân sự như Thông
tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự…
Thứ tư là các bài báo, bài viết về vấn đề xác định thời hạn bảo quản tài
liệu đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam và các website như
www.vanthuluutru.com, www.luutruvn.gov.vn...
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện đề tài, chúng tui sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, cụ thể là quan điểm nhận
thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để có cái
nhìn toàn diện, xem xét đánh giá sự phù hợp của việc định thời hạn bảo quản
với ý nghĩa và nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu trong thực tế.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống được vận dụng khi
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của hệ thống
các cơ quan thi hành án dân sự, qua đó xác định các nhóm tài liệu hình thành
chủ yếu trong hoạt động của ngành thi hành án dân sự.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được vận dụng khi chúng tôi
tiến hành điều tra, khảo sát thực tế khối lượng, nội dung, thành phần của tài
liệu lưu trữ tại một số Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và một số Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh để đảm bảo Bảng thời hạn bảo quản sẽ bao quát được một
cách toàn diện nhất các hồ sơ, tài liệu của ngành.
- Phương pháp phân tích tổng hợp được vận dụng khi chúng tui tiến
hành phân tích, tổng hợp theo từng nội dung để giải quyết các vấn đề dựa trên
các thông tin thu thập được từ thực tế và từ tài liệu tham khảo.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương và kết luận.
Phần mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi, mục
tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, nguồn tư
liệu tham khảo, bố cục của luận văn.
Chương 1. Hệ thống tổ chức và tài liệu hình thành trong hoạt động của
các cơ quan thi hành án dân sự
Trong chương 1, chúng tui sẽ trình bày khái quát về hệ thống tổ chức
các cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương, gồm chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thi hành án dân sự. Qua
đó, xác định và phân tích khối lượng, nội dung, thành phần các hồ sơ, tài liệu
hình thành phổ biến trong quá trình hoạt động của các cơ quan này cũng như
đặc điểm, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ ngành thi hành án dân sự phục vụ các
nhu cầu nghiên cứu và giải quyết công việc.
Chương 2. Vận dụng lý luận, thực tiễn về xác định giá trị trong xây
dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự
Trong chương 2, chúng tui sẽ đề cập đến những kiến thức tổng quan
chung về Bảng thời hạn bảo quản tài liệu, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải xây
dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự và việc
vận dụng lý luận, thực tiễn để xác định giá trị cho các nhóm hồ sơ, tài liệu cụ
thể; đồng thời nghiên cứu xác định thời hạn bảo quản cho từng nhóm hồ sơ,
tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự.
Chương 3. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án
dân sự
Trong chương 3, chúng tui sẽ xây dựng hoàn chỉnh Bảng thời hạn bảo
quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự; trong đó trình bày một cách chi
tiết về phạm vi, đối tượng, kết cấu và cách sử dụng của Bảng thời hạn bảo
quản làm cơ sở áp dụng để xác định giá trị đối với hồ sơ, tài liệu ngành thi
hành án dân sự.
Phần kết luận tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận văn, đồng thời đưa ra
hướng áp dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu trong thực tế ngành thi
hành án dân sự để giải quyết các vấn đề còn tồn tại hiện nay.

n9f1M2T7CB72r9o

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status